BÁO CHÍ Thư mục Lưu Đình Triều "Tự truyện" LƯU ĐÌNH TRIỀU - * Cuộc đoàn tụ một nửa

"Tự truyện" LƯU ĐÌNH TRIỀU - * Cuộc đoàn tụ một nửa

Mục lục
"Tự truyện" LƯU ĐÌNH TRIỀU
21 NĂM: CHIA LY & HỘI NGỘ
* Góc tối đời tôi
* Cuộc đoàn tụ một nửa
HÒA HỢP DÂN TỘC NHÌN TỪ MỘT NHÀ BÁO
*Đứa con bên kia chiến tuyến
* Bước rẽ
* Những tiếng chuông gọi người đến muộn
* Anh quản giáo
Tất cả các trang

 

* Cuộc đoàn tụ một nửa


Sau một buổi sáng chạy lòng vòng trên Sài Gòn hỏi thăm tin tức ba má không kết quả ,tôi trở về nhà ăn qua loa tô cơm nguội ,rồi leo lên võng nằm nghỉ lung tung và thiếp đi lúc nào không hay.Bất chợt một bàn tay đập vào người tôi:Em ơi ,dậy đi ,dậy đi..Hình như ba về rồi  kìa!Tôi bật ngay dậy,chỉ kịp quơ lấy chiếc áo và phóng vội theo chị tôi xuống nhà..

Trên cái sân nhỏ ,bên cạnh giếng nước,dưới gốc cây khế, là một người đàn ông  ,đội  nón cối mặc chiếc áo tetoron 3 túi,sọc nhạt.,dáng cao gầy khắc khổ.Chị em tôi dứng sửng lại  ..Từ lúc đi học, tôi đã biết một năm có 365 ngày. Một ngày có 60 phút ,Nhưng giờ đây tôi mới hiểu ra có những phút dài như  chục năm - chính xác là 21  năm, đọng lại .. Hồi hộp ,ngỡ ngàng..Rồi người đàn ông cất tiếng hỏi chị tôi :"Phải là Lưu Hà không?". Dường như chỉ chờ có thế Chị tôi nhào tới ôm chầm lấy ông, kêu lên thảng thốt :"Ba"!rồi òa khóc ngon lành.

Bao lần tôi đã nằm tưởng tượng ra  cảnh hội ngộ này và nghĩ rằng lúc ấy tôi  sẽ hét vang cái tiếng gọi mà tôi  khát thèm hàng chục năm trời"Ba ơi!Má ơi!".Rồi tôi cũng sẽ oà khóc như bao ngày xưa đã khóc vì nỗi khổ thiếu mẹ vắng cha..Vậy mà lạ thay giờ đây có điều gì đó như chặn ngang cổ họng, tôi chỉ biết chạy tới ôm lấy cánh tay ba ,mân mê,lòng xốn xang,mừng mừng ,tủi tủi..

Chúng tôi  đưa ba vào nhà ,ngồi chưa  nóng chỗ thì ngoại  từ đâu chạy vê, chẳng kịp tháo chiếc nón lá trên đâu ra đã ôm lấy ba , nức nở :Chín ơi (tên gọi của ba tôi trong chiến khu) về thật rồi đó... hả con.- Dạ thì con lại về như đã hứa với má đây.Nén xúc động ba cố chuyển sang giọng vui vẻ :Nhà mình sum họp rồi lẽ ra má phải mừng vui chứ sao lại khóc..Ngoại đưa tay gạt nước mắt:Tại má sung sướng quá .Chín ơi, 21 năm qua ,giấy tờ của hai đứa con mày ghi là cha chết mẹ chết.Giờ mày về đây là coi như mày sống lại và hai đứa con mày không còn là con mồ côi. Bất chợt ,ngoại buông ba tôi ra,mắt nhìn thẳng, cất tiếng hỏi bằng giọng hoài nghi và lo sợ: "Ủa mà sao con về một mình vậy. Má con Hà thằng Triều đâu?". Ba tôi chắc hiểu nỗi lo vu vơ của ngoại cười tươi:"Dạ,con có công tác nên vào trước.Nhà con rồi sẽ vô sau. Má yên tâm đi ,cả nhà mình dần dần  sẽ đoàn tụ đầy đủ". Rồi ba mở chiếc sắc cốt đeo bên mình,lấy ra chiếc máy ghi âm nhỏ :Bây giờ má nghe con gái má nói chuyện nhé

