Linh hoa tuệ đàn
(Tặng ThS. Nguyễn Văn Thiền)
Linh ứng (hề) Xuân Giáp Ngọ về!
Hoa khai (hề) rực đẹp sơn khê …
Tuệ quang (hề) chiến công kim cổ !
Đàn sáo (hề) vui khúc nhạc quê …
Lê Hưng VKD
Chú thích:
Hề: Trợ ngữ (tiếng đệm) trong thơ cổ, mỗi khi được lập lại nhiều lần là hàm nghĩa “như thế đấy, như vậy đấy”.
Linh: Thiêng liêng, hồn người chết, ứng nghiệm..
Hoa: điều tốt - đẹp …
Tuệ: thông minh, sáng suốt, tinh mẫn
Đàn: công trình kiến trúc cao & rộng (phục vụ lễ hội) …
Thư pháp GIANG KHÁNH PHONG
(TP.Thủ Dầu Một)
Tôi biết đến nhà thơ Thy Ngọc lần đầu qua nhật báo Tin Sáng (chủ nhiệm Ngô Công Đức) khoảng năm 1979-1980. Số là trên tờ báo này thỉnh thoảng có đăng thơ viết cho thiếu nhi (ngoài trang thơ người lớn ổn định), và tên tôi - một kẻ hậu bối, được vài lần đứng bên cạnh cái tên Thy Thy Tống Ngọc lừng danh trên mục thơ này!
Không lâu sau đó, được gặp mặt ông, tôi hơi hẩng. Cái tên ông trẻ trung và lơ lẵng, nhưng trước mặt tôi khi ấy ông đã là một ông già! Một ông già phúc hậu, không sai. Vậy rồi, tiếp sau đó, trên trang sáng tác của báo Khăn Quàng Đỏ, Nhi Đồng TP.HCM, tôi và ông “liền tên” hơn và chúng tôi gặp nhau cũng khá thường xuyên hơn tại tòa soạn báo.
Nhà thơ Thy Ngọc qua cái nhìn của họa sĩ Bùi Xuân Phái (trích: Bìa 4 tập sách Thy Ngọc - "Anh Bồ câu trắng" vẫn bay (NXB Kim Đồng - 2013)
Nhà báo Ngô Thị Thu An
Đã có quá nhiều thơ viết về nghề báo. Những bài thơ ấy, hầu hết trợt qua trí nhớ. Trôi mất hút. Tình cờ trên facebook của người bạn, tôi được đọc một thơ hay. Và ấn tượng. Bài thơ thể hiện tâm trạng của một người gắn bó với nghề đã gần 30 năm nay. Người ấy, Ngô Thị Thu An (báo Tuổi Trẻ- bạn học của tôi thời sinh viên.
Tôi bảo: “Q không thể viết được bài thơ về nghề báo như An được. Đơn giản, tình yêu về nghề của bạn là thật, thật đến độ mà từ đó, trong sâu thẳm cảm xúc bật ra được một tứ thơ mới. Tứ thơ này chưa ai nói đến”.
Vì những lẽ đó, được sự đồng ý của tác giả, nay tôi post lại bài thơ này để thấy rằng, trên đời vẫn còn nhiều, rất nhiều nhà báo yêu nghề đến tận chân tơ kẽ tóc. Với họ, đó là tình yêu. Tình yêu dành cho nghề không phai theo năm tháng.
L.M.Q
(XI.2013)
Có một phóng viên Báo Thanh Niên lần đầu đến Nhật Bản đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đất nước này và nói rằng, nếu được đi nước ngoài, cô ấy chỉ muốn đến Nhật Bản mà thôi. Tại sao?
Nhà thơ Vương Hoài Uyên, quê quán Quảng Ngãi. Trước năm 1975, chị tốt nghiệp Đại học Văn Khoa Huế, Đại học Sư phạm Khoa Huế và dạy Văn tại Trường Nữ Trung học Đà Nẵng. Sau năm 1975, chị dạy ở trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng. Từ năm tháng đi dạy, chị đã có thơ in trên báo, tạp chí Khởi hành, Thời nay, Tuổi ngọc, Thanh niên, Áo trắng… Sau nhiều ấn phẩm in chung, chị đã tập thơ Mùa trăng cũ (NXB Đà Nẵng) - gồm những bài thơ đã viết từ năm 1966 đến nay.
