Ngày từng ngày trôi qua nhẹ nhàng, trở về nhà là quay về tổ ấm. Vợ chồng con cái hàn huyên, cơm nước, tha hồ trò chuyện... Rồi tắt đèn đi ngủ. Ngày như mọi ngày. Mọi việc lại đâu vào đó. Từ thời khóa biểu đến sự phân công của các thành viên trong nhà cũng hợp lý ra phết. Ai việc gì ra việc đó, guồng máy gia đình vận hành tốt. Nói chung họ sống trong tâm thế cả nhà thương nhau “xa nhau thì nhớ, gặp nhau thì cười”. Vui vẻ quá. Đầm ấm quá.
Trong đời sống vợ chồng, bất kỳ chuyện gì dù gió to sóng lớn đến cỡ nào cũng có thể giải quyết êm thắm, không gì phải ầm ĩ. Thế nhưng lại có một “ca” cực kỳ khó giải quyết. Người trong cuộc rơi vào tình huống éo le đó, có những lúc họ nhăn mày nhíu mặt tự nhủ: “Muốn kêu một tiếng cho to lắm/ Rằng ối ai ôi nó thế nào?”. Nó thế nào? Chuyện này có nên làm ra ngô ra khoai không? Nếu làm ra mọi chuyện, liệu tình cảm vợ chông có còn êm đềm như trước, hay chỉ mặt nặng mày nhẹ rồi có thể “tan đàn xẻ nghé” dễ như không! Khó quá.
Chuyện cãi nhau của những đôi vợ chồng trẻ, không có một cẩm nang nào có thể liệt kê đầy đủ lý do. Có những nguyên cớ cực kỳ lảng xẹt mà người trong cuộc chẳng thể lường trước.
“Có phải em mang trên áo bay/ Hai phần gió thổi, một phần mây/ Hay là em gói mây trong áo/ Rồi thở cho làn áo trắng bay?”. Nếu chọn lấy câu thơ hay nhất viết về áo dài, tôi chọn lấy những câu thơ này, của Nguyên Sa. Bằng cái nhìn nồng nàn, tinh tế của một thi sĩ, ông đã thổi vào đó một tình cảm tha thiết mà ngay cả người ngoại quốc lần đầu tiên thấy áo dài, cũng kêu lên kinh ngạc. Nhà văn Võ Phiến có kể câu chuyện khi nữ sĩ Linh Bảo sang Hoa Kỳ, trí thức Mỹ đã chào bà một câu nghe thật ấm lòng: “Chời ơi! Áo dài!”. Một tiếng nói đặc giọng Sài Gòn nghe nơi đất khách, thử hỏi lòng ai không cảm động?
Tà áo dài đã từ bao đời nay đã “hớp hồn” viết bao tao nhân mặc khách. Mỗi người có một sự liên tưởng khác nhau và có cảm giác ai cũng “choáng ngợp” trước vẻ đẹp đơn sơ, trong trắng ấy.
Nói đầy đủ về lịch sử áo dài, phải là một công trình nghiên cứu công phu. Tôi dám quả quyết rằng, áo dài chính là sự cách tân từ kiểu áo dài năm thân truyền thống.
Ngày 11.2.1934, trên báo Phong Hóa có bài viết: “Vẻ đẹp riêng tặng các bà các cô”, tung ra kiểu “áo dài Le mur” của họa sĩ Cát Tường. À, lạ chưa? Nhìn hình ảnh tư liệu, tôi nhận ra áo dài của thuở mới phôi thai là “cổ bánh bẻ”, “cổ viền” và phần tay áo là kiểu “đuôi tôm”, “quả tim”… Chắc chắn nhà văn Nhất Linh cũng góp phần không nhỏ tạo bởi các tranh minh họa do ông vẽ. Bấy giờ, tờ Phong Hóa rồi sau đó Ngày Nay do nhóm Tự lực văn đoàn chủ trương đang in số lượng in lớn nên áo dài “tân thời” được quảng bá rộng rãi.
Ngay từ khi ra đời, áo dài mặc nhiên đã trở thành trang phục đặc trưng của con cháu Hai Bà Trưng, Bà Triệu. Nhìn vào đó, các chính khách năm châu bốn biển nhận ra ngay một vẻ đẹp nữ tính Á Đông. Bằng chứng, tại hội nghị Paris từ những năm 1968 - 1973, dù tranh luận, tranh cãi đến bạc tóc nhưng bà Nguyễn Thị Bình vẫn nền nã, đằm thắm trong chiếc áo dài. Tại nước Mỹ, người Mỹ ngạc nhiên đến sững sờ khi nhìn thấy nữ diễn viên Jane Fonda mặc áo dài hát nhạc phản chiến, xuống đường biểu tình phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam.
Sau này, suốt một thời gian dài, do đời sống khó khăn, như một lẽ tự nhiên, tà áo dài biến mất trong sinh hoạt đời thường. Nếu có ai cắc cớ hỏi, vậy áo dài “sống” lại tự lúc nào? Không riêng gì tôi, cả thẩy đều có một “đáp án” chung: Từ khi đất nước bước vào thời kỳ Đổi mới. Sự trở lại này đã tạo một tiếng vang lớn trong dư luận thời ấy và đến nay vẫn còn âm vang.
