THƠ Tập thơ

LÊ MINH QUỐC: ĐI HỌC ĐẦU XUÂN


Sáng đầu xuân, mẹ dẫn em đến lớp
Nắng sân trường đùa giỡn với hoa tươi
Hoàng mai dịu dàng, cúc vàng khoe sắc
"Gieo rắc ngàn hồn hoa xuống đời"
*
"Vui trong bình minh..." (1). Ngân vang tiếng hát
Chim vành khuyên cùng hòa nhịp đồng ca
Mừng tuổi mới - chúc em luôn học giỏi
"Dạ", em thưa với cô giáo hiền hòa
*
Trường em đó, như khu vườn cổ tích
Cả bốn mùa chan chứa một mùa xuân
Lúc em học, ở bên ngoài cửa lớp
Bầy sơn ca cũng ríu rít... đánh vần
*
Cô giáo em mặc áo dài đằm thắm
Gương mặt hiền, em nghĩ giống cô tiên
Lại giống mẹ em luôn chuyện trò nhỏ nhẹ
Lúc giảng bài lại... thỉnh thoảng cười duyên
*
Xuân ơi xuân, ngày đầu xuân đến lớp
Nắng xuân tươi cùng hoa nắng bay vờn
Cô giáo bảo: "Em năm nay lên 6
Mỗi một ngày đi học phải chăm hơn"
L.M.Q
(1) Ca từ "Đón xuân" của nhạc sĩ Phạm Đình Chương

423863871_7780673138628564_952920063508128824_n

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC & Inspired by Coco Mì: CHÀO THẾ GIỚI BÂY GIỜ CON ĐÃ ĐẾN

Copy-of-bia-Chao-the-gioi-web-1

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: YÊU MỘT NGƯỜI LÀ NUÔI DƯỠNG ĐỨC TIN

yeu-1-nguoi---bia-1RRRANH-NAY-

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Lê Minh Quốc - THƠ TÌNH CỦA QUỐC

10

http://www.leminhquoc.vn/lmq/tac-pham-du-luan/nhan-dinh/898-tho-tinh-cua-quoc.html

LỜI THƯA

Tập thơ tình của Quốc (NXB Trẻ) in xong và nộp lưu chiều vào tháng 6.2010. Bìa là tranh sơn dầu tôi vẽ, kể cả chân dung tự họa. Nhà văn Vũ Đình Giang trình bày bìa, họa sĩ Lan Huê trình bày nội dung.

Tôi chọn bài giới thiệu của nhà biên kịch Đoàn Tuấn viết về tập thơ này. Tuấn sẽ thay mặt tôi có Lời thưa. Bao giờ cũng vậy, Tuấn vẫn là người đầu tiên luôn quan tâm tôi đã viết như thế nào. Từ thời bộ đội đến nay. Từ thời độc thân đến lúc đã nặng nợ cơm áo.

Đoàn Tuấn viết:

“Thơ thất tình của Lê Minh Quốc:

Trong những người làm thơ hiện nay, về đời thường, nhà thơ Lê Minh Quốc vẫn là người lãng đãng, hồn nhiên và luôn đeo đuổi những nhan sắc mới

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Lê Minh Quốc - HÀNH TRÌNH CỦA CON KIẾN

9LỜI THƯA,

Tập trường ca Hành trình của con kiến (NXB Trẻ) in xong và nộp lưu chiểu vào tháng 9.2006. Bìa là một phần bức tranh của họa sĩ Suối Hoa. Nhà văn Vũ Đình Giang trình bày bìa, họa sĩ Lan Huê trình bày phần nội dung.

Trong phần Lời Bạt là bài viết của nhà văn Trần Nhã Thụy:

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Lê Minh Quốc - TÔI CHẠY THEO THƠ

8

LỜI THƯA,

Tập thơ Tôi chạy theo thơ (NXB Trẻ) in xong và nộp lưu chiểu vào tháng 1.2003. Hình bài là chân dung tác giả chụp thuở lên mười ở Đà Nẳng. Đẹp trai và trong sáng. Nhìn lại mình thuở nhỏ, trong lòng ai lại không dội về một niềm trắc ẩn và xao xuyến?

Trong tập thơ này, tôi trình bày một vài quan niệm về thơ và nghĩ đến một vài chuyện tình.

Sau này, tôi lại viết một suy nghĩ ngắn “Thơ mãi mãi là niềm bí ẩn” -  cũng nằm trong mạch cảm hứng đó, nhân trả lời câu hỏi của bạn đọc tập san Áo Trắng.

