VĂN XUÔI Truyện ngắn TÚ HỢI: NỖI LÒNG THẦY GIÁO THỨ

TÚ HỢI: NỖI LÒNG THẦY GIÁO THỨ

 

NOI-LONG-THAY-GIAO-THU

 

- Ơ kìa, quan nghị, cơn cớ làm sao ngài lại ghé thăm ta? Thiệt, rồng ghé nhà tôm. Mẹ nó đâu? Khách đến nhà không gà thì vịt. Huống hồ gì cậu nghị xưa vốn là học trò nhà ta.
 

Quan nghị vội vàng xua tay:

- Bẩm thầy, thầy chớ nói những lời xã giao, khách sáo ấy, em giảm thọ mất. Bữa nay, em đến đây xin được hầu chuyện với thầy. "Học Nhi bất yếm, hối nhân bất quyện". Học không biết chán, dạy người không biết mệt. Người đó, chỉ có thể là thầy. Em luôn luôn khắc dạ ghi lòng, mãi mãi tôn thờ truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, thầy cũng như cha. Vì thế, em dám mong thầy cho lời khuyên.

Lời khuyên gì? Chuyện gì? Cơn cớ gì? Những câu hỏi ấy, xoẹt ngang qua đầu thầy giáo Thứ. Không đợi thầy trả lời, quan nghị ngồi bẹt xuống ghế, nói ngay:

- Cuối năm nay, em về hưu thầy ạ. Suốt cả một đời hy sanh vì đại cuộc, vì phấn đấu, vì nỗ lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện, tiến bộ tột bực cho làng ta nên em cũng tiết kiệm được một khối tài sản nho nhỏ. Em muốn…

Biết ngay mà, các quan chức lúc hạ cánh an toàn thường có tấm lòng từ bi bát ngát, do đó, thầy nói ngay:

- Em muốn làm từ thiện à? Tốt lắm. Bà con ở vùng sâu, vùng xa nghèo rớt mồng tơi, mất mùa thất bát, họ đang…

Quan nghị ngắt lời:

- Nhường cơm sẻ áo, lá lành đùm lá rách, miếng khi đói bằng một gói khi no v.v… và v.v… đã có cơ quan, đoàn thể chuyên ngành lo rồi. Đó là chuyên môn lẫn nghiệp vụ mà tổ chức đã phân công rành mạch, cực kỳ đúng quy trình. Há lẽ nào, em đây lại dẫm chân lên họ? Ý em muốn là dùng số tiền tiết kiệm xây dựng sinh phần để lúc em về chín suối, bà con trong làng xuân thu nhị kỳ đến dâng hoa, thắp nén nhang bày tỏ ngưỡng mộ, tri ân người đã khuất. Ý thầy ra làm sao?

Nghe lùng bùng cả lỗ tai, thầy giáo Thứ ngoảnh mặt về sau bếp:

- Thế nào mẹ nó, đã có gà qué gì chưa?

Có tiếng “dạ” vang lên rền vang, thánh thót. Có tiếng vịt, gà quang quác. Bấy giờ, giáo Thứ mới gật gù:

- Ý nguyện của ngài, nói như văn chương kiếm hiệp Kim Dung là “độc cô cầu bại”. Quan chức nào cũng có tấm lòng nhân ái, biết lo xa như em nên xưa nay làng ta mới có câu truyền miệng từ đời này sang đời khác…

Quan nghị mừng rỡ, hấp tấp, vội cắt ngang:

- Bẩm thầy, câu gì à? Có phải câu: “Một người làm quan cả làng hưởng xái”?

- Ừ đại khái, cứ cho là thế. Thiên hạ cứ nói ra rả, nghe điếc cả tai với câu này nè:
"Sống chiếm lấy đất vàng, thác cả làng mất đất". Thú thiệt, ta không rõ câu này ra đời thời điểm nào, chỉ biết khoảng 1882-1884, Quận công Nguyễn Hữu Độ lúc làm Tổng đốc Hà Ninh đã bắt thuộc hạ bỏ ra hơn một vạn quan tiền dựng sinh từ, tức đền thờ dù vẫn đang còn sống nhăn răng. Chuyện kỳ quái này, Đại Nam thực lục, tập 36 do Quốc Sử quán triều Nguyễn biên soạn còn ghi chép rành rành, ta nào dám dựng chuyện. Cụ Nguyễn Khuyến chứng kiến sự nhố nhăng ấy mà viết nên bài thơ “Quá quận công Hữu Độ sinh từ hữu cảm” - nghĩa là Cảm nghĩ lúc qua sinh từ Nguyễn Hữu Độ. Cụ cho biết lúc quận công còn sống, đang ăn trên ngồi trốc thì “cân đai bốn mùa lui tới tấp nập”, ai không được vào dự thì buồn than như cha chết! Ấy thế mà…
 

Dù nghe tiếng thở dài của thầy, nhưng quan nghị vẫn hấp tấp:

- Là thế nào hả thầy?

