Tranh Bùi Xuân Phái
Em thả lên trời những đám mây màu tím
Màu nhớ thương rất đỗi ngọt ngào
Ngẩng mặt nhìn bồng bềnh phiêu lãng
Em mơ thấy Anh....
Em mơ thấy Anh
Vòng tay ấm áp
Ru em vỗ về
Dắt tay em băng rừng, vượt suối
Hôn em đắm đuối ngọt ngào
Những nụ hôn ấm nắng mặt trời
đẫm mùi hương hoa buổi sớm
kiêu hãnh hát trên cánh đồng cỏ cháy
Tim em vỡ oà
Khóc như đứa trẻ lên ba
Hạnh phúc khi tìm được chút tình lạc mất
Trong cõi mênh mông, mênh mông
Anh đến...
Tóc bạc màu năm tháng
Chân gai góc dẫm đạp phong trần
Ngón tay thô ráp
Luồn vào tóc em đê mê...
Anh thả hoa thả bướm
Trồng cho em khu vườn ước mơ
Ươm tặng em những cây xanh lộc biếc
Kể em nghe chuyện của ngày thường
Em nghe tiếng của những niềm khao khát
Như tiếng sóng vỗ rầm rì
Như tiếng cười khẽ của gió xô nhau qua kẽ lá
Ngoài sân
Rằng...
Rằng Anh đang đến
Hãy ngồi yên đấy
Chờ Anh...
Hãy đi với Anh
Hãy hát cùng anh
Hãy ôm lấy Anh
Và yêu anh bằng tất cả những lần em từng yêu cộng lại...
Rồi ta sẽ say...
Phạm Tuyền
(Tháng 3/2013)
Báo Cadn.com.vn vừa đưa tin:"Quảng Nam Đà Nẵng-Đất và Người": Là chủ đề ngày hội đồng hương Quảng Nam - Đà Nẵng tại TPHCM diễn ra trong hai ngày 16 và 17-3 2013 tại Khu du lịch văn Hóa Đầm Sen (Q.11, TPHCM).
Với chủ đề "Quảng Nam Đà Nẵng - Đất và Người", ngày hội sẽ có nhiều hoạt động giao lưu trong cộng đồng những người con quê hương Quảng Nam Đà Nẵng đang sống xa quê. Theo đó có các hoạt động: giới thiệu thành tựu phát triển KT-XH, tiềm năng đầu tư, du lịch tại tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng; giới thiệu các làng nghề: gốm Thanh Hà, lụa Mã Châu, nón lá Mỹ Xuyên, mộc Kim Bồng, Yến sào Hội An; thư pháp, sách, thơ văn, lồng đèn, triển lãm tranh ảnh về "Đất và Người QN - ĐN", các trò chơi dân gian...
Ngoài ra có sự tham gia biểu diễn nghệ thuật của các ca sĩ, diễn viên các đoàn ca nhạc đến từ Quảng Nam, Đà Nẵng, giao lưu với nhà thơ - nhà báo Lê Minh Quốc và nhiều hoạt động khác mang dấu ấn Quảng Nam và Đà Nẵng do công ty truyền thông Liên Việt phối hợp tổ chức. Dịp này Ban liên lạc đồng hương Quảng Nam và TP Đà Nẵng biên soạn ấn phẩm "Quảng Nam Đà Nẵng - Đất và Người" (NXB Thông tấn 2013) với sự cộng tác giúp đỡ của các nhà báo đang công tác tại Báo Công an TP Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng, Báo Quảng Nam, Báo Thanh Niên... và nhiều cây bút của bà con đồng hương tại TPHCM. (Mai Phúc - nguồn:http://cadn.com.vn/News/Van-Hoa/Tac-Gia-Tac-Pham/2013/3/13/93684.ca).
Báo Thanh Niên đưa tin: "Nhà thơ Lê Minh Quốc (nhân vật chính của talkshow Tính cách và văn hóa xứ Quảng) phát biểu: “Đây là một sự kiện quan trọng, vì lần đầu tiên hai hội đồng hương Quảng Nam và Đà Nẵng cùng phối hợp tổ chức Ngày hội Văn hóa xứ Quảng tại TP.HCM. Là dịp để mọi người có điều kiện hiểu thêm về văn hóa, tiềm lực kinh tế… của vùng đất đã sinh ra những danh tài như cụ Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thành, Trần Cao Vân… Từ sức mạnh của văn hóa, tôi tin rằng không riêng gì người Quảng Nam mà bất cứ người dân vùng miền nào khi sinh sống, lập nghiệp tại TP.HCM cũng đều có ý thức phát huy bản sắc văn hóa của địa phương mình nhằm góp phần làm đời sống ngày một tốt đẹp hơn” (Hà Đình Nguyên - nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130317/ngay-hoi-cua-nhung-nguoi-dat-quang.aspx)
Nhân đây, tôi post bài viết Những người Quảng không xa quê của nhà thơ, nhà báo Trương Điện Thắng.
L.M.Q
(III.2013)
Tết vừa rồi gặp vợ chồng nhà văn Đinh Lê Vũ tại Hội An. Vẫn còn nhớ đến quán cơm gà bà Thuận ngon ơi là ngon. Lại Tết năm kia ở Cửa Đại, có cả Trương Anh Quốc. Vũ cho biết sắp in một tập truyện ngắn và cũng có thể là tập tùy bút nữa. Viết về Hội An.
