Tác giả Đặng Quốc Hoàng
THỜI GIAN
Ta cõng nỗi nhớ
đong thành kỉ niệm
Ta thả vần thơ
trên sông nước quê hương
Một đời
xuôi ngược long đong
Một đời
Còn lại hư không một đời…
CHƠI VƠI
Trượt theo ánh hoàng hôn
Trôi ngày giông bão
Quần quật cánh đồng
Rơm rạ lao đao
Rơi cánh cò…
Chênh chao
Vỗ vào đêm
Cánh dơi buồn hoang lạnh
Ta vỗ vào mình
Sương đẫm
Chơi vơi…
CẢM TÁC
1.
Tiếng chim lảnh lót bên vườn cũ
Tím dậu mồng tơi trải gió thu
Phong phanh áo cộc đời dâu bể
Thế sự vần xoay mặc thế nhu
Ai khôn ai dại đâu chừng tỏ
Kẻ ở người đi bóng sương mù
Lưng lửng trời xa cao xuống thấp
Ngàn mây trong hốc đá thâm u…
2.
Ta về tìm lại tuổi thơ trôi
Bao năm xa cách dạ bồi hồi
Hoa mua ngày ấy bên bờ giậu
Tim tím khoảng trời tim tím môi
Lần lữa một lời yêu chẳng nói
Giờ thì hai đứa đã xa xôi
Bước chân nằng nặng ngang lối cũ
Một vầng trăng khuyết mộng đơn côi…
3.
Một tiếng độc huyền rơi trên sông
Thương hồ một kiếp phận long đong
Ta về bến đợi nơi hò hẹn
Giờ thì một bóng đau xé lòng
Tiếng ca vút giữa mây ngàn núi
Phận mỏng trời cao ai biết không
Năm tháng dần dà tình sông nước
Dù trong dù đục vẫn thong dong…
4.
Tiếng gà xao xác đêm gần sáng
Ta người lữ khách buồn lang thang
Ngẫm thương số phận còn đơn lẻ
Lỡ dở một đời lệ chứa chan
Ai thương ai cảm âu cũng phận
Thân còn lưu lạc chốn địa đàng
Bước chân lữ khách về gác trọ
Kìa ánh bình minh vừa ló dạng…chói chang…
Cùng một tác giả:
Những năm sau cơn bão tố vụ “Nhân văn giai phẩm” cuộc sống của những con người nằm trong danh sách đen ấy cũng chưa hẳn bình yên. Lẫn khuất đâu đó vẫn còn tư tưởng sợ liên lụy đến bản thân, chứ không phẳng lặng như hồi gia đình tôi còn ở trong cái thị trấn An Nhơn đìu hiu thuộc tỉnh Bình Định thưở nào.
Nhà thơ Quang Dũng
Qua nhà văn Đoàn Thạch Biền, trang web www.leminhquoc.vn nhận được tập thơ Ga núi (NXB Văn Học) của bạn thơ Nguyễn Tấn On. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
GA NÚI
Sân ga chìm giữa mù sương
Nằm mơ tiếng chạm cung đường ngày xưa
Nắng lạnh nắng, mưa nghiêng mưa
Con tàu ngày ấy chở vừa mùa riêng
Chở đêm má lúm đồng tiền
Chở vầng trăng khuyết bên triền rừng thông
Chở đi những nụ hoa hồng
Chở về với cả khúc đồng dao xưa
Chở thời thịnh trị ngai vua
Chở trăng rao bán chở mùa thi nhân
Chở trời xuân nắng trong ngần
Chở chiều thổ mộ bâng khuâng liễu buồn
Chở chầm chậm một hồi chuông
Chở bao du khách về nguồn yêu hương
Đoàn tàu lầm lũi dụi sương
Tiếng còi ký ức tì đường răng cưa
Tàu về ga núi reo mưa
Trong toa tàu cũ môi xưa - nhớ tình
Thức dậy, thức dậy bình minh
Mong ga Đà Lạt hồi sinh - chở mùa
VÀ TÔI CÒN NỢ
Gió mưa mắc nợ
Những người gánh mùa
Dưới mưa lầm lũi
Gánh rau đi về
Bất chợt bão giông
Mất mùa xô ngã
Bất chợt mưa đá
Bầm dập rau hoa
Bất chợt xót xa
Đầm đìa sương muối
