Thơ ĐỖ TRỌNG KHƠI

 

Thật lạ, dù chưa gặp nhau nhưng chỉ qua thơ, đọc thơ lẫn nhau, vậy mà các nhà thơ đã xem nhau như tình thân. Lúc có tập thơ mới là tìm cách để tặng; lúc gặp gỡ, đã có thể khề khà đối ẩm.

Tôi và bạn thơ Đỗ Trọng Khơi là trường hợp như thế.

Có lần, tôi phát biểu với báo Thể thao & Văn hóa: “Trong xã hội có những người bị khiếm khuyết nhưng họ biết tự vươn lên để cống hiến trí tuệ, tài năng ngang bằng với người bình thường. Ngoài Bích Lan trong giới viết văn có anh Đỗ Trọng Khơi người Thái Bình, anh Nguyễn Ngọc Hưng ở Quảng Ngãi… Đó là những người không thể sinh hoạt như chúng ta nhưng tác phẩm của họ đã đánh động tâm hồn nhiều người đọc. Có cô gái ở Cà Mau quá yêu Đỗ Trọng Khơi đã đến Thái Bình và chọn anh làm chồng, sẵn sàng nâng khăn sửa túi cho anh - một người khuyết tật” (http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-toan-canh/dich-gia-nguyen-bich-lan-mot-hien-tuong-van-hoc-nhu-nguyen-ngoc-tu-n20130109080509799.htm).

IMG_CHAN-DUNG-DTKRR

Nhà thơ ĐỖ TRỌNG KHƠI

Hôm trước, gặp nhau trong đám cưới, bạn thơ Trương Nam Hương đã chuyển tôi tập thơ của Đỗ Trọng Khơi. Nay, những bài thơ của anh vừa gửi đến. Lòng vui mừng trong hân hoan tình bạn, tôi trân trọng giới thiệu bạn thơ của trang web www.leminhquoc.vn tác phẩm thơ của một người mà nhà thơ Trần Đăng Khoa đã nhận xét: “Đỗ Trọng Khơi là một nhà thơ đặc biệt, thất học, mồ côi và bị tật nguyền từ bé nhưng bằng nghị lực, anh vượt lên số phận để sống, để cống hiến và đóng góp cho nền văn học nước nhà. Những vần thơ của anh luôn chứa đầy tính nhân sinh quan, là sự chiêm nghiệm về những gì thân thuộc, gần gũi quanh ta. Là nét chấm phá rất riêng về phong cách nghệ thuật…”.

L.M.Q

(V.2013)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÂM BÍCH THỦY: Nhà thơ YẾN LAN - Tuổi thọ được dự báo từ trong giấc mơ

 

Bỡi lẽ, được sống trong không gian nhà chùa từ ấu thơ, nên trong ba tôi - nhà thơ Yến Lan, có chút tâm linh. Song, cũng thật khó giải thích về những liên quan trong cuộc đời 82 năm của ông. Câu chuyện sau chỉ là một ví dụ: Ông được một thiếu nữ đến trong giấc mơ báo cho biết tuổi thọ của ông.

Năm ông 75 tuổi, mỗi lần ốm nặng thấy vợ con vất vã vì mình, ông giơ bàn tay gầy gò ra, bấm đốt đếm và buồn bã nói: “Tôi còn làm khổ bà và các con những  7 mùa trăng nữa, khi tôi đủ 82 tuổi vào mùa trăng đấy!”

Để giải thích thắc mắc của vợ con, lúc khỏe ông kể:

nha_tho_yen1_lanmages

Nhà thơ YẾN LAN thời trẻ

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Ths Nguyễn Thị Quỳnh Nga: Nét riêng trong thơ tình TRƯƠNG NAM HƯƠNG

 

Nhận định về nét đặc trưng riêng trong thơ Trương Nam Hương, người viết cho rằng đó là nỗi bơ vơ:“Nỗi bơ vơ mang đến niềm nuối tiếc trong hoài niệm, nỗi bơ vơ mang đến sự khao khát được tìm gặp và nương tựa nơi tình yêu và cũng chính bơ vơ đã thổi hồn thơ Trương Nam Hương đến với nỗi ám ảnh với những người thân đã mất. Trương Nam Hương mang nỗi bơ vơ đi giữa đất trời, cõi đời và hát lên nó ở nhiều giai điệu để tìm sự đồng cảm”. Trong khuôn khổ bài viết này, người viết sẽ đi tìm hiểu không gian đầy mẫn cảm trong thơ Trương Nam Hương để làm nổi bật nét bơ vơ đó.

 

TRUIONGNAM-HUONG

Nhà thơ TRƯƠNG NAM HƯƠNG

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Vugia K7:ỐNG ĐỒNG RỖNG

 

“…há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng là đàn bà hay sao? Ôi! Có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy". 

