LÊ MINH QUỐC giới thiệu Cây bút trẻ HOÀNG THÚY

caybut-tre-Hoang-ThuyRR

Cây bút trẻ HOÀNG THÚY

Sinh ngày 25- 10-1992 tại Quảng Bình. Thành viên Gia đình Áo Trắng Nha Trang.Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang.  Chuyên ngành sư phạm Mỹ thuật. Hiện tại đang vẽ chân dung tại thành phố Nha Trang.

Đôi lời: "Với em, Thơ đơn giản chỉ là những khoảnh khắc cảm xúc tâm hồn đến bất chợt. Là một giọt sương tinh khôi trong sớm mai nằm yên trên cánh lá, đợi vạt nắng ghé ngang rồi từ từ tan rã quyện vào hơi thở của đất trời. Thật thà và ngốc dại như những gì có sẵn nơi trái tim chân thành nhất".

Vừa vẽ tranh, vừa làm thơ. Trong thơ, có sắc màu. Có điều, những sắc màu ấy tươi tắn như tuổi trẻ. Dẫu có gam buồn nhưng cũng không u ám. Những câu thơ của Hoàng Thúy như tự sự đã bật ra từ lồng ngực, lúc ấy, nó đã thế ắt viết như thế. Không gì phải lên gân, ngoa ngôn ồn ào. Cảm xúc ấy tinh tế: “Nghe câu ca dao run lên từ tiếng dế”. Khi còn trẻ, ngay cả tình yêu dẫu chia lìa, đứt đoạn nhưng rồi họ vẫn có cách nói khác. Với Hoàng Thúy, tôi thích cách nói tưởng nhẹ nhàng mà buốt lạnh đến tê người:

câu chuyện nhập nhằng giữa hai chiều quên - nhớ

em gộp lại một lần thả lửng trên từng ngón tay !

Có thật vậy không? Hỏi, bởi lẽ chính tác giả đã nói đâu đó:

chìa bàn tay ra bấu víu nhưng chỉ toàn hẫng hụt

thời gian phủ màu rêu xanh trên mớ kí ức bộn bề.

Những bài thơ này chẳng khác gì “tình vừa tròn tuổi xanh”. Cứ thế, tiếp tục bước đi trên toa màu và những câu thơ, Thúy nhé.

LÊ MINH QUỐC

Chia sẻ liên kết này...

 
 

DƯƠNG XUÂN LINH & thơ

 

tinh-tho-Duong-Xuan-Linh

Từ phải: Nhà thơ, nhà báo Lê Minh Quốc, Dương Xuân Linh, Minh Lê, Trương Nam Hương, Nguyễn Đình Xê và Phạm Đăng Như Ý

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Chùm thơ TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỢNG

THO-TRUONG-DINH-PHUONG

Tác giả TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỢNG

 

Chia sẻ liên kết này...

 
 

HUỲNH LONG NGÂN: Quà tặng của mưa

20100129103031910mua

(ảnh: Internet)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÂM BÍCH THỦY: Những ngày Học sinh miền Nam trên đất Bắc


Ngày 14.12.2014, chúng tôi - cựu Học sinh miền Nam họp mặt kỷ niệm 60 năm tại Hà Nội. Những gì xảy ra trong những ngày đầu bước chân của tôi đặt trên mảnh đất ấy vẫn còn nguyên vẹn trong tôi.


hsmnRR

Thầy trò của một Trường Học sinh miền Nam trên đất Bắc (năm 1956)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

GS - TS Nguyễn Khánh Trạch: GIÁO SƯ PHẠM KHUÊ - NGƯỜI THẦY HOÀN HẢO

 

GS Phạm Khuê (1925-2003) là người con thứ tám trong số 16 người con của học giả Phạm Quỳnh. Khi nổ ra cuộc Cách mạng Tháng Tám thì Phạm Khuê đang là sinh viên Trường Đại học Y khoa, sống cùng gia đình chị cả Phạm Thị Giá (1913-2000) tại nhà số 5 Phố Hàng Da, Hà Nội.

Được tin cha bị bắt ngày 23/8/1945, Phạm Khuê đã viết bức thư kêu oan gửi Hồ Chủ tịch để hai chị lớn đem lên Bắc Bộ phủ khi được Hồ Chủ tịch tiếp trưa ngày 31/8.

