Suốt đêm chị rạo rực, thỉnh thoảng nhoẻn miệng cười, gật gù ra chiều đắc ý lắm. Nhí nhảnh như con cá cảnh. Quái, anh chồng gặng hỏi nhưng nàng vẫn tỉnh bơ. Có chuyện gì vui mà nàng giấu chăng? Thắc mắc ấy lướt qua nhanh. Rồi cũng như mọi lần, sau khi buông quyển sách, chàng nhíu mắt rồi chỉ vài phút sau ngáy như sấm vang. Chẳng sao. Ngày mai mới chính thức kia mà. Valentine năm ấy cũng là lần đầu tiên nghe anh tỏ tình. Những câu thơ du dương. Nghe mát cả ruột. Kỷ niệm ấy chị vẫn còn như in. À, ngày đó, trong quán cà phê ven hồ, anh đã hôn chị. Giả vờ ngúng ngẩy, làm bộ từ chối nhưng chị vẫn muốn anh: “Đã hôn rồi, hôn lại/ Cho đến mãi muôn đời/ Đến tan cả đất trời/ Anh mới thôi dào dạt”. Nghĩ lại, chị vẫn còn thấy ngượng và sung sướng. Mai là ngày của kỷ niệm đầu đời, chắc chắn anh ấy chẳng hề quên.
“Sài Gòn mùa xuân còn có lá vàng bay/ Có mùa thu nào đang ở lại…” . Vào những chiều cuối năm khi lá vàng nô giỡn trên mặt đường, gió rét lùa về trên tóc bỗng nhiên tôi lại có một niềm vui nho nhỏ: “Sắp Tết rồi”. Lạ chưa, khi ấy trong gió rét chập chờn vẫn còn sót lại những nắng vàng tơ lụa. Nắng mơn trớn. Vỗ về. Và thiên hạ tung tăng xuống phố, khác mọi ngày là choàng trên vai chiếc áo ấm, dù mỏng. Mỏng, dày không quan trọng vì chỉ cốt để làm duyên. Nhờ vậy đường phố đa dạng hơn và trông như có nhiều sắc màu chuyển động trên mặt đường của một thành phố công nghiệp.
Ảnh: L.M.Q
“Mừng ngày Tết trên khắp quê tôi/ Người ra Trung, ra Bắc, vô Nam Dù đi đâu ai cũng nhớ/ Về chung vui bên gia đình/ Tết Tết Tết Tết đến rồi”. Vừa nghe tiếng hát nhí nhảnh, rộn ràng, cô vợ ngoái lại hỏi chồng: “Ủa, năm này gia đình mình ăn Tết ở đâu anh?”. Anh chồng đang nghía cành đào tươi thắm, thả hồn du dương theo tiếng nhạc, giật mình: “Ừ, cũng như mọi năm”.
- Phiền đến thế là cùng. Thêm một ly nữa nhé? Tớ muốn uống cho say trước khi về nhà ngủ đây! Này ông, về nhà là trở về không gian yên tĩnh, vậy mà cũng không xong. Khách đến chơi nhà làm là xáo trộn mọi sinh hoạt thường nhật. Khổ thế. Nhưng khó nói. Nói thế nào đây? Cả một ngày “đốt hết năng lượng” ở cơ quan, về nhà muốn thảnh thơi một nơi với thú vui quen thuộc hằng ngày như xem ti ti, đọc sách... thì chẳng lẽ để khách ngồi chèo queo một mình? Dù không “chưởi chó mắng mèo”, nhưng “người ta” dễ hiểu nhầm nói mình đuổi khéo!”
Thì ra là thế!
Sáng chủ nhật, thay vì được nằm ngủ nướng, nàng dậy sớm, nấu nướng thức ăn sáng rồi giục anh: “A lê hấp! Hoàng tử ơi, đưa em đi siêu thị nha!”. Khéo nói quá. Cả một tuần làm việc, bữa nay muốn thong thả một chút cũng không yên thân. Dù nghe “mệnh lệnh” ngọt như nước dừa xiêm, anh vẫn ngần ngừ lầu bầu: “Hoàng tử gì hả trời? Thân anh như “ngựa thồ” thì có”. Nàng bèn thay đổi chiến thuật, liền sà vào lòng “thơm” trên má một phát. Thế là đâu vào đó. Đàn ông thường ngoan ngoãn, dễ bảo nhất là trong những ngày cận Tết.