Má ơi .Con Hai của má đây...(Tiếng thút thít) Hơn 20 năm rồi má vẫn mạnh khoẻ hở má.Còn 2 đứa con của con ...(Khóc, chựng lại một lúc) Lưu Hà ,Đình Triều đang  có  nghe má nói không tụi con?Bao năm qua,lúc nào lòng ba má vẫn hướng về tụi con...(Thút thít)Má luôn nhớ hồi má đang sanh Lưu Hà ,giặc ném bom ,người ta khiêng cả 2 mẹ con chạy xuống hầm ,chẳng kịp cắt cuống rún cho con...Còn Đình Triều cái ngày ba má đi con còn chưa biết nói ...Mà thôi các con ơi bây giờ nước nhà mình là một rồi ,cả nhà mình sẽ ở bên nhau…
..Em là Lưu Tuyết Hà em út của chị Hai, anh Ba.Em đang học lớp 7. Còn chị Lưu Thu Hà nữa,đang đi học ở Bungari rồi..Ngoài này lúc ăn cơm ba má cứ hay nhắc anh chị suốt .Ba má lo không biết trong đó anh chị có được ăn uống đủ chất không ,vì hồi sanh anh chị trong rừng nên anh chị thiếu chất lắm...À,tụi em cũng có xem ảnh anh chị hồi nhỏ đấy.Từ hôm giải phóng đến giờ anh chị biết bài hát nào mới chưa. Em và con Thảo -con chú thím Tân đang sống cùng nhà mình vì chú thím đi công tác dài hạn ở nước ngoài mà-hay hát lắm.Để bọn em hát cho anh chị nghe nhé....Sài Gòn đó quê ta ơi trong biển lửa vẫn ngời ngời. Ta đi như sóng căm hờn dâng trào xô lên trên xác quân thù hung bạo.Giành một mùa xuân tươi sáng khắp miền Nam (Sài Gòn quật khởi - nhạc Hồ Bắc)
Tim tôi như thắt lại."Một quân thù  đang đứng cạnh ba đây. Ba có biết không?Có căm hờn nó không?Từ giờ phút đó niềm vui hội ngộ trong tôi tụt giảm hẳn.Nỗi lo âu ,phập phồng , thấp thỏm.trào dâng...


 clip_image003_a

15-5-1975, giờ phút hội ngộ đầu tiên sau 21 năm xa cách giữa cha với hai con cùng họ hàng bên ngoại. Trong ảnh: ngoại, chị Lưu Hà (từ trái sang), cha và con trai (từ phải sang)


Ba  kêu đưa đi một vòng trong nhà ,xem nơi ăn chốn ở của hai đứa con ba ra sao?Khi chị Hà chỉ chiếc ghế bố đang xếp dựng ở vách nhà và giới thiệu đó là chỗ ngủ của tôi,ba buột miệng:"Chà thiếu úy mà ngủ như vầy sao?" Tôi điếng người.Hóa ra ba tôi đã biết mọi chuyện.Làm sao ba biết lẹ thế.Từ đầu đến giờ nào có ai đề cập đến chuyện tôi đi lính đâu.?Định chọn lúc thuận tiện hỏi thử ba điều ấy thì đã đến ba  phải về Sài Gòn dự một  cuộc họp. Ba hẹn ngày mai sẽ xuống đón hai chị em  lên ở với ba vài ngày.


Cứ ngỡ chỗ ở của ba  là một doanh trại bộ đội nào đó hóa ra lại là khách sạn Continental--một nơi nổi tiếng sang trọng của Sài Gòn cũ mà cả hai chị emchưa hề một lần đặt chân đến.Ba giải thích vì đi trong đoàn,có cả những nhà báo nước ngoài nên bố trì ở đấy cho thoải mái .Mang tiếng là ở với ba ,chứ 4 ngày liền,ngoại trừ các bữa ăn chung ,còn ba tôi đi suốt..Ba đưa chúng tôi một đống sách báo và bảo xem để biết thêm về miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Lần đầu tiên được sống trong một căn phòng lớn đầy đủ tiện nghi,nên chúng tôi cứ như nhà quê ra tỉnh.Hết sờ mó bàn ghế lại thử tắt bật đèn chùm ,máy lạnh. Có buổi hai chị em tò mò kéo ngăn bàn làm việc ra và nhìn thấy những tấm danh thiếp của ba. Chị tôi đọc, kêu lên Tổng thư ký Hội nhà báo Việt Nam ,Vụ trưởng vụ báo chí Ban tuyên huấn Trung ương,vậy là chắc ba cũng làm lớn em há. Làm lớn mà chi chị khi có đứa con sĩ quan ngụy thì càng khó ăn khó nói.Xì!.Em cứ mặc cảm hoài.Do hoàn cảnh đẩy đưa chứ có phải em muốn đi lính đâu.Ba có tiên liệu  thì hồi đó dắt tụi mình theo luôn đi...

Những ngày sống bên ba có lẽ sẽ là những ngày hạnh phúc trọn vẹn đối với tôi ,nếu như trong lòng tôi không nặng chịch khối đá lý lịch.Và rồi chính ba tôi là người đã gợi thẳng chuyện lính tráng của tôi ra trước. Đấy là một tối 3 cha con nằm chơi trên chiếc giường lớn.Ba  giữa ,hai chị em hai bên. Ba kể nhiều chuyện về má và hai đứa em mà tôi chưa hề biết mặt. Ba hỏi chuyện chị Hà đi làm cô giáo có thích không? Rồi như bất chợt:

- Triều đeo lon thiếu úy từ lúc nào vậycon?Dạ mới hơn nửa năm?

