Trên Facebook, tôi có nickname Trịnh Lù Đù. Avatar: Một con gà trống rù vì bị cúm gia cầm. Status: “Người lù đù luôn gật gù như con gà rù”. Còn nàng có nickname Vân Lu. Avatar: Một chiếc xe lu cán đá trên đường. Status: “Em muốn luôn luôn lăn đi vì bánh xe lu lăn đi sẽ không bị bám rêu”.
Tác giả ĐOÀN DUY XUYÊN
Anh về xứ Thanh trời giăng mây bão
Thất lạc giữa dòng đời ta gặp nhau
Đâu bởi lương duyên
Chẳng phải tơ trời
Sao lại xiêu lòng thôn nữ miền cao
Thuở ấy nàng Loan nụ nhài vừa hé
Ta đã bốn mươi một gã phong trần
Rót mật vào tai
Môi nàng khe khẽ
Nắng Sài Gòn trong đó đẹp không anh?
Ừ, cũng đẹp như con gái xứ Thanh
Câu tán tỉnh tưởng chừng vu vơ ấy
Có ai ngờ thổn thức mối tình say
Ngọn gió mong manh ru giấc mộng lành
Nàng tiễn sang sông
Thay lời ly biệt
E ấp trao tay một cánh nhung hồng
Anh bối rối ép vào trang sách mới
Thổn thức nửa đời
Lạc chốn hư không
Đóa hồng hồi nớ chừ đã héo hon
Hai đứa hao mòn trong ngày tao ngộ
Trao lại nàng cánh hoa khô nhung nhớ
Sông Chu sóng vỗ
Tình mãi ngây ngô
Đ.D.X
Cùng một tác giả:
Nhớ một người (thơ)
Cõi sầu riêng em (thơ)
Tên người và số phận (tạp bút)
Công tử Ả Rập (phóng sự)
Nhật Bản vui hay buồn? (bút ký)
Đảo Phan Vinh thuộc chủ quyền của Việt Nam (ảnh: http://vi.wikipedia.org)
Anh Nguyễn Văn Mỹ, cựu chiến binh trở về từ chiến trường K, từ nhiều năm nay là người tổ chức các tour du lịch dã ngoại. Anh đi nhiều, viết khỏe. Hầu như bài viết nào của anh in trên báo TN tuần san cũng đặt vấn đề cho bạn đọc suy nghĩ, gợi mở nhiều thú vị. Anh vừa gửi đến trang web www.leminhquoc.vn chùm thơ viết về Trường Sa - cảm hứng từ các chuyến đi thực tế. Đọc kỹ, chúng tôi chọn lấy những bài thơ này và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
L.M.Q
(1.2014)
Sau các bản dịch: Thơ dịch từ tiếng Anh của một nữ sinh lớp 11, Khoảng cách giúp tình yêu bền vững hơn, Trẻ em thường bắt chước thói quen xem tivi của bố mẹ, Làm thế nào để sống một mình mà không cô đơn, chúng tôi vui mừng nhận được cả trăm comment của bạn đọc xa gần. Vừa góp ý, vừa khen ngợi.
Nay, em Lê Vũ Quỳnh Phương vừa gửi đến trang web www.leminhquoc.vn 2 bản dịch mới.
Em LÊ VŨ QUỲNH PHƯƠNG
Tôi có duyên may được làm quen với thầy thuốc - nhà giáoLê Hưng VKD - một học giả hiếm hoi trong thời đại ngày nay , đang giữ gìn một kho kiến thức đồ sộ của nền Văn hóa phương Đông (Nho Y Lý Số) và đang hiện đại hóa nó để truyền thừa lại cho con cháu mai sau…
Là người đã thành lập viện Nghiên cứu Văn hóa phương Đông (thuộc Hội Khoa học Đông Nam Á Việt Nam), tôi có sự đồng cảm sâu sắc và mến trọng Lê Hưng VKD khi được đọc nhiều tác phẩm của ông.
Từ trái: Nhà giáo, lương y Lê Hưng (thứ 3) cùng Ban Quản lý hoa viên Nghĩa trang Bình Dương
1.