Vừa kéo đàn phong cầm phụ giúp gia đình chị tại rạp chiếu bóng Olympia ở gần nhà, Phạm Khuê vừa tiếp tục học. Kháng chiến toàn quốc, Phạm Khuê cùng gia đình chị và các chị, em, cháu tản cư về làng Tràng Cát, thuộc Ba La Bông Đỏ, Thường Tín (Hà Đông). Sau đó, đưa gia đình về làng Vạn Lộc, Xuân Trường Nam Định. Rồi tiếp tục tìm trường đã chuyển đến địa điểm mới và tiếp tục học. Từ đấy, Phạm Khuê tham gia kháng chiến, cứu chữa cho thương binh, gia nhập quân y, đến năm 1954, về lại Hà Nội thăm chị cả, thì đã ở cấp đại úy Quân đội Nhân dân Việt Nam, phụ trách một viện quân y ở Thanh Hóa. Vợ, cũng là đồng đội. Và ông đã được tặng thưởng Huân chương Chiến sĩ.

Sau khi chuyển về công tác tại Trường Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bạch Mai, Phạm Khuê làm chủ nhiệm bộ môn Nội, rồi từ những năm đầu thập kỷ 1980, ông đề xuất thành lập khoa bệnh riêng cho người cao tuổi, tiền thân của Viện Lão khoa quốc gia Việt Nam và làm Viện trưởng đầu tiên của Viện, cũng làm Chủ tịch đầu tiên của Hội Người cao tuổi Việt Nam.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Phạm Khuê là người con đầu tiên vô Huế, tìm và viếng mộ Thượng Chi- Phạm Quỳnh.

Ông được phong Nhà giáo Nhân dân và đã trúng cử đại biểu quốc hội khóa X của tỉnh Hải Dương - quê cha với số phiếu cao nhất đơn vị bầu cử số I, đạt tỷ lệ 86,11% trong 332.921 cử tri đã tham gia bỏ phiếu. Phạm Khuê là Đảng viên Đảng Lao động Việt Nam  từ năm 1958 (PHẠM TÔN).

 

pham-Quynh-tu-lieu-2-R

GS Phạm Khuê (1925-2003)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

TRẦN VÕ THÀNH VĂN & THƠ

 

tho-ban-docjpg

Tác giả thơ TRẦN VÕ THÀNH VĂN quan niệm về thơ:“Với tôi, làm thơ đó chính là ghi lại những cảm xúc thật của lòng mình. Vì thế, làm thơ với tôi như là sự tự thân, tự nhiên chứ không có sự gượng ép, giả tạo nào. Nói thế không có nghĩa là loại thơ chỉ viết cho riêng mình mà mỗi bài thơ viết ra phải có ý nghĩa và mang giá trị nhân văn gởi gắm”.

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Thơ VŨ XUÂN QUẢN

 

tranhthieunhi-RR

(Ảnh: Internet)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Thơ BÁCH MỴ: Hạnh ngộ & Đêm đàn bà

bachmy-RRR

Tác giả BÁCH MỴ

 

HẠNH NGỘ


Thả nỗi buồn vào tháng 7 mưa ngâu

Cung đường vắng dòng đời xao xác nhớ

Nghe tiếng gió vọng về duyên với nợ

Chiều hanh hao dăm lá nhỏ lìa cành

Những nỗi niềm hạnh ngộ ở bên anh

Trong tâm tưởng rêu xanh men tình ái

Ngày tháng đẹp níu bàn tay vụng dại

Nắng thở dài một chiếc bóng - chung đôi...

 

ĐÊM ĐÀN BÀ


Gió cuốn vạt nắng xanh

Gói vào chiều mềm lá

Đêm căng mùi thơm rạ

Trăng phả nồng chiếu hoa...

 

B.M

 

Cùng một tác giả:

Thơ BÁCH MỴ

Ngày lắp ngày khỏa đêm

Gió sắp đổi mùa

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trương Đình Phượng: THÁNH GIÁ

 

Thanh-giaRRjpg


Hai mốt thế kỷ

Thăng trầm

Những con chiên ngoan đạo

Gánh trên đôi vai

Đức tin

Thiên đàng

Đi

Nát bàn chân

Không hết chiều dài

Thánh giá

 

T.Đ.P

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 61 trong tổng số 92

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com