 ( Sử gia Lê Văn Hưu )


MỘT


Gã vừa hổn hển chạy vừa chửi thề. Phía trước có hơn mười tên oằn lưng vác trên vai các hòm chứa đầy của cải. Vừa run rẫy cạo râu, cắt tóc bằng con dao nạm vàng, gã vừa hốt hoảng lấm lét nhìn về phía sau, rồi lại chăm chú nhìn xuống đường xem có vật gì rơi ra từ các hòm kia không. Nhảy vội vào bụi rậm ven đường, lát sau gã bước ra xúng xính trong bộ y phục đàn bà. Chắc hẳn bọn chúng vừa ăn cướp ở đâu đó và đang bị truy đuổi.

- Mẹ nó, đã chở về biết bao nhiêu chuyến rồi không đủ sao mà giờ này còn tham!

Các tên đi trước hằn học lẩm bẩm.

HIABA-TRUNG

Tranh vẽ Hai Bà Trưng "phất cờ nương tử" của họa sĩ Vi Vi trên bìa báo Thiếu Nhi số 121 phát hành tại Sài Gòn ngày 15.2.1974. Tư liệu L.M.Q

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Để trả thù bà TRƯNG TRẮC - người Tàu đúc tượng Mã Viện đạp lên lưng người Giao Chỉ

 

Tôi có thói quen, mỗi tối, trước khi ngủ thường với tay lên kệ sách, vớ được cuốn sách gì là cầm vào giường ngủ. Đọc để ngủ. Mới đây, đọc lại tạp chí Phổ thông (số 30 phát hành ngày 30.6.1960), tôi thấy có bài thật hay và giá trị: "Để trả thù bà TRƯNG TRẮC - người Tàu đúc tượng Mã Viện đạp lên lưng người Giao Chỉ" của tác giả Trần Hữu Tư. Nhà báo, nhà thơ Nguyễn Vỹ - người sáng lập tạp chí Phổ thông, có viết lời giới thiệu như sau:


trung-trac-pho-thong

 

"Chuyện này ít người biết. Đến cả lịch sử của trụ đồng và câu “Đồng trụ chiết, Giao chỉ diệt”, cũng ít có sách nói xác đáng.

Nay nhân trong kỳ kỷ niệm Hai Bà Trưng, chúng tôi xin trích đăng ra đây mấy trang trong quyển sách “Hải Long Du ký”, xuất bản ở Sàigòn, đã lâu nên ít người biết, của ông Trần Hữu Tư.

Năm 1900, ông Trần Hữu Tư tòng sự tại Phòng Thông ngôn của ông Belland, cò nhứt tại Sàigòn, rồi được bổ nhiệm làm Thông ngôn hữu thệ (Interprête assermenté) cho ông Turion, Quan ba Hàng hải đường trường (Capitaine aux longs cours) chỉ huy chiếc tàu Espadon. Chiếc tàu này được phái đi tuần tra bờ biển Vịnh Hạ Long, Bắc Việt. Ông Trần Hữu Tư đi theo làm thông ngôn, và do đó ông được đi với ông Turion lên Mong Cáy và sang làng Đông Hưng bên Tàu, ở biên giới Việt - Hoa.

Nhờ cuộc du lịch này, ông được đi xem đền thờ Mã Viện và viết quyển “Hải Long du ký” mà chúng tôi trích một đoạn quan trọng sau đây về việc Mã Viện đúc tượng chà đạp lên lưng người Việt Nam".

Đọc kỹ bài của ông Trần Hữu Tư, ta thấy giọng văn chân thật, khúc chiết. Tôi cho nhập liệu nguyên văn kể cả cách viết chính tả thuở ấy và post lên trang www.leminhquoc.vn - nhằm giúp cho những ai quan tâm đến sử nước nhà có thêm một tư liệu cần thiết.

L.M.Q

V.2013

Chia sẻ liên kết này...

 
 

ĐOÀN DUY XUYÊN: Nhớ một người

 

Doan-Duy-Xuyen

Đoàn Duy Xuyên

 

Vắng trăng chỉ có sao

Anh nhìn lên trời cao

Trong không gian vô tận

Biết em ở chốn nào?

 

Có kẻ khờ thành khấn

Cầu một vì sao rơi

Thốt nhanh lời ước nguyện

Mong em xuống cõi đời

 

Đừng hững hờ trên ấy

Tội nghiệp trái tim côi

Thương sao nỡ đọa đày

Yêu cho đời tả tơi

 

Vẳng xa tiếng chuông chùa

Ta lần mò lối xưa

Giao thừa ai lạc bước

Cõng khối tình đong đưa

 

Trầm hương loang cửa thiền

Gã cuồng si hối lỗi

Lục tìm trong tăm tối

Chút nắng tình vô duyên

 

Thiên thai nàng phiêu lãng

Trần gian kẻ ngóng chờ

Đốt vần thơ nhung nhớ

Thả theo làn khói thơ...


