Trong tình yêu hôn nhân, có những “ca” cực kỳ khó giải quyết, tưởng giải quyết dễ như ăn ốc nhưng cũng rối rắm lắm chuyện.
Đi giữa dòng đời tấp nập, có lúc gặp những gương mặt xa lạ dù họ tỏ ra thân thiện, hiền từ nhưng tôi vẫn e ngại, nghi ngờ; không dám vồn vập tay mắt mặt mừng, sẻ chia những cảm nghĩ thầm kín, dù lúc ấy rất cần một lời dỗ dành, an ủi. Biết đâu gai nhọn đang ẩn giấu trong cái bắt tay thân thiện? Biết đâu những Lý Thông, Bùi Kiệm, Sở Khanh… đang đeo mặt nạ của Lục Vân Tiên, Thạch Sanh? Sự nghi ngại ấy cũng là lẽ thường tình, bởi cuộc sống có quá nhiều bi kịch do lòng tin đặt nhầm chỗ.
Những cặp vợ chồng trẻ có lúc cãi nhau chí chóe cũng là chuyện… bình thường. “Thương nhau lắm, cắn nhau đau” kia mà. Chỉ sợ nhất là họ chẳng bao giờ cãi nhau, cứ im im, nhịn nhục, tặc lưỡi bỏ qua mọi chuyện dẫu không hài lòng vừa ý, đến lúc “chín muồi” mới nổ ra một trận “long trời lỡ đất” thì lúc ấy… vô phương cứu chữa!
“Nếu mất anh ấy, em có thể chết. Em không thiết sống nữa. Cuộc đời trước mắt em chỉ một bóng đen. Em không thể sống nổi nữa rồi”. Cô gái ấy gào lên khóc khi bước vào phòng tư vấn hôn nhân. Dỗ mãi, cuối cùng cô ta cũng “hạ cấp” xuốn… thút thít khóc: “Ngày ấy, lúc còn là sinh viên, bọn em góp gạo thổi cơm chung, tâm đầu ý hợp lắm. Bọn em dự định sau khi tốt nghiệp thì cưới nhau. Thế nhưng…”. Cô ngập ngập không kể tiếp nữa, nhưng nhìn bàn tay gầy, nổi gân xanh, mọi người đã hiểu kết thúc không có hậu với cuộc tình của cô.
“Yêu nhau trái ấu cũng tròn, ghét nhau bồ hòn cũng méo”. Thế nhưng chuyện “thương” và “ghét” cũng lắm điều trái khoáy. Dù giữa chốn “bá quan văn võ” nhưng có người lại cư xử như thể đang trong khuê phòng! Họ quên béng rằng, ngoài vợ chồng mình còn có nhiều người khác nữa, đâu thể cứ khư khư phô bày sở thích, thói quen riêng. Lúc ấy, vô tình họ có những hành động, lời nói, thái độ khiến người chung quanh khó chịu ra mặt.
Khi xem lại bộ phim Em bé Hà Nội, ngạc nhiên quá, giữa lúc bom rơi đạn nổ vẫn có những sớm mai nắng đẹp như mơ, dòng người thản nhiên xuống phố và cất lên tiếng hát trong trẻo, xao xuyến lạ thường: “Hà Nội ơi trong ánh bình minh lên/ Mặt Hồ Gươm soi bóng cờ cao bay/ Hà Nội của em xinh tươi/ Tràn ngập niềm vui nơi nơi…”. Trong bất kỳ tình huống nào dù cận kề cái chết, nhưng người Việt vẫn phơi phới lạc quan yêu đời. Mà đâu chỉ có thế, lịch sử của hơn bốn ngàn năm đã chứng minh một chân lý: khi đất nước đứng trước nguy cơ ngoại xâm, mỗi một người lại tự giác gác mọi tị hiềm, bè phái để tập trung sức mạnh chống kẻ thù chung. Sự đoàn kết một lòng ấy mới là nội lực ghê gớm nhất.
Có phải, vì quá tự hào về dân tộc mình nên tôi đã cho phép mình “tự sướng” chăng? Không đâu. Sử gia Pháp là Gosselin đã kinh ngạc nhận định: “Khi chúng ta đặt chân đến đất nước này, chúng ta phải đối đầu với một dân tộc có sự thống nhất ngoài sức tưởng tượng của chúng ta”.
Những này ngày, cả nước đoàn kết hướng về Hoàng Sa, Trường Sa mà cách bày tỏ lòng yêu nước theo cách của mình. Tất cả đều thật tâm, nhiệt tình, đau đáu với vận mệnh dân tộc.