Giáo Thứ vẫn ngửng mặt lên trời, tiếp tục thì thào:

- Là thế này: “Ông mất, áo mũ không họp nữa/ Lửa hương lạnh ngắt, lúa mọc đầy/ Có ông “thứ nhì không tên” đến”/ Sớm hôm chống gậy vào chốn này” (1). Ông thứ nhì là ai? Chẳng rõ cụ Yên Đỗ ngụ ý ám chỉ hạng người nào. Vì rằng, cứ theo như thành ngữ nước Nam có các câu như Thứ nhất quận công, thứ nhì ị đồng; Thứ nhất lưu danh, thứ nhì lưu xú; Thứ nhất quan sai, thứ hai khách nợ; Thứ nhất quận công, thứ nhì không khố… Vậy theo ngài, ông “thứ nhì không tên” cụ thể trong bài thơ này là ai?

Bỗng nghe có tiếng chó sủa vang, tiếng chưởi thề ỏm tỏi, đang thả hồn vào thơ, lại nghe âm thanh náo động, tục tằn, thô lỗ ấy, giáo Thứ như sực tỉnh. Thì ra, quan nghị đã nhanh chân tếch ra đến ngoài cổng, ứ thèm chào từ biệt thầy lấy một câu.

(1) Nguyễn Khuyến tác phẩm, NXB TP.HCM - 2002, tr. 431

T.H

(nguồn: Báo Tuổi trẻ cười ngày 15.11.2018)

Cùng một chủ đề:

BÀI HỌC VỀ HƯU

NGHỆ THUẬT THOÁT HIỂM

VỤ ĐIỀU TRA CHẤN ĐỘNG CỦA Sherlock Holmes

Tội gì phải nai lưng làm "đày tớ

Dân tình tệ bạc quá đi mất

Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!

ĐỘNG CƠ LÀ ĐỘNG CƠ GÌ?

LỜI DẠY CỦA CỤ BÁ KIẾN

Diễn văn trứ danh của ngài Nghị Hách

Ông trời của làng Vũ Đại

"NGHỆ THUẬT" NÓI

"Nghệ thuật" chuẩn bị" vào đời

Chí Phèo tân truyện

Luật... mọc sừng

Phường chèo làng ta

Sự kinh ngạc của Thị Mịch khi lên Kẻ Chợ

Cụ Bá Kiến và Năm Sài Gòn "bàn giao công nghệ"

Chúa Chổm và ông già Noel

Thúc Sinh - Đệ nhất cao thủ võ lâm.... sợ vợ

Dân đen sướng lắm chứ

"BÍ KÍP" QUAN TRỌNG NHẤT

Bí kíp thành công trong mọi cuộc thi "chạy"

Cuội đời mới

Nỗi lòng cụ Ngáo

"KHÔNG SAO" -  NGHĨA LÝ RA LÀM SAO?

LAI RAI NGẪM NGHĨ CHUYỆN ĐỜI

Tội trạng của con kiến

Sự linh nghiệm của một quẻ bói

KHÓ LẮM, KHÓ LẮM CƠ

KINH NGHIỆM NÓI DÓC

Sự đời, đơn giản vậy thôi

THẾ MIỆNG NHÀ MÀY CÓ GÌ?

Vì sao Don Juan ngủm củ tỏi?

SỰ TÍCH RA ĐỜI CỦA CÂU: "MIỆNG QUAN TRÔN TRẺ"

Có tiền xúng xính sướng như tiên?

Vì sao cụ cố cỡi hạc quy tiên?

SỰ CỐ NÀY MỚI LÀ SỰ VINH HOA

XIN LỖI, ÔNG LÀ AI?

Cuộc bình chọn bất ngờ vào phút chót

TUYỆT ĐỈNH KUNGFU

Nguồn gốc ra đời câu: "Cháy nhà lòi ra mặt chuột"

VÌ SAO CHỊ DẬU IM LẶNG?

KÊT CỤC BẤT NGỜ CỦA MỘT CUỘC THI THƠ

Danh hiệu mới nhất của Kép Tư Bền là gì?

KHỔ THÂN TIẾNG VIỆT TE TUA MỖI NGÀY

Tốt quá. Phải đi trước thời đại

ĐỀ THI KHÓ QUÁ! TRÍ TUỆ QUÁ!

XUÂN TÓC ĐỎ SẼ NHẬN GIẢI NOBEL?

Bí mật của Xuân Tóc Đỏ lần đầu tiên công bố

XUÂN TÓC ĐỎ HIẾN KẾ "NHẤT CỬ LƯỠNG TIỆN"

Thêm một tiết lộ động trời về XUÂN TÓC ĐỎ

Bí kíp làm báo của Xuân Tóc Đỏ

"Độc chiêu" của Xuân Tóc Đỏ

LAI RAI TÁN GẪU CHUYỆN ĐỜI

Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com