Phan Văn Thịnh: MƯA...

 

muaRjpg
(Ảnh: Internet)

Mưa đưa từng sợi nhớ

Gió về gợi lòng đau

Mây chiều nay qua ngõ

Buồn nào có bay mau.


Mưa đan từng sợi nhớ

Sầu còn len mắt nhau

Chao ôi...là sương khói

Mắt xanh nhạt mấy màu...


Tóc em từng sợi nhớ

Như mây hờn qua vai

Cho hồn anh ngủ muộn

Đêm vọng tiếng thở dài


Đêm nghe mưa về phố

Ở trên tận rừng sâu

Gió gào lay biển mộng

Tình ai lỡ chuyến tầu...


Lạy em thôi gieo sầu

Lạy em ngàn lần nữa

Lạy trời thôi mưa ngâu

Thiên thu vỡ giọt sầu...


Đêm nay mưa về phố

Cho nỗi niềm dâng cao

Ai vo tròn thương nhớ?

Lạy trời... đêm qua mau

 

P.V.T

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Lê Hưng VKD: MẠN ĐÀM HAI CHỮ ÂM DƯƠNG

 

Hai chữ ÂM và DƯƠNG, theo cách nghĩ của nhiều người từ trước tới nay (đầu thế kỷ 21) là từ vựng thuộc phạm trù  “tâm linh cổ phương đông” (prémonition traditionelle de l’Asie orientale), chỉ định cõi chết (ÂM PHỦ) và cõi sống (DƯƠNG GIAN). Hai từ vựng này còn sử dụng làm thuật ngữ cho y học cổ truyền, cho phong thủy, cho tín ngưỡng dân gian như tang lễ, lễ hội… Sự việc này dễ sinh ra thành kiến: nói chuyện ÂM DƯƠNG trong đời sống đương đại, là chậm tiến, là cản trở văn minh!

 

lon-am-duongRRRR

Biểu tượng âm - dương trong tranh dân gian Việt Nam

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Lâm Bích Thủy: Đi Tìm BẾN MY LĂNG trong thơ YẾN LAN


Không biết tự bao giờ cái không gian mơ, thực đầy tình người của một bến sông tên là Bến My Lăng đến và lắng lại trong tôi...? Phải chăng một sáng nọ, khi tôi học lớp 10, thấy ông anh họ hí hoáy vẻ trên sổ tay cái tựa của một bài thơ là Bến My Lăng. Chữ Bến My Lăng anh viết bằng bút máy Trường Sơn, nét chữ thanh mảnh, mực xanh mờ dần rất nghệ thuật. Xa xa anh vẻ vài bụi cỏ có hoa nở đỏ li ti lã lướt …tôi thấy thinh thích; nhưng không biết mình thích nỗi gì?! chỉ nói: “Anh viết đẹp nhỉ!” Anh cười và hỏi: “Em biết bài thơ này của ai không?”. "Không"- tôi trả lời gọn lỏn. Vì lúc ấy bạn ơi, tôi không quan tâm đến công việc của cha mình - nhà thơ Yến Lan - đâu. Rồi sau đó, tôi lại được nghe chị cùng cơ quan - người Huế kể: "Bài thơ của ba em, trước đây, ở Huế, có một họa sĩ rất mê, anh ta đã thể hiện hình ảnh về cái Bến My Lăng bằng bức tranh vô cùng nên thơ, và lãng mạn! Bức tranh ấy hiện có thể ở đâu đó trong nhà của một gia đình thuộc dòng dõi quan lại ở Huế".

 

nha-tho-yen-trang
Nhà thơ Yến Lan

Chia sẻ liên kết này...

 
 

ĐƯỜNG LUẬT XƯỚNG - HỌA

tre2re

(Ảnh: Internet)

 

Xướng - họa Đường luật là thú vui tao nhã của các nhà thơ ngày trước. Thể loại thơ này xuất hiện trong văn học Trung Hoa đời nhà Đường (618 - 907).

