PHAN KHÔI: TRÊN LỊCH SỬ NƯỚC TA KHÔNG CÓ CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN


Lâu nay thấy trên các báo chí có nhiều tác giả hay dùng đến hai chữ “phong kiến”. Đại khái như trong câu nầy: “Người mình chịu áp bách dưới chế độ phong kiến mấy ngàn năm”, hay như trong câu nầy: “Ngày nay chúng ta bắt đầu thoát ly khỏi chế độ phong kiến”.


Phan-khoi-R-1jpg

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Lê Hưng VKD: Tiếp cận Kinh Dịch:


Dụng ngữ ĐẠO trong triết luận nhị nguyên phương Đông


KINH DỊCH là bộ sách triết học của "Đông phuơng học", được coi là "kỳ thư" của thế giới. Người châu Á trong thực tế cuộc sống (xưa & nay) đã vận dụng kỳ thư (bộ sách hấp dẫn lạ lùng) này cho nhiều lãnh vực, như: xây dựng nhà cửa (phong thủy), canh tác (nông lịch tiết khí), nhận diện con nguời (linh khu mệnh lý), phòng và chữa bệnh (thời lệnh bệnh học), dự báo thời tiết (địa lý thiên văn) .... đồng thời cũng bộ sách này là "đầu mối thói mê tín dị đoan" của một số người hành nghề "bói toán", chỉ vì hiểu sai nội dung KINH DỊCH (hoặc không đủ tri thức thấu cảm dụng ngữ trong KINH DỊCH).

kinnhdich-2RR

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Lê Hưng VKD: TẶNG CHÁU VÀO HÈ

 

NgayHoiTreThoRR

(Ảnh: Internet)

 

HÈ VUI

Hè đến là cháu vui

Ông tặng chùm phượng vĩ

Thời gian thật tuyệt vời

Nhạc ve chưa hết ý:

Hè ơi,mùa hè ơi !

 

HÈ KHỎE

Hè đến là lạc quan

Và cháu thêm tuổi khỏe

Thể thao bên tiếng đàn

Ông - cháu ta: tuơi trẻ

Hè ơi, chào hân hoan

 

HÈ TRẺ

Hè đến là tuổi son

Tay trong tay đoàn - đội

Tim óc càng lớn khôn

Việc làm hơn lời nói

Hè soi sáng tâm hồn


HÈ ĐẸP

Hè đến là ước mong,

Cháu con làm ích thiện

Thơ ngây như chùm hồng

Cháu vươn lên cầu tiến

Hè xanh, mát non sông

 

(Mùa hè 2014)


LH VKD
(Ông già 76 tuổi rất thèm còn tuổi thơ)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÂM BÍCH THỦY: Giai thoại về YẾN LAN


Dạ! Là cháu đây

Hồi nhỏ, nhà thơ Yến Lan được nhiều người biết đến là nhờ có truyện ngắn và thơ đăng thường xuyên trên tạp chí Tiểu Thuyết Thứ Năm, Tiểu thuyết thứ Bảy . Trên những tạp chí đó, ông lấy bút danh Xuân Khai.

 

yenlanthoitreR

Nhà thơ YẾN LAN thời trẻ (ảnh tư liệu Lâm Bích Thủy)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ HƯNG VKD: Dịch bài thơ Ngộ cố nhân của Hải Thượng Lãn Ông LÊ HỮU TRÁC

Sắp đến ngày trùng ngũ (ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm), các thầy thuốc cổ truyền Việt Nam thuờng chọn làm ngày "hái thuốc giết sâu bọ", tức thời điểm thâu hoạch thuốc đầu mùa hạ (chứ không phải như nguời Tàu ăn tết đoan ngọ, họ kỷ niệm ông Khuất Nguyên bị thiêu chết, vì chống đối vua quan  bất công, tàn bạo....), vì dòng họ Lê Lã  / Hưng Yên của tôi cũng làm thuốc, nên không thể không nghĩ & nhớ tới cụ tổ đông y Hải Thượng Lãn Ông LÊ HỮU TRÁC (1724-1791) cũng người Hưng Yên, huyện Yên Mỹ bây giờ.