Là thiếu úy chắc phải bắn súng giỏi lắm hả?

Chị tôi chen ngang: Nó là sinh viên nên khi bị tổng động viên đương nhiên người ta đưa nó đi học sĩ quan. Cận thị như nóthấy đường đâu mà bắn giỏi hở ba?

-Hai đứa con hồi đó ở trong này có biết ba má là dân cách mạng nòi không?

- Dạ,có nghe ngoại kể và có lần con đọc báo thấy người ta viết về ba ở Hà Nội.

- Biết vậy mà sao con còn để tụi nó đẩy con cầm súng chống lại ba má.Sao con không vào vùng giải phóng  như nhiều sinh viên khác  hoặc trốn lính?

-Dạ hồi đó con có biết ai là ai đâu mà vào ..Ngoại và tụi con có lần bàn chuyện trốn lính mà cũng chẳng biết trốn nơi nào cho chắc ăn, không bị bắt.

Ba chép miệng,

thở dài một cái :

- Thật ra là do con không có bản lĩnh và thiếu ý chí thôi.Chứ cái gì mình đã biết sai rồi thì nếu quyết tâm sẽ không bao giờ chịu  làm điều đó chứ..

Ba kể như tâm sự lúc Đà Nẳng vừa được giải phóng ,ba vào,chú Dũng gặp ba ,kể chuyện thằng Triều là sĩ quan ngụy,ba đau lòng lắm. Về Hà Nội ba dấu má mấy ngày rồi mới nói thiệt. "Má con khóc suốt mấy ngày liền đó.Thôi,thương ba,thương má,từ rày về sau con cố ra sức học tập,rèn luyện tu dưỡng đạo đức lối sống. chuộc lại lỗi lầm..."

Học tập gì ?Rèn luyện như thế nào?Tôi tự hỏi tôi với lòng dạ ngỗn ngang .

Một tháng sau đó câu trả lời xem ra rõ hơn.Tôi nhận được lệnh tập trung đi học  cải tạo,mang theo 15 ngày lương thực.Cùng lúc,ba tôi trở vào Sài Gòn lần hai.Tuy nhiên, lạ là lần này ông không xuống Biên Hòa mà nhờ người chuyển  cho chị em một cái thư có kèm 40 đồng tiền Bắc.Thư xin lỗi ngoại ba bận công tác, chưa thể về thăm ngoại liền được.Ba  bảo chị Hà xuống ở với ba cho vui. "Riêng Triều thì cứ ở Biên Hòa lo chuẩn bị cho việc đi học tập cải tạo nghe con..Khi con về ,cả nhà ta sẽ có một cuộc sum họp toàn vẹn ,ý nghĩa hơn...".

Còn những gần một tuần nữa mới tới ngày đi cải tạo ,sao ba không cho tôi xuống sống chung vài ngày cho vui?Ba không thật sự yêu thương tôi hay đó là một trong những cách giúp tôi tập rèn luyện ý chí, bản lĩnh ?Ừ mà nếu ba không thương yêu ,thì làm gì ba cho tôi những 40 đồng-một số tiền khá lớn lúc đó chỉ để tiêu xài trong 15 ngày? (sau tôi mới biết mình ngộ nhận chuẩn bị  15 ngày lương thực chứ đâu có nói là học bao lâu đâu)...Những câu hỏi cứ quay cuồng trong tôi cho đến ngày tôi lên đường đi học tập cải tạo.Đấy là một sáng hè không có nắng vàng rực rỡ trong mắt tôi.Một mình  lặng lẽ tôi xách   túi đến nơi tập trung với sự liên tưởng giờ này chắc chị Hà đang vui vẽ bên ba và có thể có cả má với em tôi. Hương vị  hạnh phúc ngọt ngào ấy tôi chỉ nếm được một nửa!...

Dẫu sao mặc lòng,tôi tự nhủ mình cần phải thẳng thắng đối mặt với thực tế khi  bước vào khúc quanh của đời mình dù có bằng bước chân cô đơn.

Cái cảm giác cô đơn ấy,mãi đến hai năm sau tôi mới  thật sụ giũ bỏ khi ngồi quây quần vui vẻ với cả nhà,có cả Thu Hà vừa đi học ở Bungari trở về.Sâu xa hơn là sự đoàn tụ toàn vẹn như lời thư ba viết mà tôi đã dần cảm nhận ra:sau đó và tự gọi  tên theo cách của tôi: sự đoàn tụ phần hồn.Đó là  một tối  tháng 8 - 1978, cả người tôi nổi đầy gai ốc khi đưa tay thề nguyện dưới lá cờ Đoàn.Vâng, tôi đã đặt được bước chân đầu tiên của mình lên dấu chân mà ba má tôi đã đi.

LƯU ĐÌNH TRIỂU

 

(Nguồn:http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/58146/7600-ngay-mo-coi.html)



Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com