TÁC PHẨM - DƯ LUẬN Nhận định TÔI VẼ MẶT TÔI - 11. Ai nỡ thơ ơ với bài thơ… nịnh nọt

TÔI VẼ MẶT TÔI - 11. Ai nỡ thơ ơ với bài thơ… nịnh nọt

Mục lục
TÔI VẼ MẶT TÔI
1. Thơ là như thế này sao?
2. Về bài “thơ là như thế này sao”?
2 bis. Về bài “thơ là như thế này sao”?
4. Về bài “thơ là như thế này sao”?
5. Tôi vẽ mặt tôi
6. Đọc tập thơ “Tôi vẽ mặt tôi” của Lê Minh Quốc
7. Đọc tập thơ “Tôi vẽ mặt tôi” của Lê Minh Quốc
8. Quanh tập thơ “Tôi vẽ mặt tôi”
9. Tôi vẽ mặt tôi
10. Công văn số 05 của NXB Văn hóa Thông tin
11. Ai nỡ thơ ơ với bài thơ… nịnh nọt
12. Mưa dầm ướt văn
13. Nhà thơ trẻ Lê Minh Quốc đã rút vào làm thơ bí mật?
Tất cả các trang

 

Ai nỡ thơ ơ với bài thơ… nịnh nọt

(Đọc bài thơ Tưởng tượng của Lê Minh Quốc)

 

Quả thật, hơn một năm trở lại đây tôi đã bắt gặp những lời chê trách thơ Lê Minh Quốc qua tập Tôi vẽ mặt tôi trên các báo, các tạp chí và các tập phê bình văn học. Nhưng không lẽ tôi có thể thờ ơ với bài thơ Tưởng tượng của anh trong tập thơ đó?

Con gái duyên dáng như là gió

Thổi cuốn tôi theo vạt áo dài

Sớm mai đi học vừa ra ngõ

Gió thổi hồn tôi lên ngọn cây


Con gái dễ thương như… xe đạp

Ban trưa bướm trắng chở nhau về

Còn tôi đi bộ xa hun hút

Ngóng gửi tình theo trục bánh xe


Con gái đáng yêu như bánh tráng

Tếing cười đỏng đảnh… rất giòn tan

Ồ đừng ví dụ vô duyên vậy

Họ dễ thương như một phím đàn


Con gái thú vị như viên kẹo

Kẹo ngọt ăn hoài sẽ sún răng

Tối về nằm mơ em đã lớn

Sao hàm răng trắng tựa sao băng!

Không thể thờ ơ được, bởi trước hết đó là lời “tự thú” rất… lọt tai của con trai trước con gái. Họ “thú nhận” là “con gái duyên dáng”, “con gái dễ thương”, “con gái đáng yêu”, “con gái thú vị”… Chính vì con gái duyên dáng thế, dễ thương thế, đáng yêu thế, thú vị thế nên cái “gã” con trai trong bài thơ mới… khổ. Nào là bị gió-con-gái cuốn theo vạt áo dài, thổi hồn lên ngọn cây, nào là bị kẹo-con-gái làm… sún răng (ai bảo ham “ăn hoài”!) thậm chí còn bị cả xe-đạp-con-gái mê hoặc (có thế mới “ngóng gửi tình theo trục bánh xe” chứ!)...

Bài thơ cuốn hút người đọc bằng cách diễn đạt hết sức thoải mái, tự nhiên, hóm hỉnh trong câu chữ, mà không hề đánh mất vẻ đẹp trữ tình, lãng mạn của ý thơ.

Con gái có thể… phập phồng mũi lắm chứ, khi mà “họ” ví mình như gió, như bướm trắng, như phím đàn, và nhất là còn nằm mơ thấy mình “hàm răng trắng tựa sao băng”…

Ồ, xin thưa tác giả và thưa toàn bộ con trai, con gái cảm ơn và chấp thuận bài thơ mang tính chất rất chi là… “nịnh nọt” này đấy! Bởi ai có thể “sắt đá” tới mức làm ngơ? Ơ, nhưng giả bộ làm ngơ thì… cũng được. Con gái mà! Và có thế thì con trai mới chịu…. “tưởng tượng” chứ!

Hà Nội, chiều 6-10-1994

Khánh Hạ

(nguồn: báo Hoa Học Trò số 11/1994)



Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com