Ngày đầu năm, nắng ngoài đường mơn mởn như thiếu nữ dậy thì. Lòng dạt dào cảm xúc. Nếu tĩnh tâm, ngồi một mình và nghĩ về năm tháng đã qua, lúc ấy, con người ta thường nghĩ về điều gì? Chẳng biết người khác ra sao, còn tôi, lại nghĩ đến một “nghịch lý” mà bất kỳ ai cũng có lúc ngồi thừ người, tặc lưỡi: “Thời trẻ, cái gì cũng có. Có từ nhan sắc, thời gian, sức khỏe đến khát vọng đội đá vá trời nhưng than ôi, điều quan trọng nhất là tiền thì trong túi không một xu teng nào. Ngược lại khi đã về già, có tất tần tần mọi thứ, tất nhiên có tiền, thậm chí có nhiều tiền, có từ vợ đẹp con ngoan, nhà cao cửa rộng đến địa vị xã hội, chỉ oái oăm nhất là không có nhiều sức khỏe”.
Giữa tiền và sức khỏe, cái nào quan trọng hơn?
Thật khó trả lời.
Bước sang năm mới, anh chồng bỗng trở nên đăm chiêu, lúc nào cũng nhăn mày nhíu trán, cứ như thể đang tập trung nghiên cứu công trình khoa học cấp quốc gia. Được thế, đã mừng. Vậy anh đang lo lắng những gì? Hỏi, không nói. Gặng hỏi thêm, chỉ cười cười. Bí mật quá? Vâng, rất bí mật.
Thế nào là cảm giác Tết?
Với tôi, cả đêm giao thừa trong lòng thấp thỏm không yên. Không dám chợp mắt. Dưới gối là bộ quần áo mới kẻng, xếp cẩn thận, nằm gối đầu lên để nó thẳng thớm. Sợ ngủ quên ghê. Tết đến mà mình không biết à? Uổng lắm. Cứ thắc thỏm không yên. Thế mà ngủ quên béng lúc nào không hay. Rạng sáng đã nghe mẹ gọi: “Tết đến rồi!”. Anh em lật đật ngồi dậy. Ủa Tết đến rồi à? Chà! Tết!
“Mẹ ơi! Tết đến rồi hả mẹ?”
1.
Trong một năm, có lẽ thời khắc khiến con người ta bồn chồn, xao xuyến nhất vẫn là những ngày đầu năm. Thời khắc mở ra một vận hội hội mới. Quá khứ đã khép lại. Và bây giờ là lúc bước tới. “Sài Gòn mùa xuân còn có lá vàng bay. Có mùa thu nào đang ở lại” (T.C.S). Trong tâm hồn mỗi người vừa hy vọng, vừa ngỗn ngang nhớ lại ngày tháng vừa qua.
1.
Rắc rối nhất trong từ ngữ tiếng Việt, tôi nghĩ đến từ “ăn”. Trong ngày có những từ, ta không sử dụng đến nhưng không thể thiếu từ “ăn”. Lại có những hoạt động trong ngày, ta không quên béng đi nhưng dứt khoát không thể quên ăn. “Có thực mới vực được đạo”. Từ “ăn” trong tiếng Việt trùng trùng điệp điệp ngữ nghĩa. Các nhà ngôn ngữ học vớ lấy từ ăn” thì tha hồ bình luận dẫn chứng. Thậm chí, lúc ấy họ còn bàn luận, tranh cãi nhau chí chóe để xác định chính xác nghĩa của nó.
Chẳng hạn, chuyện chung chạ vợ chồng, bồ bịch hú hí, chả ai dại gì bô bô hoạch toẹt ra rằng… Mà phải nói “ăn nằm” thì mới thanh lịch. Khi nàng tươi xinh mơn mởn vừa “cấn thai”, thích của chua một cách bất thường, gọi là “ăn dở”. Ai đã có vợ? Thời gian ấy, nàng còn ăn gì nữa không? Thì đây, có người không chỉ “ăn kiêng” mà còn “ăn khảnh” nữa. Khi nói “ăn hoa hồng” chắc chắn chẳng ai khờ khạo nghĩ đến chuyện phải nhai nuốt cái bông hoa cụ thể kia. “Ăn ảnh”, “nước ăn chân”, “ăn vạ”, “ăn đèn”, “ma ăn cổ”, “ăn non”… có phải chỉ động tác nhai, nuốt thức ăn không? Ắt không. Buồn cười thật, đã “ăn ở” lại còn “ở ăn” nữa. Truyện Kiều có câu:
Ở ăn thì nết cũng hay
Nói điều ràng buộc thì tay cũng già
Ối dào, kể làm sao cho xiết, nếu cứ tẩn mẩn tần mần theo kiểu “ăn nhón” thế này thì đến lúc “ăn Tết” mà Tết Ma-rốc cũng chưa xong.
Trang 52 trong tổng số 60