 

haithuong-lanong-R

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Lâm Bích Thủy: YẾN LAN - Trên chuyến tàu về lại quê năm ấy


Không hiểu vì sao mà câu chuyện này lại ám ảnh tôi mãi không dứt. Nhất là vào lúc này, khi bè lũ lãnh đạo của Trung Quốc, ngang nhiên đặt gian khoan Hải dương 981 trên thềm lục địa của ta, gợi tôi nhớ lại câu chuyện mà cha tôi - nhà thơ Yến Lan đã kể đi kể lại nhiều lần cho chúng tôi nghe. Hồi ấy, mỗi lần kể xong, ông lại ngâm nga: “Con ơi chớ vội làm giàu/ Thằng Tây nó cút thì thằng Tàu nó sang”. Quả là như vậy! Giờ, tôi mới hiểu, ý cha muốn thông qua chuyện đời mình để dạy con tinh thần dân tộc, tình yêu nước, ý chí tự chủ, sự kiên nhẫn và lòng tự trọng. Bất kỳ ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng cần bình tĩnh mà suy xét kỷ trước khi hành động. Nhất là với những tình huống xấu nhất, khi đối mặt với kẻ thù “Biết mình, biết ta trăm trận trăm thắng”.

 

nguyen-khaiRR

Từ trái: Nhà văn Nguyễn Khải, nhà thơ Yến Lan & nhà thơ Hoàng Minh Châu

Chia sẻ liên kết này...

 
 

QUÁCH GIAO: Tình bạn của thi sĩ QUÁCH TẤN

 

Nhà nghiên cứu Quách Giao là con trai thi sĩ Quách Tấn. Ông đã có nhiều tập sách, trong đó có những tập viết chung với Quách Tấn. Sau khi thân phụ mất, ông đã làm một nghĩa cử cảm động là tìm kiếm, sắp xếp thứ tự thời gian và công bố thư từ trao đổi giữa Quách Tấn và Nguyễn Hiến Lê: Những bức thư đầm ấm (NXB TH TP.HCM -2010). Qua trên 200 lá thư trao đổi của hai nhà văn hóa nước Việt từ năm 1966 đến năm 1984, dù thư riêng nhưng công chúng tìm thấy ở đó quan niệm sáng tác, cảm nhận văn học, thậm chí cả thời cuộc lúc ấy...

 

quach-tanRR

Chia sẻ liên kết này...

 
 

ĐOÀN DUY XUYÊN: Xa tình

 

Thôi đành ôm ấp giấc mơ hoa

Dẫu biết tình kia đã nhạt nhòa

Cánh buồm  ân ái chừ viễn xứ

Tình cũng theo thuyền trôi mãi xa...

Đ.D.X


Cùng một tác giả:

Doan-Duy-XuyenRRR

Tác giả ĐOÀN DUY XUYÊN


Thơ Đoàn Duy Xuyên

Cánh hồng vương vấn (thơ)

Nhớ một người (thơ)

Cõi sầu riêng em (thơ)

Tên người và số phận (tạp bút)

Công tử Ả Rập (phóng sự)

Nhật Bản vui hay buồn? (bút ký)

Tình yêu không có tội (phóng sự)

Các vị thần vẫy gọi (bút ký)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Vài tài liệu về nhân vật NGUYỄN DUY - em ruột NGUYỄN TRI PHƯƠNG

 

 

Năm xưa khi viết 4 tập Hỏi đáp Non nước xứ Quảng (NXB Trẻ), tôi có nhắc đến nhân vật Nguyễn Duy - em ruột Nguyễn Tri Phương. Như ta đã biết, Nguyễn Duy (1809- 1861) tự Nhữ Hiền, là em ruột cụ Nguyễn Tri Phương. Sinh ngày 21 tháng Chạp năm Kỷ Tỵ (1809) tại làng Đường Long, tức Chí Long, huyện Hương Điền (cũ Phong Điền) và mất ngày 16 tháng Giêng năm Tân Dậu (25/2/1861) tại trận Kỳ Hoà tức Chí Hoà.


nha-tho-trung-hieu-2007

Đền thờ Trung Hiếu  - nơi thờ Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Duy, phò mã Nguyễn Lâm, công chúa Đồng Xuân... (ảnh tư liệu của hệ tộc Nguyễn Tri)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

THANH HẢI: Tháng Năm hướng ra biển

 

huongrabien-xa-R

 

Muốn trả lại tên dịu dàng cho tháng Năm

Khi mọi nẻo đường hoa bằng lăng nở tím

Dẫu không là vợ hay người yêu của lính

Thương thật nhiều khi nghĩ đến biển xa


Ở nơi ấy chỉ có hoa phong ba

Biển không còn dịu êm dưới chân anh đứng gác

Sóng cồn cào ôm dải đất hình cánh bay hồng hạc

Những con tầu làm thành lũy ngoài khơi


Bình yên nhé, bằng lăng tháng Năm ơi

Mọi yêu thương cứ hướng về phía biển

Gửi nỗi nhớ của đất liền xao xuyến

Để sắc tím hoà cùng màu biển biếc trời xanh…

 

(17.05.2014)

T.H

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 71 trong tổng số 92

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com