Không phải nhà thơ nào cũng có thể làm thơ Đường luật được bởi phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc về bố cục, quy tắc về đối, quy tắc về vần, quy tắc về thanh (hay còn gọi luật bằng trắc) và quy tắc về niêm.

Anh em  yêu thơ Đường luật trên facebook vừa email cho tôi hàng trăm bài thơ xướng - họa với nhiều chủ đề khác nhau. Nay, tôi chỉ chọn dăm bài thơ Vịnh cái bát, ít nhiều có hơi hướm Hồ Xuân Hương giới thiệu cùng bạn yêu thơ Đường luật.

L.M.Q
VII.2014

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Chị Đẹp - từ trang mạng đến trang sách


Trên văn đàn miền Nam từng có những ký bút danh bắt đầu bằng “Bà”: nhà văn Bà Tùng Long; sau này, có người tự xưng Anh Bồ Câu, Anh Cỏ Cú; xưng “Chị” như Chị Hạnh Dung, Chị Thanh Tâm… Cách “xướng danh” ấy, nghĩ cho cùng ấy là do sở thích của mỗi người. Và bây giờ trong “trường văn trận bút” lại có thêm Chị Đẹp không “đụng hàng” với ai khác.

Với tập sách đầu tay Sóng đưa nước (NXB Hội Nhà văn), rồi Ve vãn Sài Gòn (NXB Trẻ) ít nhiều đã được công chúng biết đến, nay Chị Đẹp lại có tập sách khiến không ít người “choáng” với cái tên: Sài Gòn mùa trứng rụng (NXB Hội Nhà văn).


chi-dep_w_480
Tác giả Chị Đẹp

Chia sẻ liên kết này...

 
 

ĐOÀN TUẤN: Vài hình ảnh đường phố Paris

 

Tháng 7.2014. Những ngày ở Pháp, ngoài việc thăm các viện bảo tàng - như Bảo tàng Louvre (Paris), nhà thơ, nhà biên kịch Đoàn Tuấn còn có thú vui lang thang trên đường phố Paris. Ngày nay, chỉ cần một cú click chuột, trong nháy mắt lập tức toàn bộ Paris đã hiện trên màn hình. Tuy nhiên, những hình ảnh do Đoàn Tuấn chụp vẫn gợi lại nhiều nét hấp dẫn. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc trang web http://www.leminhquoc.vn


18.-C-n-c-nh-nh-ng-chi-c-kha-tnh-yu

Những chiếc khóa tình yêu trên chiếc cầu ở Paris


L.M.Q

(VII.2014)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

ĐOÀN TUẤN: Các bức tượng châu Phi ở Bảo tàng Louvre (Paris)

 

Nhà biên kịch, nhà thơ Đoàn Tuấn vừa đi Paris (Pháp) tham dự liên hoan phim quốc tế. Những ngày trong tháng 7.2014, anh đã đi nhiều nơi, đến nhiều chốn tại "kinh đô Ánh sáng".

Tuan-8-RR

Email đến trang web http://www.leminhquoc.vn, anh cho biết: "Quốc ơi, đây là những bức tượng trong phòng châu Phi của Bảo tàng Louvre. Mình thấy rất ấn tượng bởi sự cách điệu rất tuyệt vời của chúng. Dường như chúng có họ hàng với tượng nhà mồ của các dân tộc Tây Nguyên. Không lời nào diễn tả hết những cái hay, cái đẹp của những bức tượng này. Thôi thì cứ chiêm ngưỡng chúng. Mình sợ ''nói ra là bạc'' nên cứ lặng lẽ xem. ''Im lặng là vàng'', phải không Quốc?

Vâng, Tuấn nói đúng.

Mời các bạn thưởng ngoạn chùm ảnh các tượng châu Phi tại Bảo tàng Louvre (Paris) do Đoàn Tuấn thực hiện.


L.M.Q

(VII.2014)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

PHAN VĂN THỊNH: Hoa khai


Ngày qua môi cười

khóc đời thương vay

Ngày qua nghe đầy

cuộc mộng trên tay

Ngày qua ngày qua

sương trắng mi gầy...