Trong những ngày biển động dậy sóng, thậm chí máu đã hòa vào biển mặn, lướt trên các trang mạng xã hội, tôi đã thấy có nhiều ý kiến cực đoan, rằng yêu nước phải thế này, thế này, thế nọ… Nói như thế là tự bó buộc phương thức đấu tranh vốn uyển chuyển, linh hoạt, khôn khéo hàng ngàn năm nay của dân tộc Việt anh hùng. Hãy nhìn cấu trúc một ngôi nhà, có loại gỗ làm kèo, làm cột; cũng có loại tre là rui, làm mè… Chẳng ai ngốc dại so sánh cái nào giá trị hơn, cần thiết hơn cái nào.
Yêu nước là một cụm từ tưởng mơ hồ, khó “cân đong đo đếm” nhưng thật ra sự biểu hiện ấy dễ dàng nhận ra qua các việc làm cụ thể, tùy theo vị trí của mỗi người. Làm sao chúng ta không biểu dương tấm lòng của mọi người, mọi giới đang diễn ra như Cuộc thi Hoa hậu đại dương VN 2014 sẽ có những hoạt động gây quỹ nhằm chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông; mới đây, tại NVH Thanh Niên đã diễn ra cuộc tập hợp đông đảo ca sĩ thực hiện video clip cho Những trái tim VN sẽ phát trên các sóng truyền hình; không chỉ các NXB trong cả cả nước, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vừa gửi tặng chiến sĩ Hoàng Sa toàn bộ tác phẩm đã in; nhiều nhạc sĩ đã có sáng tác mới hướng về biển đảo thiêng liêng, rồi các cơ quan ngôn luận cũng có quỹ kêu gọi đồng bào đóng góp “của ít lòng nhiều” gửi ra tuyến đầu… Không chỉ trong nước, ngay cả đồng bào Việt ở hải ngoại cũng nhanh chóng tổ chức nhiều hoạt động hướng về Tổ quốc.
Điều quan trọng nhất là làm sống sức mạnh nội tại của dân tộc Việt. Sức mạnh đó chính là sự đoàn kết. Ai dám nói, những những ca khúc, những bài thơ hừng hực khí thế; rồi sự ý thức lưu giữ sắc phong triều Nguyễn của ngư dân Lý Sơn; các cuộc triển lãm bản đồ từ các thế kỷ trước khẳng định chủ quyền biển đảo… không góp phần kích thích tinh thần chiến đấu các chiến sĩ ngoài biển Đông? Mỗi người có cách thể hiện lòng yêu nước. Và khi mỗi người làm thật tốt công việc của mình hằng ngày cũng là một cách thể hiện tấm lòng đối với non sông đất nước. Bởi sợi chỉ đỏ xuyên suốt chính là sự đoàn kết. Tinh thần ấy gắn kết mỗi cá thể để trở thành một chiến lũy vững vàng, không một sức mạnh nào của ngoại xâm có thể phá vỡ.
L.M.Q
(nguồn: Báo PN 22.5.2014)
Cùng một chủ đề:
Ngày mới gặp nhau, chị có cảm tình với anh bởi nét mặt ấy thư sinh và “nai” quá. Ai nói câu gì, anh cũng chỉ cười cười hiền lành, tỏ vẻ thân thiện, không biết điều gì thì hỏi, chẳng hề “nanh nọc” theo kiểu “ta đây”. Những lần cả hai thì thầm chuyện trò, trong mỗi câu nói đều anh đều kèm theo viên kẹo ngọt ngào như “Cưng ơi cưng à, nhờ em giải thích anh mới biết đó”. Nghe khoái lắm. Ngược lại, tình cảm của anh dành cho chị cũng chẳng khác gì, chỉ cần nhìn đôi mắt chị chớp chớp e lệ ngước nhìn anh như uống lấy từng lời đã khiến anh tự hào bởi trong mắt chị, chỉ có anh là nhất.
Thế nhưng trong quá trình chung sống, có những tình huống dở khóc dở cười mà thiên hạ thường bảo là “bịt miệng không kịp”.
