Có bao giờ các bé đã bâng khuâng tự hỏi như vậy chưa? Đây là suy nghĩ của bé Nguyễn Thị Hoàng Oanh (158/35 Đoàn Văn Bơ, Q.4): “Bé băn khoăn tự hỏi: “Mùa xuân là gì? Phải chăng là cội mai vàng, là bao lì xì đỏ rói, là cánh én chao lượn giữa trời mênh mông và tiếng pháo nổ đì đùng?...”. Vâng, cũng có thể là vậy. Mỗi người đều có cảm nhận của riêng mình.
Nét chữ viết bằng bút chì, đúng chính tả, viết nắn nót của Võ Văn Hùng (lớp ½ trường Minh Đạo, Q.5) đã làm chú chú ý. Viết về “Mùa xuân đến” như thế này thì cũng đáng yêu lắm chứ! “Mùa xuân năm 94 đã đến rồi. Muôn hoa đua nở rất đẹp. Bé được nghỉ Tết. Thời gian trôi qua, hết Tết. Bé đi học lại. Bé sẽ cố gắng học giỏi để vui lòng thầy cô và ba mẹ”. Đúng vậy, Xuân mới đã đến thì mình phải cố gắng hơn năm cũ.
Và để viết những câu văn thật hay, thì việc nhận xét, quan sát cảnh vật cũng là một yếu tố quan trọng. Bé Hồ Thị Kim Diệp (87/24 Phạm Ngũ Lão, lô 19) đã có nhận xét thú vị: “Vào một ngày đẹp trời đầy nắng ấm, em ra vườn chơi. Gió thổi ngang qua các cây hoa, uyển chuyển như nàng tiên đang múa”. Sự so sánh ở đây mới lạ và gợi được sự đồng cảm ở người khác. Cũng viết về mùa xuân, Tạ Mai Khánh (218/11 Trần Hưng Đạo, Cần Thơ) đã cảm thấy: “Gió từ bờ sông thổi vào mát lạnh mang theo mùi hương của hoa quỳnh thơm ngào ngạt”. Phải thật sự đứng trước ngọn gió ấy, Khánh mới viết một cách thú vị như thế. Không những quan sát bên ngoài mà ngay cả những việc đã từng xảy ra, các bé cũng nên “để mắt” đến nữa.
Và đây là “Buổi sáng đầu xuân” mà Vũ Hoàng Oanh (lớp 4A trường Quảng Biên - Đồng Nai) đã viết: “Trong vườn nhà em, những cây hoa lay-ơn rực rỡ và những cây hoa hồng cánh mịn màng như đang nghiêng mình ra đón lấy ánh nắng mặt trời. Hương thơm của hoa hồng dìu dịu đã làm em rất thích. Trên cành mai vàng, những chú chim vành khuyên và chim họa mi đang say sưa hót líu lo”. Bức tranh mà bạn Oanh đã vẽ về buổi sáng đầu xuân rất sinh động. Sinh động vì biết “nhân cách hóa” những cánh hoa hồng, cho nó “nghiêng mình”. Để làm gì vậy? Để “đón lấy ánh nắng mặt trời”. Từ đó bông hoa trở nên thân thiết với người đọc. Và bạn Oanh cũng hết sức chu đáo khi bạn không quên nhắc đến mùi hương của hoa. Bạn đã viết đúng là hương thơm ấy “dìu dịu” và vì không vô tình với hương của hoa nên Oanh xác nhận “Em rất thích”. Những chi tiết nhỏ này đã làm câu văn thêm sinh động, có đúng vậy không các cháu?
Còn Trần Vũ Thanh Phương (lớp 5/3 trường Trần Quốc Toản) viết: “Dạo ấy, em mới được mẹ dẫn đi học buổi đầu tiên. Em vừa sợ vừa hồi hộp như mầm cây mới nhú đón ánh nắng mặt trời”. Sự so sánh như thế này quả là dễ thương. Phải biết yêu thiên nhiên, cây cỏ lắm thì bạn Phương mới có so sánh thú vị, lạ lùng mà chính xác đến thế.
Từ câu hỏi của đầu bài “Mùa xuân là gì nhỉ”, chú đã trích dẫn những câu văn này, may ra, chúng ta cũng đã tìm được đôi điều về ý nghĩa của mùa xuân trong suy nghĩ của mỗi người.
L.M.Q
(nguồn: báo Khăn Quàng Đỏ 3.1994)
Lai lai rồi rổn rảng… cười
1.