 

aninternet

(Ảnh: Internet)

 

Tìm em chân mòn

Đâu hạt sương rơi

Tìm em hoa cười

Nụ ngời sương treo

Tìm em, tìm em...

Mây cuối lưng đèo.

 

Tìm em trên đỉnh

Ngón đời thon thon

Bàn tay vô tình

Vỗ cánh chim ngoan

Bàn tay, bàn tay

Ôi nát tim người.

 

Tìm em thiên đường

Hay miền quê hương

Lời xưa chưa từng

Ngỏ lời yêu thương

Lời yêu, lời yêu...

Đã chín môi người.


Thôi thì ta tìm

Một nhành sương mai

Trên nụ hoa khai

Vài hạt long lanh

Long lanh, long lanh

Thơm ngát hiên đời.


P.V.T

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Lâm Bích Thủy : Bình Định trong thơ YẾN LAN



Người đời cho rằng quê hương tôi là “địa linh nhân kiệt”. Tôi không biết mảnh đất eo hẹp ấy có linh thiêng và con người có thực sự kiệt xuất không? Song, dẫu xa quê từ rất nhỏ, phiêu bạc nơi đất khách quê người, nhưng cứ nghe nhắc đến hai từ Bình Định thì hình ảnh người anh hùng áo vải - vua Quang Trung Nguyễn Huệ, oai phong lẫm liệt dẫn đoàn quân chiếm Nam, dẹp Bắc, và dáng vẻ dũng mãnh của nữ tướng Đô đốc Bùi thị Xuân, dùng đôi chân bám dưới bụng ngựa vừa phi vừa bắn cung tên về phía giặc lại hiện rõ trong tâm trí tôi với niềm tự hào trào dâng; rồi cả những thửa ruộng, lũy tre làng, con sông, bến đò; tới bát canh ngót nấu bằng cá liệt, cá thu, cá ngừ lại xốn xang trong lòng tôi thật là khó tả...

 

nguyen-khaiRR

Từ trái: Nhà văn Nguyễn Khải, nhà thơ Yến Lan & nhà thơ Hoàng Minh Châu.Con gái nhà thơ Yến Lan, chị Lâm Bích Thủy cho biết, hiện nay Thị xã An Nhơn (Bình Định) đang có kế hoạch cấp cho gia đình 200 mét vuông đất - nguyên là nhà trẻ không còn sử dụng - làm Nhà Lưu niệm Yến Lan.

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Triệu Lam Châu: Thơ tình Tam Đảo (TÀY - VIỆT - NGA)

 

Lời tâm sự của tác giả:

Tôi là người dân tộc Tày, được sinh ra và lớn lên ở bản Nà Pẳng, xã Đức Long, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng - một vùng núi biên cương phía bắc heo hút của Tổ Quốc. Thời trẻ tôi được học hành tử tế, được gửi đi học dài hạn ngành mỏ địa chất ở Liên bang Nga (1970 - 1976). Do vậy trong tâm hồn tôi có ba bà mẹ văn hoá. Đó là văn hoá Tày, văn hoá Việt và văn hoá Nga.

 

Nh-tho-Tri-u-Lam-Chu---H-i-vin-H-i-nh-van-Vi-t-NamRRR

 

Tháng 5.2013, tôi vinh dự được Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam mời tham dự Trại viết văn Tam Đảo. Tại Trại này tôi đã hoàn chỉnh tập thơ dịch Em bình bình dị như mọi người vậy đó (Thơ Êxênhin) từ nguyên bản tiếng Nga ra tiếng Việt và tiếng Tày. Ngoài ra tôi còn có một chùm thơ tình Tam Đảo nho nhỏ, trong đó có bản thơ tiếng Tày, bản thơ tiếng Việt và bản dịch nghĩa sang tiếng Nga.

Xin trân trọng gửi tới bạn đọc gần xa cùng thưởng thức.

Triệu Lam Châu

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 69 trong tổng số 92

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com