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Lê Minh Quốc - YÊU EM, ĐÀ NẴNG

LỜI THƯA

Tập thơ Yêu em, Đà Nẵng (NXB Trẻ) in và nộp lưu chiểu vào tháng 9.1999. Trước đây, trên báo Phụ Nữ số Xuân, tôi có viết bài tùy bút “Giếng nhà ông ngoại”, nay post lại để thấy được lý do ra đời của tập thơ này:

                                     7                                                                                   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

http://www.leminhquoc.vn/lmq/tac-pham-du-luan/nhan-dinh/986-yeu-em-da-nang.html

 

  “Tuổi thơ của tôi có những vạt mây trắng. Mây bay trên trời xanh lồng lộng bây giờ đã chìm khuất đâu đó trong trí nhớ, nhưng vạt mây từng soi bóng dưới giếng chắc vẫn còn. Giếng nhà ông ngoại. Cái giếng cũ kỹ ấy là một thời kỷ niệm khó quên. Nước trong vắt. Mỗi chiều, bà con láng giềng thường đến múc nước. Tình làng nghĩa xóm thân mật và gần gũi lắm. Trong tôi vẫn còn nghe vọng lên âm thanh của những chiếc gầu va vào thành giếng. Âm thanh của tuổi thơ nhiều mộng mị xa vời.

Lớn lên, có lần đọc một khúc dân ca của người Kampuchia, tôi nghĩ, đã có những cuộc tình bên cạnh giếng. Tại sao? Vì biết đâu trong đám trai làng ngày ấy, chắc rằng đã có lúc, có người tần ngần nhìn xuống giếng sâu và thì thầm trong tâm tưởng:

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Lê Minh Quốc - NẾU KHÔNG CÒN CỔ TÍCH

 

5

LỜI THƯA,

Tập thơ Nếu không còn cổ tích (NXB Đồng Nai) in xong và nộp lưu chiểu vào tháng 10.1995. Lúc bấy giờ, nhà thơ Nguyễn Liên Châu đang đại diện cho NXB Đồng Nai tại TP.HCM. Cơ quan của anh nằm bên hông trường Đại học Sư phạm, hẻm Lê Văn Sỹ, Q.3.

Thỉnh thoảng tôi vẫn đến đây chơi và ăn nhậu lai rai, bàn phiếm về chuyện thơ.

Trong những lần trò chuyện, anh em có sáng kiến làm một Tủ sách chuyên về thơ thiếu nhi. Bấy. Anh Nguyễn Liên Châu ủng hộ ý tưởng này và đầu tư kinh phí.

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Lê Minh Quốc - TÔI VẼ MẶT TÔI

4

http://www.leminhquoc.vn/lmq/tac-pham-du-luan/nhan-dinh/1114-toi-ve-mat-toi.html

LỜI THƯA

Tập thơ Tôi vẽ mặt tôi (NXB Văn hóa thông tin) in xong và nộp lưu chiểu vào tháng 1.1994. Nhà thơ Trần Nhật Thu làm bìa và biên tập, nay anh đã mất.

Ngay từ lúc phát hành đã bắt đầu có nhiều dư luận khác nhau. Phê phán dữ dội. Từ trong Nam đến ngoài Bắc. Có nhiều nơi không dám nhận phát hành, dù không hề có lệnh thu hồi. Giám đốc là nhà thơ Quang Huy phải tường trình và hết sức bảo vệ tập thơ này.

Nay, tôi còn giữ Công văn số 05 do giám đốc NXB VHTT Nguyễn Quang Huy ký ngày 5.3.1994 tại Hà Nội “Kính gửi: Cục xuất bản”. Nguyên văn như sau:

“Chúng tôi vừa nhận được Công văn số 45/CXB ký ngày 8.3.1994 báo tin cho biết là “Hiện nay đang có ý kiến khác nhau” về tập thơ Tôi vẽ mặt tôi của tác giả Lê Minh Quốc do Nhà xuất bản chúng tôi ấn hành.

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Lê Minh Quốc - THƠ TÌNH

3

LỜI THƯA,

Tập thơ tình Lê Minh Quốc in xong và nộp lưu chiểu vào tháng 8.1995. Bìa là tranh của họa sĩ Đinh Cường. Anh Nguyễn Hữu Cứ (nay nhà sách Quang Minh) đầu tư toàn bộ. Thơ in khổ bỏ túi.

Năm tháng đó, hầu như tuần nào, tôi, Đoàn Vị Thượng, Trương Nam Hương, nhạc sĩ Vũ Hoàng, Nguyễn Văn Hiên, Nguyễn Ngọc Thiện… và nhiều anh em khác cũng đều có dịp xuống ký túc xá, giảng đường đọc học đọc thơ.

Còn nhớ, tôi có viết tường thuật lại những giao lưu này trên báo Phụ Nữ. Bài bao có chi tiết, sinh viên tập hợp rất đông, thậm chí họ còn leo lên cây để nghe thơ, nhạc...

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 1 trong tổng số 2

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com