“Văn là người”? Trật lấc. Ít ra trong trường hợp của gả Hai Đầu Méo. Thoạt nhìn bản mặt của gã, tôi luôn sực nhớ đến cái tựa rất oách của nhà văn bậc thầy Nam Cao: “Cái mặt không chơi được”; hoặc nói như ngôn ngữ của thời “sát thủ đầu mưng mủ” là “chán như con gián”. Ai đời, trong những cuộc trà tam tửu tứ, thiên hạ đua nhau huyên thuyên ba hoa chích chòe, tranh nhau “nổ” tào lao xích đế thì gã cứ ngồi ngậm câm như thóc. Đôi lúc, khoái chí quá, gã mới nhếch mép cười một chút, rất hà tiện.
Thế không đáng ghét là gì?
Vậy mà tôi không ghét. Bởi gã có tài.
Lâu nay, có thể bạn đọc vẫn nghĩ, những người sống bằng nghề cầm bút như nhà văn, nhà báo… thì câu cú, chữ nghĩa của họ dứt khoát phải chuẩn mực, đúng chính tả, ngữ pháp. Thế nhưng, bộ sách Dọn vườn (NXB Trẻ) đã chứng minh không hẳn thế. Tựa sách là tên chuyên mục xuất hiện từ năm 1955 trên báo Văn Nghệ thuộc Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà văn Phan Thị Vàng Anh và Nguyễn Trương Quý đã sưu tập từ phòng lưu trữ của báo Văn Nghệ và Thư viện Quốc gia Hà Nội để biên soạn thành bộ sách dày gần 1.000 trang in.
Nhà văn Võ Hồng sinh năm 1921 tại Phú Yên, vừa qua đời lúc 14 giờ chiều ngày 31.3.2013 tại nhà riêng ở Nha Trang. Nhắc đến ông, lập tức chúng ta nhớ đến những tác phẩm nổi tiếng của ông trong dòng văn học miền Nam trước năm 1975 như Hoài cố nhân, Lá vẫn xanh, Vết hằn năm tháng, Con suối mùa xuân, Nhánh rong phiêu bạt, Trầm mặc cây rừng… Hầu hết những tác phẩm này đều tái bản gần đây và được bạn đọc đón nhận.
Nhà văn Võ Hồng đến với văn chương rất sớm, từ năm 1939, lúc đang là học sinh đệ tam, ông đã có truyện ngắn Mùa gặt in trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy, với bút hiệu Ngân Sơn. Đánh giá về văn tài của Võ Hồng công chúng đồng thuận với nhận định của nhà nghiên cứu T.Khuê và Nguyễn Huệ Chi: “Lối viết ôn hòa, bình dị, lặng lẽ, ông đã tìm đến những nỗi đau sâu khuất trong con người bị dằn vặt trong một thế giới nhân sinh không bao dung và ngấm ngầm tội ác”.
Từ trước đến nay nhà văn Võ Hồng viết văn và sống bằng nghề dạy học tại Nha Trang. Dù vợ mất sớm, nhưng mấy chục năm qua, ông vẫn “gà trống nuôi con” thành tài. Với văn chương, ông “tự bạch”: ‘Viết văn là phương tiện giải phóng con người, đưa xã hội loài người tiến lên. Tôi viết văn làm thơ là do sở thích. Có được chút ít thành công, bắt đầu viết mạnh thêm, hình thành những tác phẩm hoàn toàn độc lập trong suy tư, trong suy tưởng”.
Chúng tôi thành kính chia buồn với gia đình nhà văn Võ Hồng và Hội Nhà văn Việt Nam.
L.M.Q
“Yên Bái - Đây là cái từ nhắc nhở ta rằng không thể bịt miệng một dân tộc mà người ta không thể khuất phục bằng lưỡi kiếm của đao phủ…”. Dưới ánh đèn điện mờ tại khu học xá của sinh viên Việt Nam tại Toulouse, nhiều sinh viên đã chuyền tay nhau bài thơ của nhà thơ cộng sản Louis Aragon. Sự kiện khởi nghĩa Yên Bái đã vọng sang đến nước Pháp. Thực dân Pháp điên cuồng ra lệnh xử tử những thủ lĩnh anh hùng Nguyễn Thái Học, Ký Con… Lập tức, Đảng Cộng sản Pháp hô hào quần chúng phản đối.
Trần Văn Giàu trong hồ sơ mật thám Pháp lúc bị tù ở Côn Đảo năm 1935, số tù 568
Hiện nay, có một sự thật không thể chối cãi: Báo Phụ Nữ TP.HCM và nhiều đồng nghiệp khác đã đồng loạt lên tiếng mạnh mẽ sự tác hại của cái gọi là báo “lá cải” - hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng chính đáng của người đọc báo lẫn người bán báo. Sự kiện này đã gây ra chấn động trong dư luận báo giới, kể cả các thông tấn nước ngoài cũng quan tâm, thậm chí một hãng truyền thông phát sóng tiếng Việt cũng đặt vấn đề “Trả lại tên cho báo “lá cải”. Ta có thể thấy được vài đặc điểm của loại báo này như:
Một sạp báo tại Sài Gòn trước 1975. Ảnh chỉ mang tính minh họa (nguồn: Internet)
Nếu tôi là đàn ông, đó là Lời Bạt của Chị Đẹp viết cho tập TÔI VÀ ĐÀN BÀ của Lê Minh Quốc, thật cảm động, sau khi đọc bài viết này, từ Hà Nội, nhà thơ Bùi Kim Anh đã cảm xúc và viết bài thơ này.