Đ.D.X

 

Cùng một tác giả:

Thơ ĐOÀN DUY XUYÊN

Chia sẻ liên kết này...

 
 

HOÀI NAM: Vẽ nghịch một người bạn

 

Y: Đầu trọc mắt tròn kính cận vuông. Có thời y để tóc dài chấm vai, nhưng mắt vẫn tròn và vẫn kính cận vuông. Khổ người không có căn cứ gì để bảo là cao lớn lẫm liệt, nhưng cũng chẳng đến nỗi bị xếp vào hàng nhỏ thó quắt queo, nói chung là một thứ khổ người dễ lẫn vào đám văn nghệ sỹ đang nhộn nhạo sống, ăn nhậu, tán dóc, khóc cười và “hành” nghệ thuật giữa cái đất Sài thành bộn bề nhộn nhạo bây giờ. Y, mượn chữ của cụ Tầm Dương Nguyễn Văn Tâm khi viết về cụ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, là cả “một khối mâu thuẫn lớn”. Mà ngẫm cho kỹ, không mâu thuẫn cũng không được. Con người không khi nào trùng khít với chính mình. Có mâu thuẫn thì người ta mới biết rằng mình tồn tại, chẳng phải thế sao?

 

NDLNGUYEN-XUAN-THUYR

Đọc sách y, ta nghe thấy một tiếng thở dài đồng vọng với những nỗi niềm của chính mình…

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÂM BÍCH THỦY: Thơ và vài nhận định về thơ YẾN LAN


1. Đời ba tôi như quả đu đủ

Hôm ấy, tôi đang đọc cuốn Hội chợ phù hoa thì nghe ba tôi - nhà thơ Yến Lan - gọi. tôi quay lại, thấy ông quắc quắc mấy ngón tay ra hiệu tôi đến bên: “Thủy, lại đây ba bảo cái này”. Vẻ bí mật đó khiến tôi hơi lo; bởi, chưa bao giờ ông tỏ ra như vậy. Rồi, ông tâm tình: “Việc này ba chỉ nói mình con biết. Đây là toàn bộ sáng tác của ba, chưa đăng ở đâu, ba để ở góc này, con nhớ nhé”.

 

13395639151

Vợ chồng nhà thơ Yến Lan cùng con gái út Lâm Bạch Đàn do nhiếp ảnh gia Phan Sang chụp năm 1972 tại 37 Hàng Quạt (Hà Nội). Ảnh do chị Lâm Bích Thủy - con gái nhà thơ Yến Lan cung cấp

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Tìm mua sách của LÊ HƯNG VKD ở đâu?

 

LE-HUNG-1

Nhà giáo, nhà nghiên cứu Lê Hưng VKD vừa được Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông của Bộ Y tế năm 2013. Ông là tác giả của nhiều tập sách mà bạn đọc có thể tìm mua tại nơi phân phối sách là NXB Tổng hợp TP.HCM (62 Nguyễn Thị Minh Khai,  Phường ĐaKao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh ĐT: 38296764 - 3877326 - 38247225 - 38225340 - 38256804); hoặc liên hệ trực tiếp với tác giả theo số ĐT: 01238041742.

LEHUNG-3

Nhân đây, tôi post lại bài viết giới thiệu tập sách mới Nhiếp sinh- Linh khu thời mệnh của ông.

LEHUNG-2

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÂM BÍCH THỦY: Nhà văn NGUYỄN THÀNH LONG trong ký ức tôi


Trước đây, tôi từng nghe một vài nhà báo trẻ nói: “Ba chị, nhà thơ Yến Lan là người thật hạnh phúc, vì có chị”. Tôi nghĩ, đó là lời an ủi làm quà. Nào ngờ, mới đây, cô bạn từng là học sinh của Trường Miền Nam, từ Hà Nội gọi điện vào,  trò chuyện gần cả tiếng đồng hồ và nói: “Ba cậu thật hạnh phúc vì có được mẹ cậu và  cậu!”.

Bạn lý giải rằng: “Trí thức ở thế hệ ba cậu có rất nhiều người bị hàm oan. Vì bối cảnh lịch sử nước chia đôi, chiến tranh chia cắt, tàn phá, họ càng gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc sống và sáng tác v.v…nhưng cho đến giờ, ba cậu vẫn là người vô cùng hạnh phúc, vì có hai mẹ con cậu. Rằng, khi cụ qua đời; bằng sự nổ lực và tâm huyết của mẹ con cậu, đã ngày một ngày hai, dần dần làm cho mọi người có cơ hội hiểu rõ hơn về con người thật của ông. Trong khi đó, còn rất nhiều người chưa ai làm được cho họ điều gì …”.

Nguyn_Thnh_LongR

Nhà văn Nguyễn Thành Long

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 80 trong tổng số 92

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com