VĂN XUÔI Truyện ngắn TÚ HỢI: MUA DANH DỄ HAY KHÓ?

TÚ HỢI: MUA DANH DỄ HAY KHÓ?

 

mua-danh-de-hay-kho

CÙNG MỘT CHỦ ĐỀ:

THÁNH THẦN THIÊNG THẬT

BÀI HỌC VỀ HƯU

NGHỆ THUẬT THOÁT HIỂM

VỤ ĐIỀU TRA CHẤN ĐỘNG CỦA Sherlock Holmes

Tội gì phải nai lưng làm "đày tớ

Dân tình tệ bạc quá đi mất

Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!

ĐỘNG CƠ LÀ ĐỘNG CƠ GÌ?

LỜI DẠY CỦA CỤ BÁ KIẾN

Diễn văn trứ danh của ngài Nghị Hách

Ông trời của làng Vũ Đại

"NGHỆ THUẬT" NÓI

"Nghệ thuật" chuẩn bị" vào đời

Chí Phèo tân truyện

Luật... mọc sừng

Phường chèo làng ta

Sự kinh ngạc của Thị Mịch khi lên Kẻ Chợ

Cụ Bá Kiến và Năm Sài Gòn "bàn giao công nghệ"

Chúa Chổm và ông già Noel

Thúc Sinh - Đệ nhất cao thủ võ lâm.... sợ vợ

Dân đen sướng lắm chứ

"BÍ KÍP" QUAN TRỌNG NHẤT

Bí kíp thành công trong mọi cuộc thi "chạy"

Cuội đời mới

Nỗi lòng cụ Ngáo

"KHÔNG SAO" -  NGHĨA LÝ RA LÀM SAO?

LAI RAI NGẪM NGHĨ CHUYỆN ĐỜI

Tội trạng của con kiến

Sự linh nghiệm của một quẻ bói

KHÓ LẮM, KHÓ LẮM CƠ

KINH NGHIỆM NÓI DÓC

Sự đời, đơn giản vậy thôi

THẾ MIỆNG NHÀ MÀY CÓ GÌ?

Vì sao Don Juan ngủm củ tỏi?

SỰ TÍCH RA ĐỜI CỦA CÂU: "MIỆNG QUAN TRÔN TRẺ"

Có tiền xúng xính sướng như tiên?

Vì sao cụ cố cỡi hạc quy tiên?

Nỗi lòng của thầy giáo Thứ

SỰ CỐ NÀY MỚI LÀ SỰ VINH HOA

XIN LỖI, ÔNG LÀ AI?

Cuộc bình chọn bất ngờ vào phút chót

TUYỆT ĐỈNH KUNGFU

Nguồn gốc ra đời câu: "Cháy nhà lòi ra mặt chuột"

VÌ SAO CHỊ DẬU IM LẶNG?

KÊT CỤC BẤT NGỜ CỦA MỘT CUỘC THI THƠ

Danh hiệu mới nhất của Kép Tư Bền là gì?

PHEN NÀY ÔNG QUYẾT ĐI THAY LƯỠI

KHỔ THÂN TIẾNG VIỆT TE TUA MỖI NGÀY

Tốt quá. Phải đi trước thời đại

Đúng không nào hỡi dân làng ta

ĐỀ THI KHÓ QUÁ! TRÍ TUỆ QUÁ!

XUÂN TÓC ĐỎ SẼ NHẬN GIẢI NOBEL?

Bí mật của Xuân Tóc Đỏ lần đầu tiên công bố

XUÂN TÓC ĐỎ HIẾN KẾ "NHẤT CỬ LƯỠNG TIỆN"

Thêm một tiết lộ động trời về XUÂN TÓC ĐỎ

Bí kíp làm báo của Xuân Tóc Đỏ

"Độc chiêu" của Xuân Tóc Đỏ

LAI RAI TÁN GẪU CHUYỆN ĐỜI

Mua danh dễ hay khó?

TÚ HỢI

Lại nói về lúc Bùi Kiệm, Trịnh Hâm vào quán nhậu lai rai. Cả hai cao hứng thách Lục Vân Tiên và Vương Tử Trực cùng trổ tài phun châu nhả ngọc - nói bình dân là thi làm thơ. Chỉ trong nháy mắt, cả Tiên lẫn Trực đã làm xong mấy bài cổ thi, trong khi đó, Kiệm và Hâm vẫn còn ngẫn tò te, ngậm bút, dù cố nặn óc cũng không bói đâu ra lấy một chữ. Bỗng ông quán cất lên tiếng cười khặc khặc.

Tiên rằng: “Ông quán cười ai?”

Quán rằng:” Cười kẻ bất tài đồ thơ”.

Kẻ bất tài, văn dốt vũ dát ấy, ham chơi lại mê gái, bỏ bê đèn sách nên sau khi lều chõng đã trượt vỏ chuối, rớt ạch đụi là cái lẽ tất nhiên. Tuy nhiên Kiệm, Hâm cho rằng chỉ vì mình sinh bất phùng thời, chứ phải như cái thời trước thì bảng vàng chói lọi là cái chắc. Cái thời trước nó ra làm sao? Khoan bàn đến.