Bất chợt ối thiu
Trở mùa mất giá
Giấc mơ mắc nợ
Con đường rau hoa
Những bước chân qua
Nẩy mầm hạnh phúc
Ban mai mắc nợ
Lớp học mái trường
Tận phía mù sương
Mái tranh vách nứa
Đùn nắng dột mưa
Đổ xa thành phố
Đến mùa khai trường
Vẫn còn thiếu vở
Quần áo phong phanh
Ngập ngừng nhập học
Vẫn cười hồn nhiên
Đôi mắt mặt trời
Và tôi còn nợ
Một bản trường ca
Trong đất có muối
Mồ hôi nhân dân
CẢM XÚC THÁNG CHÍN
Tháng chín
đi ngang hàng cây phố
không dám đụng vào sợ lá rơi đau
lặng thinh ta chầm chậm bên nhau
từ trong nắng chênh chao - vàng rất lạ
Tháng chín
mắt ai buồn buông rèm ô cửa
gió vô tình làm lạc tiếng ghi ta
một người cô đơn lặng lẽ bước qua
bên hiên phố- tiếng giày như ghìm lại
Tháng chín
quán vắng - chạm vào tranh phố Phái
không vàng hơn
mà
pha giọt nâu buồn
sợi khói mỏng cố giữ ngày ở lại
chút sa mù tỳ nắng
đuối vàng phai
Tháng chín
nín đi em - đừng khóc
gió va cây - cây chạm lá - rụng mùa
ba mươi năm về nơi - hẹn cũ
tay run run - quệt nước mắt - còn duyên
N.T.O
(nguồn: Trích từ tập Ga núi của Nguyễn Tấn On)
Cùng một tác giả:
Hòa hợp- kỳ duyên: Tôi có Em
I- Người em yêu mến (1959 – 1969)
(Mười năm đầu)
Tâm ý - kỳ duyên Tôi biết Em,
Tuổi hai mươi đẹp mộng êm đềm…
Thư sinh giã biệt đời côi cút,
Tay trắng mơ đầy nghiệp bút nghiên!
Ngày ấy Tôi như vườn cỏ lạ,
Em vào: ong - bướm trỗi hờn, ghen…
Lời hoa ghi trọn hương tình ái,
Hòa hợp- kỳ duyên: Tôi có Em
II- Người bạn ân tình (1969-1999)
(Ba chục năm sau)
Gập ghềnh hạnh phúc chốn trần gian,
Em đã cùng Tôi dạo phím đàn:
- Bão biển mưa rừng chia sẻ sống,
Đường đời hai đứa vượt gian nan!
Em là tất cả hồn Tôi đó,
Bướm bạn hoa tình, bao chứa chan…
Từ mộng đem mơ vào trải nghiệm,
Em nguồn êm ả chốn trần gian!
III- Người chị quí thương (sau 1999)
(Những năm sau đáo tuế)
Nhịp chân đáo tuế - tuổi vào đông…
Vóc hạc thời gian nhạt sắc hồng,
Tình vẫn hơn xưa, và sáng đẹp:
- Hào quang người chị tỏa soi chung,
Bên chồng - con - cháu quên năm tháng…
Thần tượng gia đình, Em biết không?
Tôi cám ơn đời ban tặng: Vợ,
Khung trời thương quí với bao dung !
Lê Hưng VKD
(Hè 2014)
Ngày mới về lại quê nhà ngay sau Giải phóng 1975: Tất cả đã thay đổi; con sông nước trong xanh cạnh nhà bác Sáu Mai; xưa má thường ra giặt giũ; nay khô cạn, trơ sỏi đá, rác rến lấp đầy một nửa. Chiến tranh đã xóa đi nhiều dấu ấn thời trai trẻ của ba tôi - nhà thơ Yến Lan. Hoài niệm và thực tiễn cứ đan xen, chập chờn thực hư, nhớ nhớ, quên quên. Nghĩ đi nghĩ lại, tình quê lại choán hết tâm hồn ông:
Nhà thơ Yến Lan
Mặc dù phải đối mặt với khủng hoảng nợ công, thậm chí đứng trước nguy cơ về sự tồn tại trong việc sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), song vùng đất này vẫn tự hào là cái nôi của nền văn minh nhân loại. Đó là Hy Lạp.