Chị tự sự: “Mùa trăng cũ còn là những ám ảnh của vầng trăng từ thời mới lớn cho đến tuổi xế chiều của một đời người. Trong ánh trăng huyễn hoặc đó là những vần thơ buồn nhiều hơn vui, đau khổ nhiều hơn hạnh phúc. Nhưng thôi, đành mượn lời Thúy Kiều nói với Kim Trọng để biện minh nỗi buồn trong thơ của mình: “Tẻ vui âu cũng tính trời biết sao”.
Trân trọng giới thiệu chùm thơ của nhà thơ VƯƠNG HOÀI UYÊN đến người yêu thơ.
L.M.Q
X.2013
Trong khối Ả Rập xưa nay chỉ có hoàng tử, thái tử... chứ không dùng từ công tử. Sở dĩ gọi là công tử vì vùng đất này khiến tôi liên tưởng đến công tử Bạc Liêu - hiện thân của sự giàu có và 'chơi ngông'.
Khách sạn 7 sao - Ảnh: Đoàn Xuân Hải
Tác giả trẻ Vương Chi Lan sinh năm 1976 , quê quán Quảng Nam. Chị vừa có tác phẩm thơ đầu tay Rót nhớ vào đêm (NXB Hội Nhà văn. Trân trọng giới thiệu chùm thơ mới của chị.
L.M.Q
(X.2013)
Nhà thơ, nhà nghiên cứu, nhà giáo Bùi Hải Phong (còn có bút danh Bùi Nhựa, Bùi Danh Hải Phong...) tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Vinh năm 1965. Anh đã có những tác phẩm thơ như Thơ cho người đang yêu, Cầu vồng thu; truyện ký Sự tích Bến Đá... và gần đây nhất Bước đầu khảo sát lễ hội Bình Dương (NXB Trẻ- 2012). Anh đoạt nhiều giải thưởng văn chương như Giải thưởng Huỳnh Văn Nghệ, Giải thưởng của Hội VHNT Sông Bé...
Qúi 3 -2013, NXB Hội Nhà Văn phát hành cuốn thơ Bốn mùa thương nhớ của 4 tác giả cùng sinh năm 1939: Lê Hưng VKD - Trần Áng Sơn - Hồ Linh - Tùng Linh (trong đó “cụ” Tùng Linh vừa mất năm 2012). Ba người còn lại “giỗ đầu” nhớ bạn bằng cách “hùn vốn liếng THƠ” với nhau để “bốn mùa thương nhớ”. Bạn văn Hà Thủy (Đỗ Văn Phúc) gọi nhóm tác giả này là “bốn chàng lính ngự lâm”, vì họ đã là bạn thơ của nhau cách nay đã trên nửa thế kỷ.
Trương Nam Hương là gương mặt quen thuộc trong làng thơ Việt Nam đương đại. Anh đoạt nhiều giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, T/c Văn nghệquân đội, Văn học nước ngoài, Liên hiệp các Hội VHNT toàn quốc, được độc giả bình chọn là gương mặt văn học 30 năm TP.HCM…
Tác phẩm của anh cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều luận văn, tiểu luận của sinh viên các trường đại học. Sáng ngày 29 / 9 / 2013, tại trường Đại học Bình Dương, diễn ra lễ bảo vệ khóa luận tốt nghiệp của SV khoa Ngữ văn khóa 12. Trong đó có khóa luận “Tình yêu đôi lứa trong thơ Trương Nam Hương” của SV Phạm Thị Quỳnh do TS.Phạm Ngọc Hiền (ĐH Sài Gòn) hướng dẫn.
Nhà thơ Trương Nam Hương và cử nhân Phạm Thị Quỳnh
Hội đồng chấm đã đánh giá cao tính mới mẻ và những đóng góp của công trình cho việc nghiên cứu thơ Việt Nam đương đại. Luận văn gồm 80 trang, chia làm ba chương: 1: Chủ thể trữ tình trong thơ Trương Nam Hương; 2: Hình tượng người phụ nữ trong thơ Trương Nam Hương; 3:Các cung bậc tình yêu trong thơ tình Trương Nam Hương. Trong đó, chương 1được xem là thành công nhất, nó tái hiện sinh động chân dung tác giả thông qua thơ (thay vì giới thiệu vài nét về tiểu sử và văn nghiệp như ở các luận văn khác).
Thay mặt nhà thơ Trương Nam Hương, nhà thơ Bùi Nhựa (Bình Dương) đã đến dự lễ bảo vệ khóa luận và tặng lẵng hoa cùng một số sách cho thầy trò trường ĐH Bình Dương.
Xin chúc mừng tân cử nhân Phạm Thị Quỳnh.
NGỌC HIỀN
Trang 76 trong tổng số 92