VĂN XUÔI Truyện ngắn TÚ HỢI: THÁNH THẦN THIÊNG THẬT

TÚ HỢI: THÁNH THẦN THIÊNG THẬT

thanh-than-thing-that--1

Cùng một chủ đề:

BÀI HỌC VỀ HƯU

NGHỆ THUẬT THOÁT HIỂM

VỤ ĐIỀU TRA CHẤN ĐỘNG CỦA Sherlock Holmes

Tội gì phải nai lưng làm "đày tớ

Dân tình tệ bạc quá đi mất

Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!

ĐỘNG CƠ LÀ ĐỘNG CƠ GÌ?

LỜI DẠY CỦA CỤ BÁ KIẾN

Diễn văn trứ danh của ngài Nghị Hách

Ông trời của làng Vũ Đại

"NGHỆ THUẬT" NÓI

"Nghệ thuật" chuẩn bị" vào đời

Chí Phèo tân truyện

Luật... mọc sừng

Phường chèo làng ta

Sự kinh ngạc của Thị Mịch khi lên Kẻ Chợ

Cụ Bá Kiến và Năm Sài Gòn "bàn giao công nghệ"

Chúa Chổm và ông già Noel

Thúc Sinh - Đệ nhất cao thủ võ lâm.... sợ vợ

Dân đen sướng lắm chứ

"BÍ KÍP" QUAN TRỌNG NHẤT

Bí kíp thành công trong mọi cuộc thi "chạy"

Cuội đời mới

Nỗi lòng cụ Ngáo

"KHÔNG SAO" -  NGHĨA LÝ RA LÀM SAO?

LAI RAI NGẪM NGHĨ CHUYỆN ĐỜI

Tội trạng của con kiến

Sự linh nghiệm của một quẻ bói

KHÓ LẮM, KHÓ LẮM CƠ

KINH NGHIỆM NÓI DÓC

Sự đời, đơn giản vậy thôi

THẾ MIỆNG NHÀ MÀY CÓ GÌ?

Vì sao Don Juan ngủm củ tỏi?

SỰ TÍCH RA ĐỜI CỦA CÂU: "MIỆNG QUAN TRÔN TRẺ"

Có tiền xúng xính sướng như tiên?

Vì sao cụ cố cỡi hạc quy tiên?

Nỗi lòng của thầy giáo Thứ

SỰ CỐ NÀY MỚI LÀ SỰ VINH HOA

XIN LỖI, ÔNG LÀ AI?

Cuộc bình chọn bất ngờ vào phút chót

TUYỆT ĐỈNH KUNGFU

Nguồn gốc ra đời câu: "Cháy nhà lòi ra mặt chuột"

VÌ SAO CHỊ DẬU IM LẶNG?

KÊT CỤC BẤT NGỜ CỦA MỘT CUỘC THI THƠ

Danh hiệu mới nhất của Kép Tư Bền là gì?

KHỔ THÂN TIẾNG VIỆT TE TUA MỖI NGÀY

Tốt quá. Phải đi trước thời đại

Đúng không nào hỡi dân làng ta

ĐỀ THI KHÓ QUÁ! TRÍ TUỆ QUÁ!

XUÂN TÓC ĐỎ SẼ NHẬN GIẢI NOBEL?

Bí mật của Xuân Tóc Đỏ lần đầu tiên công bố

XUÂN TÓC ĐỎ HIẾN KẾ "NHẤT CỬ LƯỠNG TIỆN"

Thêm một tiết lộ động trời về XUÂN TÓC ĐỎ

Bí kíp làm báo của Xuân Tóc Đỏ

"Độc chiêu" của Xuân Tóc Đỏ

LAI RAI TÁN GẪU CHUYỆN ĐỜI

Lại nói về cô Tư Hồng. Tương truyền ra, cô là “nữ quái” may mắn nhất trong giới quần thoa vì được cụ Tam Nguyên phóng bút tặng cho câu đối cực hay:

Khắp cõi trời Nam đều biết tiếng,

Nghìn năm danh tiếng của bà to!

Đắc giá nhất vẫn là chữ “của”. Ai muốn hiểu sao thì hiểu, vì hiểu lệch lạc nên xưa nay không ít nhà văn, nhà báo đã dựng cuộc đời của cô thành tiểu thuyết, điều tra, phóng sự nhiều kỳ rất ly kỳ tình ái. Mà, đàn bà con gái vẫn ghét nhất là qua đó, họ bị bơi móc đời tư nhất là về chuyện đã ăn nằm với những ai, đã cưới mấy đời chồng, lúc li dị chia chác của cải ra làm sao v.v… và v.v... Cô Tư cáu lắm. Sao không giỏi viết về cô Bé Tí đi nào? Ừ nhỉ, tại sao thế?