Chỉ biết rằng, khi quay về nhà, Bùi ông đã mắng Bùi Kiệm té tát. Mằng thì mắng vậy thôi, chứ lòng cha mẹ nào lại không lo lắng về đường danh vọng cho con? “Hy sinh đời bố củng cố đời con” là củng cố, chạy chọt danh phận về sau cho nó đấy chứ. Vì lẽ đó, Bùi ông đích thân mang kè kè túi bạc đi gặp các thầy chấm thi đặng lo lót. Khổ thay, các vị thầy ấy đạo cao đức trọng sáng ngời, họ cương quyết không thèm nhận một xu lại còn mắng xơi xơi:

- Đừng tưởng có tiền mua tiên cũng được à? Học hành chưa vỡ vạc chữ y, chữ tờ thì dẫu có nâng điểm cho đậu nhưng vào lớp nghe lời giảng của thấy cô thì khác gì như vịt nghe sấm? Chẳng lẽ, những lúc ấy cứ ngồi đực mặt như ngỗng ị?

Bùi ông rụt rè:

- Bẩm quý thầy, “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông”. Cái danh nó quan trọng thế đấy. Dẫu thằng Kiệm nhà tôi trong óc chỉ chứa toàn bã đậu nhưng xin quý thầy chiếu cố cho một phen, biết đâu “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, nó có cơ hội lập được cái danh thì vẽ vang cho dòng tộc nhà này lắm lắm. Cúi đầu xin quý thầy chiếu cố ạ!

Nói xong, Bùi ông liền mở túi bạc ra đổ ào sàn nhà. Tiếng đồng, tiếng kẽm va chạm vào nhau kêu rổn rảng nhưng tanh tưởi như xác chết. Một vị thầy nheo mắt cười ruồi:

- Bao nhiêu tiền đấy?

Tưởng cá đã cắn câu, Bùi ông vội vội vàng vàng:

- Một tỷ!

Bỗng có tiếng cười vang:

- Làm nhục chúng tôi như thế là đủ rồi. Xin mời ông hốt lại đống tiền này và bước đi ngay.

Trên đường về nhà, Bùi ông thẹn thùng cay đắng mà tiếc cho cái thời trước. Cái thời ấy thế mà lại cởi mở, thông thoáng cho việc đào tạo nhơn tài. Nếu không có tài thì chỉ cần rủng rẻng tiền. Bởi thế mới có câu: “Con đi thi, cha mẹ thu xếp điểm”. Thu xếp có nhiều cách. Cách phổ biến nhất vẫn là vận dụng triệt để triết lý sống: “Những cái gì không mua được bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền”. Đơn giản vậy thôi. Mà hỡi ôi, cái thời ấy đã qua rồi. Vậy phải làm sao, chẳng lẽ Bùi Kiệm nhà này vác mặt ra xã hội chỉ là thằng trên răng dưới cà tút, không có học hàm, học vị danh giá như thiên hạ thi làm sao ăn trên ngồi trốc?

Nhục lắm!

Bùi ông quyết chí phải rửa nhục ngay tắp lự. Thay vì trở về nhà, Bùi ông lái xe đi thẳng lên dinh thự của quan huyện. Vốn là chỗ cùng dòng tộc, máu mủ chí cốt nên Bùi ông không thèm úp úp mở mở, liền đi thẳng vào trọng tâm. Nghe xong, vị quan xưa nay nổi tiếng thanh liêm, trị dân theo đúng phép tắc kỹ cương bèn bấm điện thoại oang oang:

- Thế nào? Như mọi năm, hội đồng thi năm nay phải ưu tiên hàng chục suất! Suất gì à? Suất “hồng phúc” đấy. Nhớ chửa? Các suất ấy là ưu tiên số một, ưu tiên hàng đầu vì nằm trong chiến lược đào tạo nhơn tài. Thế thì, trong suất của tôi đây, bổ sung cho thí sinh Bùi Kiệm vào danh sách nhá.

Bấy lâu nay việc tổ chức thi cử ở huyện Đông thành được tiếng chu đáo, đúng quy trình, thi cử nghiêm minh, chọn đúng người tài ra giúp nước. Thì ra, con cháu nhà quan ai nấy cũng đều có phần cả. Vậy, sòng phẳng, rạch ròi quyền lợi. Đâu ra đó, chẳng điều tiếng, chẳng ai phân bì gì cả.

Tóm lại, nhờ thế, Bùi Kiệm nhảy một phát trở thành người có danh. Danh giá lắm vì có tên trong bảng đậu Trạng nguyên, rồi ra làm quan cùng triều với Lục Vân Tiên dù hắn ta chỉ biết viết thông thạo mỗi cái tên.

T.H

(nguồn: Báo Tuổi Trẻ Cười số ra ngày 1.6.2019)

Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com