Visa Schengen và 3 chặng đường bay
Nhà hàng Vietnam ở Athens - Ảnh: Đoàn Xuân Hải
Năm 1972, giặc Mỹ bắn phá miền Bắc ác liệt hơn, điều kiện sống của người dân nói chung đã điêu đứng lại càng thiếu trước, hụt sau. Đối với ba tôi - nhà thơ Yến Lan - dẫu khổ và thiếu đến đâu ông vẫn là một cán bộ tốt, chấp hành đúng bổn phận của một công dân đối với vận mệnh của Tổ quốc. Nhà có ba con trai, ông đã khuyên hai đứa vào chiến trường miền Nam. Mỗi lần nghe Đài báo tin “Đồng bào chú ý máy bay địch cách Hà Nội…cây số bà con hãy nhanh chóng xuống hầm trú ẩn” - tôi lại thấy đôi lông mày ba tôi nhíu lại, nét mặt như chùng xuống. Mùa xuân 1975, khi quân giải phóng tiến đến Bình Định, ba tôi viết bài thơ Hôm nay đã đến, Bình Định ơi, trong đó có đoạn:
Nhà thơ Yến Lan
1/Khái quát về ca trù:
Trong kho tàng thi - ca Việt Nam, nhất là hình thái cổ điển, ca trù của dân tộc ta đã được nguời phương tây giới thiệu: "c'est l'air de chanson destiné au chanteuse" ( ấy là phong thái khúc hát điệu nhạc dành cho nguời ca nữ). Tác giả những bài ca trù đã tư duy sáng tác "hài hòa luỡng tính" giữa THƠ & NHẠC giao duyên "âm -duơng" với nhau (âm là nguời kỹ nữ, dương là giới mặc khách - tao nhân). Quá trình sáng tác ca trù theo như dẫn giải của cụ Lê Lã Triệu (gốc nguời tỉnh Hưng Yên xưa, một thời nổi tiếng "hào hoa phong nhã "trong giới thương nhân hàng tơ lụa từ Hà Nội đến Đà Nẵng đầu thế kỷ 20):
Hát ca trù (nguồn: ảnh Internet)
Tác giả NGUYỄN VĂN PHÚ
CÁM ƠN
Cho tôi xin cám ơn người phụ nữ tôi yêu
Dù muôn lời nói chẳng phải là nhiều
Dù trong tim ngàn lời yêu mến
Vẫn không bằng một giây phút thương yêu
Đây người phụ nữ đầu đời tôi được biết
Ngực căng tròn dòng sữa ngọt tự nhiên
Tôi đón nhận với hai tiếng Mẹ hiền
Dìu con lớn lòng dạt dào như biển
Bên cạnh còn có người chị người em
Cũng là phụ nữ chân yếu tay mềm
Nhưng sao tôi thấy vững tâm thật
Mỗi khi chiều về khói bếp lên
Cuối cùng tôi cũng gặp được em
Dâng trọn cuộc đời một trái tim
Để tôi được làm tên nô lệ
Xích cuộc đời và chết trong mắt êm
SẦU THU
Gió thổi chiều thu cuốn nỗi sầu
Sóng cuộn tình yêu chảy về đâu ?
Để anh nguyện làm con đò nhỏ
Chở bóng hình ai lướt qua cầu
Xào xạc vàng rơi vướng gót chân
Sông thu gờn gợn ánh trăng rằm
Nhoà lệ sương đêm vương nhè nhẹ
Ướp lạnh cô đơn kiếp phong trần
Sầu thu một thoáng dài nhung nhớ
Vắng lặng hồn yêu mãi đợi chờ
Đưa nhau một lối rồi đôi ngã
Để mắt ai buồn trong tiếng thơ
Trộn lẫn trong đêm một giấc mơ
Ngày đó yêu em ta có ngờ
Mang nặng trong tim một hình bóng
Đến cuối cuộc đời cứ ngẩn ngơ
Mỗi lần thu đến gió đưa về
Một chút ân tình cuối sơn khê
Cho ta sống lại đời ân ái
Ấm lại tim kia nhớ hẹn thề
CÓ KHI NÀO
Có khi tình cờ ngang qua đời nhau
Mong rằng được thăm được hỏi một câu
Chữ duyên chữ nợ còn cao lắm
Đời thì muôn dặm vạn nẽo sầu
Có khi tình cờ biết được nhau
Niềm vui chia sẽ biết được lâu ?
Hạnh phúc đơn sơ mà sâu lắng
Là kiếp phù du chọn kiếp sầu
Có khi tình cờ mến được nhau
Cho cay cho đắng cho ngọt ngào
Đã cho thì không bao giờ lấy
Nhận thiệt về mình dẫu nó đau
Có khi mình biết yêu nhau
Chữ duyên đà đến mong được lâu
Nợ đâu kiếp trước mà không biết
Để đến kiếp này giữ chặt nhau
Chợt một ngày kía tóc đổi màu
Sỏi đá cũng lúc cần có nhau
Giờ ta ôm bóng sầu cô lẽ
Mộng dệt ngày xưa có lẽ nào
N.V.P
Trang 73 trong tổng số 92