Nhà thơ Bùi Kim Anh, tôi chỉ gặp một lần tại Đại hội Nhà văn Việt Nam vài năm trước, nhưng rất quý mến, vì thơ và tôi xưng hô kính trọng là chị; và Chị Đẹp, tôi gọi trìu mến là em, để từ đó có một nhận xét như sau:
Chị Đẹp trong mắt Lê Minh Quốc
1. Dù văn xuôi hoặc thơ, cả hai bài viết đều hay, bay bướm, giàu tình cảm và tài hoa của những người có nội lực của đường dài của sự sáng tạo.
2. Hai bài viết cho thấy sự khác nhau giữa hai thế hệ. Vô tình, đó cũng là ngụ ý, chủ đích khi viết Tôi và đàn bà, là tôi muốn nhìn người đàn bà của thế kỷ XX và thế kỷ XXI có gì giống nhau và khác nhau, về triết lý và bản lĩnh sống v.v....
Được sự đồng cảm ấy, với tôi đã là vui. Đời sống này, cho nhau niềm vui đã là sự quý báu.
Cần gìn giữ trong đời.
L.M.Q
(28.2.2013)
LỊCH SỬ VÀ HƯ CẤU
Vở Ngàn năm tình sử (NNTS) đang “hot”, bởi lẽ nó tập trung khai thác về một khía cạnh “tế nhị” của danh tướng Lý Thường Kiệt (LTK): Vị “hoạn quan” lừng lẫy sinh năm 1019 tại phường Thái Hòa - Thăng Long có tình yêu hay không và đã thể hiện như thế nào? Hư cấu là quyền của nhà văn, nhưng do điểm xuất phát từ “nguyên mẫu” LTK, một nhân vật có thật, được ghi trong chính sử với những chiến công hiển hách thì ta không thể làm sai lệch đi những nét chính yếu trong cuộc đời nhân vật ấy. Đành rằng, với nguyên mẫu ấy nhà văn có quyền hư cấu thêm nhiều tình tiết nhằm làm rõ hơn “nội tâm” của nhân vật, nhưng không vì thế ta được phép đi quá xa những chứng cứ của lịch sử mà chính sử đã ghi chép. Có người quan niệm, lịch sử chỉ là mắc áo để nhà văn khoát lên đó những suy tư trong thời đại mình đang sống. Nói cách khác, lịch sử chỉ là cái cớ để nhà văn gửi gắm một thông điệp nào đó của chính mình. Gì thì gì, sự hư cấu ấy phải phù hợp với tính cách, sự nghiệp của nhân vật lịch sử. Xem NNTS, ta thấy gì?
Kịch bản Nguyễn Quang Lập, đạo diễn Thành Lộc, diễn tại Nhà hát Bến Thành (Quận 1) bắt đầu từ 20g ngày 15/8/2009
Những ngày cuối năm, thời tiết Đà Nẵng se lạnh khiến tâm hồn buồn vui không rõ rệt. Tuy nhiên, lòng tôi đã chùng xuống khi được bạn văn báo tin nhà văn lão thành Phạm Tường Hạnh (1918 - 2013) đã “ra đi” vào đúng ngày tất niên.
Bỗng nhiên lòng vời vợi buồn. Ông đã đi qua một kiếp người và ai cũng đến cõi đó, biết vậy mà lòng vẫn cứ buồn.
Nhà văn Phạm Tường Hạnh (1918 - 2013)
Quái lạ, một họa sĩ tiên phong trong lãnh vực sáng tác truyện tranh nổi tiếng cùa Việt Nam như Mạnh Quỳnh, lại không có mấy tài liệu đề cập đến.
Thế nhưng, trong ký ức của những người cùng thế hệ thì vóc dáng của ông vẫn còn sừng sững. Mọi người thường nhắc đến ông với tất cả sự khâm phục. Nhà thơ Thy Ngọc ở tuổi “cổ lai hy”, nay ngoài 80 xuân nhớ lại: “Năm tôi học lớp 3, lớp 4 tiểu học thì họa sĩ Mạnh Quỳnh đã nổi tiếng. Bấy giờ, ông vẽ truyện tranh phiêu lưu, vui nhộn nhưng lại có tựa bí hiểm là Kao co và vẽ nhân vật Vá, Vếu cho tờ báo Cậu Ấm - Cô Chiêu của ông Thái Phỉ Nguyễn Đức Phong”.
Tư liệu L.M.Q
Trang 72 trong tổng số 79