Nhà văn Đinh Lê Vũ
Tôi quen Vũ trước khi Vũ in tập Lụy tình và đã đọc lai rai những bài thơ của Vũ. "Những ngày nâu" là bài thơ Vũ vừa gửi đến trang web này. Đọc đi. Bài thơ này hay và gợi mở nhiều màu sắc dẫu chỉ đơn độc của "trong màu nâu thâm sâu như màu sự chết…
L.M.Q
(III.2013)
Bạn có thể nghĩ "Chị Đẹp" là tên của một người phụ nữ có nhan sắc. TVTD hoàn toàn đồng ý rằng, có hơi tự kiêu một chút khi dùng tính từ "đẹp" làm nick name của mình, nhưng đó là tính cách của người đàn bà sắc sảo, ngọt ngào: Lê Phương Thảo.
Xin được nói thêm, sở dĩ TVTD quyết định chọn chị Lê Phương Thảo - "Chị Đẹp" làm nhân vật chính cho "Chuyện số 5: Khi nàng yêu" lần này, không chỉ vì tác phẩm mới ra lò của chị Sóng đưa nước" vừa được NXB Hội Nhà văn và Phương Nam book ấn hành mà còn vì chị đã khiến 3 nhà văn, nhà thơ lãng tử Nguyễn Đông Thức, Đỗ Trung Quân, Lê Minh Quốc nhận lời cùng chung tay chăm sóc bản thảo cuốn sách này. Hãy cùng tìm hiểu xem sức hấp dẫn của người đàn bà này nằm ở đâu và khi yêu trái tim chị đặt ở đâu?
Nhà Lê Minh Đức, bạn tôi, hiện nay là Phó Tổng biên tập báo Nông thôn ngày nay và cũng là người chủ biên báo Làng cười. Nhiều năm trước đây, mấy năm liền tôi phụ trách chuyên mục Quán đầu làng ở báo Làng cười với bút danh Tiểu Nhị. Từ đó, anh em thân thiết và thỉnh thoảng gặp nhau trong quán nhậu. Một ngày đẹp trời, Đức tâm sự với tôi là anh lại khoái viết truyện ngắn. Như là tình yêu là truyện ngắn mới nhất của anh mà tôi đã chọn in trên PNCN số 8.3.2013.
Tranh minh họa truyện ngắn Như là tình yêu của Lê Minh Đức trên báo PNCN
Năm 1875, cách đây đã một trăm lẻ ba năm, nhà tiền bối Trương Vĩnh Ký đã có ý mới mẻ soạn một cuốn “cua”: “Petit cours de géographie de la Basse - Cochinchine” bằng Pháp văn, nói về “tiểu địa dư ký Nam kỳ lục tỉnh”.
Mùng 4 Tết, ngồi uống nước và ăn cao lầu ở Hội An, người bạn đi cùng kiểm tra tin nhắn từ điện thoại rồi buột miệng than trời: “Ôi, ông này không biết chọn ngày để qua đời, chết nhằm vào mấy ngày này thì báo chí có muốn đưa tin hỗ trợ cũng không được!”.
Chị Đẹp qua nét vẽ của Jenny Kjss
Đầu xuân, tôi được ông bạn quý lương y, nhà nghiên cứu Lê Hưng VKD gửi tặng tập sách Nhiếp sinh Linh khu thời mệnh lý (NXB TP.HCM). Có dịp, tôi sẽ giới thiệu rộng rãi tập sách này.
Trước mắt, được sự đồng ý của tác giả, tôi post lại bài viết thuộc "hồi cứu y sử" có tựa Chuyện thầy thuốc Trâu Canh chữa chứng liệt dương cho vua nhà Trần (1341 - 1369) in trong tập sách này, từ trang 117-127. Những thông tin thú vị trong tập sách này chắc chắn làm hài lòng người yêu sử. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
L.M.Q
(2.2013)
1. Xưa nay Quảng Nam có lẽ là địa phương mà giọng nói bị đem ra trêu ghẹo nhiều nhất nước. Nói cho công bằng, so với một số vùng miền Bắc và miền Nam, người Quảng phát âm rất chuẩn xác các phụ âm đầu.
Giọng Quảng phân biệt một cách rõ ràng giữa âm TR và CH, S và X, D và V, R và G... Nhưng âm giữa và âm cuối, người Quảng thường phát âm chệch.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Người bạn gái của cha
Nhắc đến những người bạn thân thiết của ba tôi - thi sĩ YẾN LAN, nếu không nhắc tới cô Châu Thị Hạnh là thiếu sót lớn. Bởi lẽ người bạn gái này đã để lại trong lòng ba tôi những dấu ấn khó quên. Hơn nữa, cô là người tài trợ cho chuyến đi ra Huế, để rồi từ Huế ông viết vở kịch thơ đầu tiên của nền văn học Việt Nam - “Bóng giai nhân”.
Cô chính là vợ ông Hoàng Phê, giáo sư, Nhà nghiên cứu ngôn ngữ và giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Hà Nội. Bà mẹ của ông Phê chính là người đã chăm sóc ba tôi khi ông bị thương trong kháng chiến.
Nhà thơ Yến Lan thời trẻ
Trang 81 trong tổng số 92