Khi nhìn thấy người phụ nữ nền nã trong áo dài “Hai phần gió thổi, một phần mây”, trong tôi hiện lên hình ảnh của non sông gấm vóc Việt Nam nằm trên bờ biển Đông tạo dáng như chữ S. Dù luôn tự ý thức “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” nhưng nét hấp dẫn kín đáo vẫn thể hiện qua chiếc áo dài đầy nữ tính. Nét đẹp ấy đã trở thành biểu tượng của Việt Nam và mãi mãi trường tồn cùng Đất Nước.
L.M.Q
(nguồn: Báo PNCN 9.3.2014)
Nhiều đấng mày râu thở ngắn than dài: “Trong một năm, người phụ nữ có biết bao ngày dành cho họ. Mới vừa Valentine, ngoắt một cái đã 8.3. Trong khi đó, đàn ông chẳng hề có ngày nào được xã hội “tuyên dương”. Bất công quá”. Lời than thân trách phận này có xác đáng không? Lại có nguồi đặt câu hỏi, phải chăng, ngoài những ngày kể trên, trong một năm các ngày còn lại đều… dành cho đàn ông!
Nghịch lý là ở chỗ đó.
Tình cờ, tôi đọc được trên mạng xã hội nỗi lòng thầm kín của vị bác sĩ nọ. Ông đã nêu ra một vấn đề rất thật và cũng rất đời. Rằng tại sao các bác sĩ không nghĩ có lúc mình cũng trở thành người bệnh? Tôi hoàn toàn cảm thông khi đọc những dòng chân thật: “Khi chính mình phải đối diện với nó, chính mình trở thành bệnh nhân, tôi mới thực sự thấu hiểu và thông cảm với người bệnh. Những ngày đó thật đau đớn, căng thẳng, lo lắng, mặc cảm... Nằm trên giường bệnh, tôi suy nghĩ về chất lượng cuộc sống và cả về chất lượng cho chuyến du hành cuối cùng của cuộc đời. Thật xấu hổ tôi đã lo âu chỉ vì một viên sỏi bé tí... không là một cái gì so với hàng trăm ngàn bệnh nhân ở đây. Với tôi, bệnh viện là nhà, quanh tôi toàn là thầy, cô, bạn bè đồng nghiệp, gia đình... rất quen thuộc và thân thiện nhưng tôi vẫn lo lắng”. Trong khi đó, người bệnh bước vào bệnh viện lẻ loi hơn nhiều, họ chẳng được “gửi gắm” với bác sĩ nào, chỉ hoàn toàn tin cậy vào tấm lòng “thầy thuốc như mẹ hiền”. Nếu may mắn được chăm sóc bởi bác sĩ có tấm lòng “thương người như thể thương thân”, bằng không, tự an ủi “trời kêu ai nấy dạ”.
Mỗi sáng sớm, ngọn đèn đường chưa tắt, trời còn lờ mờ sáng đã thấy trong công viên nam thanh nữ tú nhịp nhàng theo điệu nhạc rộn rã và tập thể dục. Trước kia, chuyện rèn luyện sức khỏe mỗi ngày chỉ dành cho các cụ gần đất xa trời, nay không chỉ có thế. Ngay cả các nam nữ sức dài vai rộng cũng hào hứng không kém.
Những ngày này, tôi lại nhớ đến bài tập đọc Học trò nhớ ơn thầy trong Quốc văn giáo khoa thư lớp Sơ đẳng kể câu chuyện của ông Carnot: “Khi ông đi ngang qua tràng học ở làng, trông thấy ông thầy dạy mình lúc bé, bây giờ đã đầu tóc bạc phơ, đang ngồi trong lớp dạy học. Ông ghé vào thăm tràng và chạy ngay lại trước mặt thầy giáo, chào hỏi lễ phép mà nói rằng: “Con là Carnot đây, thầy còn nhớ không?”. Rồi ông ngoảnh lại khuyên bảo học trò rằng: “Ta bình sinh, nhất là ơn cha mẹ, sau ơn thầy ta đây, vì nhờ có thầy chịu khó dạy bảo, ta mới làm nên sự nghiệp ngày nay”.
Trong các cuộc vui, khi đã có chút men say ngất ngưởng, cánh đàn ông thường bàn đến nhiều chuyện “cà kê dê ngỗng”, trong đó không thể thiếu món “bản lĩnh đàn ông”. Bất kỳ ai, lúc ấy cũng đều vỗ ngực tự cho mình “trên cả tuyệt vời”, “trăm trận trăm thắng”, “trường kỳ tri mã lực”…
Năm mới, chính là lúc người ta thường hăng hái tự nhủ, phải mới hơn và tự tin bước tới. Xin nhẹ nhàng với câu hỏi, khi bước tới phía trước, trong hành lý ấy chúng ta đem theo những gì? Trong đó có niềm tin của tâm linh không?
Trang 51 trong tổng số 60