Một chuyến đi du lịch của người thân (Mỹ)
“Mưa chi mưa mãi
Lòng biết thương ai
Trăng lạnh về non không trở lại
Mưa chi mưa mãi
Lòng nhớ nhung hoài
Nào biết nhớ nhung ai
Mưa chi mưa mãi
Buồn hết nửa đời xuân
Mộng vàng không kịp hái...”
“Mệt quá đôi chân này. Tìm đến chiếc ghế nghỉ ngơi”. Đơn giản tưởng chừng như sống thì phải thở, đói thì ăn, mệt thì nghỉ. Nhưng mấy khi ta dám nghỉ ngơi giữa một ngày tất bật, ồn ào, đua chen, náo nhiệt đang giăng lưới vây bủa trong từng khoảnh khắc? Than ôi, cái sự bận bộn ấy cũng có thể do chính ta tự tạo ra đấy thôi. Ta quên nghỉ ngơi, quên tĩnh lặng để nhìn lại mình, nhìn lại thiên nhiên từng mùa nắng đẹp đang vô tư đến và cũng đang đi như một lẽ tự nhiên. Trong cái đời sống của một công chức mẫn cán, đôi lúc tôi đã quên hẳn đi một góc vườn nhỏ nhoi đã từng hằn vết trong trí nhớ tuổi nhỏ.
Tranh sơn dầu LÊ MINH QUỐC
Một
Hương thơm trinh nữ? Ồ không phải
Hương phở thơm đầy những sớm mai.
Thi sĩ Tản Đà là người sành ăn vào bậc nhất. Có lẽ, ông là người đầu tiên đã “phát hiện” ra... chân lý: Thức ăn ngon nhưng chỗ ngồi không ngon thì ăn không ngon, thức ăn ngon nhưng không có bạn đồng điệu thì ăn không ngon, thức ăn ngon nhưng bát đũa không sạch sẽ thì ăn cũng không ngon... Biết đại khái như thế thì mới thấy nghệ thuật về ăn quả là không dễ.
Phở gánh - tranh lụa của danh họa Nguyễn Gia Trí
Thế nào là người Sài gòn? Câu trả lời không dễ dàng. Xin hãy nghe nhà văn Sơn Nam: "Nên khẳng định hộ khẩu ở Sài Gòn, ông bà đến Sài Gòn từ đôi ba đời là tốt, nhưng vẫn chưa đủ. Nhiều người ở vùng Sài gòn từ nhiều đời, nhưng con cháu lần hồi suy thoái, không theo kịp thời cuộc đã trở nên "xơ cứng", chỉ là dân Sài Gòn về thể xác. Ngược lại, người tuy mới cư ngụ ở Sài Gòn từ năm, bảy năm nhưng đã là "dân Sài Gòn", vì đã kịp thời thích ứng, ngày càng hiểu thêm về vùng đất mình đang sống và ra sức tô điểm thêm". Quan niệm này, chắc hẳn được nhiều người đồng tình.
Ảnh chỉ mang tính minh hoa. Tư liệu L.M.Q
Đám cưới (trích từ Monographie dessinée de l'Indochine: Cochinchine NXB Paul Geuthner xuất bản tại Paris năm 1935. Tư liệu Thư viện Quốc gia TP.HCM. Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Một ngày trên chiến trường
Chỉ gặp cây thốt nốt
Nó cũng được quân hàm
Mãi mãi là binh nhất
Ùa vào trong hai con mắt của tôi đang ngơ ngác mở ra là hàng cây thốt nốt đứng vững chãi ngàn năm trên đất nước Chùa Tháp. Năm tháng của tuổi trẻ đã hiện về rõ mồn một như mộng mị, loáng thoáng trong đầu là những địa danh Svay Rieng, Pray Veng, Stung Treng, Siem Reap, Preh Vihear, Anlung Veng... Tôi sực nhớ đến một dòng suối cạn trong đêm trăng sáng có một gã con trai mười tám tuổi, vai khoác súng AK thong thả đi cùng cô gái Khmer gốc Chàm. Nàng thỏ thẻ xin một ít xà phòng để gội đầu, gã chưa kịp tặng để thay lời tỏ tình thì ngay trong đêm đã có lệnh hành quân. Từ đó, biền biệt xa cách mãi... Cũng là lần thứ nhất trong đời, tôi biết đến hương vị đầu đời của nụ hôn thơm vị đường thốt nốt từ một vùng đất bên ngoài Tổ quốc.
LMQ cùng đạo diễn Trần Tuấn Hiệp và quay phim của VTV trước tượng đài Tưởng niệm quân tình nguyện Việt Nam tại Phnom Penh (2009)
Chưa chuyến đi xa nào đã khiến tôi bồn chồn và hồi hộp như thế. Từ trong ký ức, tôi đã nhớ về mùa xuân năm 1968. Năm đó, sau khi bị chính quyền Sài Gòn khám phá kho vũ khí trong nhà, ba tôi đã bị đày đi Côn Đảo. Tôi luôn tâm niệm phải có mặt nơi đó một lần - một địa ngục trần gian đã tồn tại 113 năm tại Việt Nam.
Tượng thờ Bà Phi Yến tại Côn Đảo. Ảnh: LMQ
Mừng sinh nhật nhà văn Bà Tùng Long (từ trái qua phải: Nguyễn Quang Sáng, Bà Tùng Long, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Nhật Ánh, Lê Minh Quốc). Ảnh: Nguyễn Đông Thức
Chủ nhật, 16/08/2009, 10:02 (GMT+7)
Đã đến Bến Tre chưa? Nghe bạn hỏi như thế, dù có tính cách như anh bạn thơ Phạm Hữu Quang “nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà”, nhưng cái máu giang hồ vặt trong tôi cũng trỗi dậy. Thu xếp lại cái thời khóa biểu của một công chức mẫn cán, tôi lên đường đến vùng đất mà từ ngay sau Cách mạng Tháng Tám được mang tên thi sĩ lừng danh của Nam bộ: Đồ Chiểu. Tôi đến huyện Châu Thành của Bến Tre vào lúc trưa đứng bóng, ngoài trời nắng gắt. Làng quê của miền Nam đất Việt đáng yêu quá. Cũng bóng dừa nghiêng trong nắng, cũng hàng cau đứng thẳng trong gió, cũng tiếng ca cải lương từ chiếc máy radio vọng về như gợi lại một sự thanh bình đã đạt đến sắc màu “cổ điển”.
06/03/2011 8:00
Thuở còn nhỏ, có những ngày rét mướt, gió chạy ù ù trên ngọn cây sầu đông, bà ngoại tôi bảo sang hàng xóm xin lửa. Chẳng nhiều nhặn gì, chỉ vài cục than hồng bỏ trên cái dĩa sành, phía dưới lót tro để khỏi nóng tay cầm.
Trang 59 trong tổng số 60