TÔI VẼ MẶT TÔI

Mục lục
TÔI VẼ MẶT TÔI
1. Thơ là như thế này sao?
2. Về bài “thơ là như thế này sao”?
2 bis. Về bài “thơ là như thế này sao”?
4. Về bài “thơ là như thế này sao”?
5. Tôi vẽ mặt tôi
6. Đọc tập thơ “Tôi vẽ mặt tôi” của Lê Minh Quốc
7. Đọc tập thơ “Tôi vẽ mặt tôi” của Lê Minh Quốc
8. Quanh tập thơ “Tôi vẽ mặt tôi”
9. Tôi vẽ mặt tôi
10. Công văn số 05 của NXB Văn hóa Thông tin
11. Ai nỡ thơ ơ với bài thơ… nịnh nọt
12. Mưa dầm ướt văn
13. Nhà thơ trẻ Lê Minh Quốc đã rút vào làm thơ bí mật?
Tất cả các trang

4

Đọc tập thơ: TÔI VẼ MẶT TÔI

Nếu chọn lấy tập thơ mang dấu ấn Lê Minh Quốc nhất, với tôi, tôi chọn Tôi vẽ mặt tôi (NXB Văn hóa Thông tin - 1994). Tập thơ này, ngay sau khi phát hành lập tức đã dấy lên làn sóng phản ứng dữ dội. Ngay cả hệ thống Fahasa cũng không dám nhận phát hành, dù không có lệnh thu hồi. Nhà thơ Trần Nhật Thu trình bày bìa. Tôi sửa bản in (vẫn còn sót vài lỗi) và in tại nhà in của báo Văn Nghệ TP. HCM (lúc đó còn nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai). Nay tôi post lại các bài viết tiêu biểu đã phê phán tập thơ này, kể cả văn bản giải trình của nhà thơ Quang Huy (Giám đốc NXB VHTT) gửi cho Cục Xuất bản.

Tuy nhiên, chỉ sau tập thơ này, các bạn thơ phía Bắc mới bắt đầu chú ý đến Lê Minh Quốc. Và cũng từ tập thơ này, tôi được mời dự Hội nghị Công tác nhà văn trẻ lần thứ IV tại Hà Nội. Hội nghị này diễn ra từ ngày 26.4.1994 tại Cung Hữu nghị Văn hóa Việt - Xô. Đây cũng là chuyến ra Hà Nội lần đầu tiên của nhà văn Sơn Nam, ông đi với tư cách khách mời đặc biệt của Hội Nhà văn Việt Nam.

Chuyến đi này có nhiều kỷ niệm, có dịp sẽ kể lại...

"Từ Tôi vẽ mặt tôi (năm 1994) đến nay anh có ý thức, ham muốn vẽ lại, vẽ thêm gương mặt của mình?". Với câu hỏi này của nhà văn Trần Nhã Thụy, tôi đã trả lời trên báo Văn nghệ trẻ (số 20.6.2004): "Chẳng rõ nữa. Tâm trạng như thế nào thì thơ như thế ấy. Làm sao ai có thể biết được tâm trạng của mình ngay lúc này, một giây sau thì nó sẽ thay đổi như thế nào?".

LÊ MINH QUỐC

X.2012



Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com