Vào những năm 1930-45 thế kỷ 20, tại dải đất Bàn Thành, thị trấn An Nhơn thuộc Bình Định có bốn người bạn làm thơ, họp lại thành nhóm “Tứ hữu Bàn Thành”. Nhà nghiên cứu văn học thời bấy giờ tên Trần Kiên Mỹ, quê ở đất võ Tây Sơn, chơi thân với họ, ông yêu mến và nhận thấy thơ của bốn ông bạn tuy ngẫu nhiên nhưng sao tương ứng với các linh vật, thơ Hàn Mặc Tử thì như rồng (Long), thơ Yến lan lành như Lân, Quách Tấn như Qui, còn Chế Lan Viên như Phụng; vì vậy ông lấy tên các linh vật ấy đặt cho từng người và gọi nhóm với tên “Tứ Linh”. Từ đó, cái tên Tứ hữu Bàn Thành hay Tứ Linh luôn song hành trong văn đàn là vậy đó.
Vợ chồng nhà thơ YẾN LAN và con gái nuôi Nguyễn Thị Hảo, người dân tộc Nùng (con gái Chánh văn phòng Tỉnh ủy Cao Bằng), học cùng khóa 10 Trường ĐHNN Châu Quỳ với Lâm Bích Thuỷ niên khoá 1965-1969.
ĐI MỘT MÌNH ĐỂ NHỚ NHIỀU NGƯỜI
Những chuyến đi của Đinh Lê Vũ thường đi một mình. Không phải vì anh thích hát ca khúc Chiếc lá cuối cùng của Tuấn Khanh: Đường thênh thang gió lộng một mình ta… Anh đi một mình vì đấy là những chuyến đi công tác, không thể đi cùng người thân.
Công ty chỉ định Vũ đi nơi nào, anh phải đến nơi đó làm việc trong hai, ba ngày. Tranh thủ thời gian sau khi giảng dậy ở một lớp nghiệp vụ, Vũ đi loanh quanh nơi mình vừa đến như một người “cưỡi ngựa xem hoa”. Với thời gian bị hạn chế, Vũ biết nếu cố sức xem tất cả các loại hoa ở một nơi thì rồi sẽ chẳng nhớ được gì. Anh chọn ngắm tỉ mỉ một vài loại hoa để chúng còn đọng lại trong ký ức.
Bìa 1 Những chuyến đi một mình của ĐINH LÊ VŨ
Màn đàm vui ngày Tết:
TÁO QUÂN - vua bếp mọi nhà
Năm hết Tết đến, mọi người đều như có thói quen nhớ và nhắc nhau cúng "vua bếp" vào ngày 23 tháng chạp; người miền nam gọi vua bếp là Táo Công, còn người miền bắc gọi là Táo Quân .... Theo Hán Việt từ điển của cố học giả Đào Duy Anh, thì ý nghĩa các từ vựng nêu trên như sau:
- táo: bếp nấu ăn
- công: người tôn trọng công bằng, không tư vị với ai ....
- quân: người cùng vai vế xưng hô với nhau, cùng là bạn thân gọi nhau....
Táo quân theo tranh dân gian Việt Nam
Thôi thì rũ áo ra đi
Âm thầm thương mãi lắm khi dại khờ
Tỏ tình qua mấy vần thơ
Mới hay tình đã lững lờ lá thu
Thà rằng thoát tục đi tu
Còn hơn trọn kiếp mịt mù khói sương
Yêu chưa hết cuộc tình trường
Mới hay tình đã trọng thương lâu rồi
Ừ thì ta chẳng xứng đôi
Đường anh chim hót, đường tôi hoa tàn
Tắc kè cất tiếng thở than
Sao em nấc tiếng oán nhân bạc tình?
Xuân về rạng ánh bình minh
Có anh đứng đợi một mình trước sân
Dang tay ôm mối tình thân
Chợt bừng tỉnh giấc, định thần, em mơ
Thiên thần ngoảnh mặt làm ngơ
Ong xa bướm lạc, hững hờ trăng sao
Dẫu cho có phép nhiệm màu
Cũng không xóa được nỗi đau vô bờ
Cầu trời trở lại tuổi thơ
Cho ai bối rối ngẩn ngơ tình đầu
Còn hơn trải cuộc bể dâu
Tình thì tan biến, cõi sầu em mang
Đ.D.X
Tác giả ĐOÀN DUY XUYÊN
Cùng một tác giả:
Nhớ một người (thơ)
Tên người và số phận (tạp bút)
Công tử Ả Rập (phóng sự)
Nhật Bản vui hay buồn? (bút ký)
Trang 75 trong tổng số 92