TÁC PHẨM - DƯ LUẬN Nhận định TÔI VẼ MẶT TÔI - 6. Đọc tập thơ “Tôi vẽ mặt tôi” của Lê Minh Quốc

TÔI VẼ MẶT TÔI - 6. Đọc tập thơ “Tôi vẽ mặt tôi” của Lê Minh Quốc

Mục lục
TÔI VẼ MẶT TÔI
1. Thơ là như thế này sao?
2. Về bài “thơ là như thế này sao”?
2 bis. Về bài “thơ là như thế này sao”?
4. Về bài “thơ là như thế này sao”?
5. Tôi vẽ mặt tôi
6. Đọc tập thơ “Tôi vẽ mặt tôi” của Lê Minh Quốc
7. Đọc tập thơ “Tôi vẽ mặt tôi” của Lê Minh Quốc
8. Quanh tập thơ “Tôi vẽ mặt tôi”
9. Tôi vẽ mặt tôi
10. Công văn số 05 của NXB Văn hóa Thông tin
11. Ai nỡ thơ ơ với bài thơ… nịnh nọt
12. Mưa dầm ướt văn
13. Nhà thơ trẻ Lê Minh Quốc đã rút vào làm thơ bí mật?
Tất cả các trang


Đọc tập thơ “Tôi vẽ mặt tôi” của Lê Minh Quốc

Giá như tập thơ chỉ có khoảng 10 bài kiểu như các bài Gặp ở Ăngco-vát, Sau cánh gà, Ngày xưa, Khi gần 17 tuổi, Định nghĩa về đất nước, Giấc mơ, chiều mưa, Bản Tango ly biệt… thì nó sẽ là một tập thơ tốt. Thơ Lê Minh Quốc có giọng điệu riêng, thi tứ dồi dào, liên tưởng mạnh mẽ, ngôn ngừ táo bạo… Chính chỗ mạnh này được triển khai ra thêm khoảng 50 bài thơ “có vấn đề” nữa đã làm uổng tập thơ.

“Vấn đề” ở đây là vấn đề thể hiện “nhục cảm” trong thơ. Ngòi bút buông thả, phóng túng một cách bạt mạng tạo nên cảm giác nhục dục quá trần tục, gây cảm giác nặng nề phiền muộn cho người đọc. Nghe người viết bài này trách cứ nghiêm khắc, tác giả đã giãi bày là vì muốn đi tìm cái mới cho thơ: “Khó mà tìm được ở hình thức, chỉ có thể tìm ở nội dung, đề tài…” cụ thể ở đây là quan hệ tình dục.

Thật ra từ xưa ca dao dân gian, các nhà thơ tiền bối đã viết nhiều về chuyện nay nhưng lại hết sức thanh tao; “Yêu nhau cởi áo cho nhau. Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay”; “Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên” (Nguyễn Du) và hàng loạt bài thơ rất tục mà thanh của Hồ Xuân Hương…

Cho nên hướng tìm tòi cái mới của Lê Minh Quốc đã sai lạc. Rất tiếc là NXB Văn hóa Thông tin đã không giúp tác giả sớm phát hiện ra chỗ yếu của tập thơ để kịp thời bổ cứu. Nhưng mà thôi, cần gì phải “đao to búa lớn”. Hy vọng rằng tác giả sẽ “thực sự cầu thị”. Được như vậy tôi tin rằng sẽ tiếp tục được đọc những tập thơ nghiêm túc hơn của tác giả sau này.

Diệp Minh Tuyền

(Báo Văn nghệ TP.HCM số 31/3/1994)



Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com