Với câu hỏi hóc búa này, cô Tư đã đem đến nhà cô Bé ở phố Hàng Bạc vào một ngày nắng đẹp.

Theo hồi ký của nhạc sĩ Phạm Duy: “Vào trong nhà cô là như lạc vào trong truyện vẽ bằng tranh, vào trong truyện thần tiên. Nào là những xác chim, xác hổ được nhồi bông. Nào là những con rắn sống uốn mình quanh chiếc ngai sơn son thếp vàng trên đó có cô Bé Tý ngồi bảnh choẹ và lên đồng thường xuyên giữa một đám đầy tớ toàn là những người lùn. Ai vào nhà Cô thì đều phải gọi cô là Bà Chúa”.

Vừa bước vào nhà, cô Tư đã choáng ngợp khi thấy nhang đèn nghi ngút, tiếng đờn chầu văn lả lướt, léo réo nhộn nhịp rộn rịp rộn ràng. Mãi đến chiều, lúc vãn tuồng lên đồng đàn ca sáo nhị, cô Tư mới tiếp cận được cô Bé. Trong căn phòng nào nhang thoang thoảng, nào khói nghi ngút, nào tượng thánh, nào tượng thần sặc sỡ sắc màu, cô Tư cười mà rằng:

- Cô là đứa bán trời không mời thiên lôi, báng bổ thần thánh sao nay lại thay đổi như chong chóng thế này?

Cô Bé cười cái rần:

- Thời đã thế, thế thời phải thế, chị ạ. Từ ngày lập nên cái phủ này, tiền chảy vào như nước.

Cô Tư ngạc nhiên:

- Như nước?

- Vâng ạ, các quan nhà ta tâm trí ngày đêm lo toan việc nước. Mà việc nước là việc của dân. Mỗi lần ban hành cái công văn gì đó mà dân la toáng lên, phản đối ầm ầm là hỏng việc nước. Vì thế, trước lúc đặt bút ký là họ phải hỏi ý kiến của… cõi trên.

À, thì ra thế. Cô Tư sực hiểu, gật gù đầy thán phục:

- Đúng là cô bắt đúng thời cơ. Thế thì, các quan nhà ta đến phủ đây, họ cầu xin những gì?

- Thì xin thăng quan tiến chức, xin tai qua nạn khỏi, xin lộc của thánh để cửa nhà tiền vô như nước mà yên tâm lo cho nước, cho dân…

- Họ chỉ khấn thế thôi à?

Cô Bé cười sặc sụa:

- Ngố nhỉ? Thế thì ai đến đây làm gì? Phải… ban ấn cho họ chứ!

Ấn gì? Nhìn bộ mặt ngơ ngơ ngáo ngáo như rắn ráo mồng năm, cô Bé bèn cất tiếng:

- Quýt đâu, đem ấn ra đây!

Đó là cái khuôn dấu bằng đồng có khắc to tổ chảng hai chữ: “Thanh liêm”. Bất giác, cô Tư Hồng kêu ré lên:

- Thánh thần mù à? Loạn hết cả rồi.

Cô Bé nghiêm mặt:

- Suỵt, chớ dại mồm dại miệng. Có thờ có thiêng, có kiêng có lành.

Cô Tư thở dài:

- Tôi nào dám nói gì đâu. Thế mới biết… thánh thần thiêng thật.

Cô Bé bèn hỏi tới tấp:

- Thiêng như thế nào hử?

- Hèn chi… củi vào lò ngày một nhiều!

Câu chuyện này, đến đây là hết. Chưa hết đâu, vì bấy giờ bọn hát xẩm ở bến đò, bến xe, đầu đường xó chợ đã ngâm ca hò vè ì sèo câu hát cực hay nhại theo thơ của cụ Yên Đỗ:

Khắp cõi trời Nam đều biết tiếng

Quan to xin ấn, ấn càng to

Thánh chứng “Thanh liêm”, thần thiêng thật

Phút chốc thăng thiên… củi vào lò!

T.H

(Nguồn: Báo Tuổi Trẻ Cười ngày 1.3.2019)

Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com