Theo “đơn đặt hàng” của bạn đọc, ngày 10.1.2007, báo PN TP.HCM đã tổ chức tọa đàm chủ đề trên với sự tham dự của nhiều nhà văn, nhà phát hành, trung tâm bảo vệ bản quyền... Cuộc tọa đàm lý thú này đã góp phần lý giải câu hỏi rất thời sự trên và gợi mở nhiều vấn đề mà các nhà quản lý không thể không quan tâm để cải thiện đời sống của nhà văn - những người đã nuôi dưỡng tâm hồn bạn đọc nhiều thế hệ.
Nếu trong đời có lần ta quá ngao ngán tình đời thốt lên “đời đáng chán”, muốn chết quách đi cho xong thì hãy vào... trại phong Bến Sắn! Lúc đó ta sẽ thấy những lời nguyền rủa, than thân trách phận ấy trở nên lố bịch. Ta sẽ thấy ở đây có những số phận bi thảm, phải gánh chịu căn bệnh ngặt nghèo, bi thảm hơn ta gấp triệu triệu lần thế nhưng họ vẫn níu lấy sự sống, thèm sống dẫu từng ngày đớn đau đến tột cùng. “Tháp tùng” theo nhà biên kịch, đạo diễn Lê Thu Hạnh (VTV) chúng tôi đã lên Bến Sắn để thực hiện bộ phim về một bệnh nhân nổi tiếng: thi sĩ Đơn Phương.
Đêm qua, 21.7.2012, tôi cùng mẹ Chị Đẹp và chị đi xem chương trình Số phận - kỷ niệm 15 năm ca hát của Đàm Vĩnh Hưng tại sân Lan Anh. Tôi thất vọng. Có một chút tấu hài, có một chút ảo não, có một chút diễn trò, có một chút phiêu bồng lãng đãng, nhưng không đọng lại một ấn tượng nào. Nghe và quên. Thấy và quên. Chuyện đó cũng bình thường. Sân khấu vẫn đông. Sân khấu vẫn đẹp. Tiếng vỗ tay vẫn rộn ràng. Người ra về vẫn lác đác. Nay, post lại bài tôi viết về chương trình Dạ tiệc trắng của anh vào năm 2008. Đêm ấy, tôi thật sự ấn tượng và nhớ đến bây giờ. Còn bây giờ, chương trình mới diễn ra lại quên.
22.7.2012
Lê Minh Quốc
(nguồn: Cô gái Đồ Long)
Chiều ngày 18.7.2012, tại Hội Nhà báo TP.HCM nhà văn, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân đã chính thức ra mắt hai tập sách mới: Tuyễn tập phóng sự Kính thưa O6sin, Để viết phóng sự thành công (NXB Thông Tấn). Nay post bài tôi viết về Huỳnh Dũng Nhân từ năm 1994, và anh đã chọn in lại trong tập sách ấn hành dịp này.
1.
Hỡi ôi khi ở trong lòng mẹ
Ta đã muốn đi trọn kiếp người
(Nguyễn Nho Sa Mạc)
Đây là cuộc cuộc vận động sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu Sử ca Việt Nam do Nhà văn hóa Thanh niên và Trung tâm Văn hóa TP.HCM phối hợp tổ chức, tập bài hát và bộ CD Sử ca Việt Nam đã được biên soạn và phát hành, với sự cộng tác của doanh nghiệp sách Thành Nghĩa và Hãng phim Trẻ. Sự việc này diễn ra vào tháng 8.2008. Với tư cách thành viên Ban Giám khảo (chung với các nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên, Phạm Đăng Khương, Thế Bảo...) khi tập sách được NXB Thanh Niên ấn hành, tôi đã viết Lời giới thiệu. Xin "bật mí" từ cuộc vận động này, ngay sau đó ầm ĩ vụ bản quyền "nhạc sĩ Vũ Hoàng - nhạc sĩ Lê Minh" mà báo chí đưa tin khá sôi nổi.
Lê Minh Quốc
(VII.2012)
Trịnh Lê Văn, Vũ Ân Thy, Hồng Thanh Quang, Lê Minh Quốc tại Hà Nội
Trong ngôn ngữ tiếng Việt, tôi khoái nhất là từ “ăn”. Này nhé! Ăn nằm, ăn ngủ, ăn ảnh, ăn ké, ăn bẻo (ăn chặn), ăn bòn, ăn bóng (ăn nhờ), ăn chõm (ăn phần của người khác) ăn khảnh (ăn ít, theo ý muốn mình), ăn hoang v.v...
Trang 76 trong tổng số 79