VŨ ĐÌNH HÒE và báo THANH NGHỊ - TOÀ SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Mục lục
VŨ ĐÌNH HÒE và báo THANH NGHỊ
1. TỔ CHỨC CỦA TỜ BÁO THANH NGHỊ
TOÀ SOẠN VÀ TRỊ SỰ
HÌNH THỨC
VÀI NÉT VỀ CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VÀ CÁC TÁC GIẢ TIÊU BIỂU CỦA TỜ BÁO
NỘI DUNG
QUẢNG CÁO
MỘT SỐ BÀI TIÊU BIỂU
Tất cả các trang

 

IV. TOÀ SOẠN VÀ TRỊ SỰ

1. Toà soạn.

Toà soạn phụ trách “phần TRẺ EM” thì như đã nói ở đoạn trên. Còn đối với THANH NGHỊ - PHẦN NGHỊ LUẬN - KHẢO CỨU - VĂN CHƯƠNG , tổ chức toà soạn cũng rất đơn giản.

Đối  với cả hai phần có một  ban biên tập chung gồm 11 người sáng  lập và chủ trì báo THANH NGHỊ mà tên và lý lịch sơ yếu. Đó là những người chịu trách nhiệm cả về mặt tinh thần lẫn vật chất. Lúc đầu có 9 người sau thêm hai người gồm những  người trí thức có tên tuổi mà mỗi anh em trong bộ phận thường trực quen thân nên mời tham gia viết bài đều đều cho THANH NGHỊ. Sự thực thì các vị ấy chẳng ai  nhận thức trách nhiệm gì đối với tờ báo. Nói chung, chẳng bộ phận nào, cả toàn ban, cả toà soạn  nữa cũng không phải được phân công, hoặc đặt ra một cách chính thức, theo một quy chế ít nhiều có tính pháp lý, như ta thường hiểu. T

ất cả những thành phần, thành  viên của bộ máy toà soạn, đều hình thành một cách tự nhiên trên thực  tế. “nguyên tắc” tổ chức của THANH NGHỊ là tự nguyện. Mà nguyên tắc ấy cũng là mặc nhiên, chứ cũng chẳng ai nêu lên. Tuy nhiên nguyên tắc tự nguyện tuyệt đối ấy, có mang chút gì ý nghĩa phái lý là ở   khía cạnh: giữ chức trách gì, làm việc gì có lợi cho tờ báo, “đương  sự” không bao giờ nói đến “ lương lậu”, không nhận một đồng, một  chữ nào. Kể cả chủ nhiệm, thư ký toà soạn, trưởng ban trị sự, uỷ viên biên tập. Thậm chí ở đây, không áp ụng, không biết đến chế độ nhuận bút tất cả những người viết bài đều “bình đẳng” ở chỗ đó. Trừ đối với tác giả thơ, truyện dài, truỵên ngắn, tranh ảnh, nghệ sĩ, cho không tác phẩm.

Còn về lối, làm việc như thế nào? Có bàn bạc gì về hướng viết bài không? Chương trình biên tập có không? Ai định ra?

Có, có tất cả? Nhưng rất đơn giản, tuỳ sự cần thiết thực tế. Chủ nhiệm quyết định tất cả. Có sự gợi ý nhắc nhở của các anh trong thường trực. Trên thực tế cũng hình thành  sự phân công tự phát trong thường trực để viết bài, xin bài, duyệt bài, như sau Phan Anh về chính trị, hiến pháp, công pháp. Vũ Văn Hiền về kinh tế công thương nghiệp, tài chính, và cả nông nghiệp, Vũ Đình Hoè về giáo dục xã hội, tiểu công nghiệp, đời sống trong nước…

Các bài xã luận thì các anh trong ban thường trực thay phiên nhau viết, chủ yếu là 3 người: Vũ Đình Hoè, Vũ Văn Hiền, Phan Anh. Các biên tập viên khác hầu hết là các nhà khoa học, nhà sừ học nhà văn nhà hoạt độn  xã hội, huynh trưởng hướng đạo phụ trách những hội ngành trường, viện nghiên cứu trong bộ máy chính quyền, tổ chức xã hội.

Ngoài số  biên tập viên THANH NGHỊ còn có một mạng lưới  cộng tác viên giúp đỡ thanh nghị về mọi mặt, cung cấp tư liệu, thông tin dư luận độc giả, phản ánh tình hình địa phương , đôi khi viết bài như các anh Tạ Như Khuê, Nguyễn Hiến Lê…phần nhiều cộng tác viên là những độc giả trung kiên. Tổng   số  biên tập viên vào khoảng 100 người

2.Trị Sự

Lúc đầu toà soạn báo ở 102 Hàng Bông trưởng ban trị sự là Hoàng Thúc Tấn cổ phần của mỗi cổ đông  là 100 đồng tương đương với 5 tạ gạo. Sau khi  Thanh Nghị- Nghị Luận ra hàng tuần thì toà báo có nhà in. nhà in Thanh Nghị có chín người làm 7 người thợ ( hai thợ máy 5 em xếp chữ ), một đốc công, Nguyễn Trọng Kim, em aanh Nguyễn Trọng Phấn trong ban biên tập, một phó đốc công Vũ Đăng Doanh kiêm thư ký kế toán.

Toà báo đặt trụ sở mới ở 15 phố Hàng Da. Một vấn đề lớn mà trị sự phải lo là vấn đế giấy in. Do chiến tranh làm tắc nghẽn giao thông đường biển. Giấy nhập vào không đều đặn. Nhà in không chịu nhận in nếu mình không cung ứng giấy người ta có từng kho đầy ắp nhưng chỉ bán cầm chừng, để đấy dự trữ, nâng giá vô tội vạ. Nhà máy Đáp Cầu vẫn sản xuất giấy nhưng không thấm vào đâu đối với nhu cầu của nhà in, lại còn rập rình đóng cửa, thiếu nguyên liệu nhập. Tuy nhiên nhờ trị sự thông thạo cửa ngõ nhiều kho giấy nên khỏi lo.

Nhà in Thanh Nghị cũng như toàn toà báo Thanh Nghị hoạt động không phải mục đích kinh doanh. Tất cả những người chỉ huy nhà in cũng như của toà báo đều làm việc không lương. Công nhân quan hệ  “chủ thợ” như trong một gia đình.



Add comment