Mẹ chỉ âm thầm và suốt đời lặng lẽ
Gương mặt đăm chiêu ngay lúc thảnh thơi nằm
Hình dung gương mặt người mẹ, có lẽ ít ai nhớ lúc mẹ mình cười. Từ hàng ngàn năm nay, người phụ nữ ngay từ lúc sinh ra, không sống cho mình mà chính là sống cho người khác. Ngay từ lúc thò lò mũi xanh đã phải biết chăm sóc em, bếp núc đỡ đần cho mẹ phần nào. Ngày vui nhất, ngày lên xe hoa về nhà chồng lẽ ra phải rạng rỡ, reo vui, nhưng không, nhìn kỹ, dù miệng đang cười nhưng từ sâu thẳm của ánh mắt kia đã gợn lên sự âu lo, thắc thỏm. Dù theo chồng, nhưng trong lòng vẫn còn nghĩ đến trách nhiệm làm chị, làm em, làm con.
Nhà văn Thạch Lam viết không nhiều, nhưng truyện ngắn của ông, mỗi lần đọc lại ắt nhiều người rưng rưng bởi hình ảnh người mẹ đã trở thành biểu tượng của sự nhẫn nại, chịu thương chịu khó vô bờ bến. “Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng” (Nhà mẹ Lê). Nỗi sung sướng ấy giản dị mà cao thượng quá. Với người mẹ, con cái là tất cả, là niềm hy vọng, niềm vui lớn lao nhất. Nếu người chồng léng phéng với ai khác, năm thê bảy thiếp, họ có thể “dứt áo” ngay nhưng với con dù có hư hèn bao nhiêu thì vẫn là con của mẹ. Dù con lớn khôn, vợ con đùm đề, có là “ông này bà nọ” ngoài xã hội đi nữa nhưng trong mắt người mẹ vẫn chỉ là đứa trẻ, bé bỏng, khờ khạo cần “ghé mắt” đến.
Tôi đã chứng kiến nhiều hình ảnh cảm động, có những người con ở xa về, sau những lúc hàn huyên, người mẹ lại hỏi: “Con thích ăn gì, mẹ nấu”. Trong tâm trí của người mẹ nào cũng lo lắng miếng ăn giấc ngủ cho con, dù rằng sự lo lắng ấy không cần thiết. Thế nhưng, như một sự gắn kết thiêng liêng, tự trong lòng người mẹ vẫn đau đáu nghĩ đến. Tôi đã đọc đâu đó câu chuyện thật cảm động. Đêm nọ cậu con trai đi nhậu về say “quắc cần câu”, người ngợm ướt như chuột lột vì phải đội mưa, về đến nhà bỗng thèm một bát chè đậu đen, bảo vợ đi nấu. Vợ bực mình, mắng cho vài câu. Ngay lúc ấy, ở phòng bên bà mẹ già vẫn chưa ngủ, biết con đang thèm chè, bà lẳng lặng dậy, lục tìm đường đậu, nhóm lửa. Lúc ấy, bà mẹ chỉ nghĩ đến con, miễn nó hài lòng, sung sướng là vui. Rồi, dù yêu con đến tận cùng xương thịt nhưng khi Tổ quốc cần đến, các bà mẹ lại lặng lẽ tiễn con ra trận.
Lâu nay, công ơn người mẹ đã được đúc kết qua “cù lao chín chữ”, đó là sự nhọc nhằn sinh nở, nâng đỡ, vuốt ve, yêu thương, cho bú, nuôi dưỡng khôn lớn, dạy dỗ, săn sóc, dạy bảo nên người… Nhưng nào đã xong đâu, ngay cả khi con mình đã lập gia đình, có con cái thì người mẹ lại dành tình thương yêu đó cho cháu.
Khi đớn đau, tuyệt vọng nhất trong đời, ai lại không buột miệng gọi “mẹ ơi” bởi tin rằng, lúc ấy chỉ có mẹ mới có thể sẵn sàng hy sinh vì mình. Vâng, vì lẽ đó, tôi rất thích câu: “Thượng đế không có mặt khắp mọi nơi nên đã sinh ra các bà mẹ”. Nhân Ngày của Mẹ, đọc lại những câu thơ đã viết, tự dưng cảm động đến nao lòng:
“Đêm mẹ nằm co - ta nhớ cái cò gầy
Lặn lội bờ sông, đầu ghềnh, cuối bãi
Đêm mẹ nằm nghiêng - ta nhớ dòng suối chảy
Lặng lẽ trôi qua giữa náo động ồn ào…
Bất chợt ta nhìn hai hố mắt mẹ sâu
Đã thấy sự lo toan, buồn phiền, mệt mỏi
Mẹ chỉ âm thầm và suốt đời lặng lẽ
Gương mặt đăm chiêu ngay lúc thảnh thơi nằm”.
L.M.Q
(nguồn: báo PNCN ngày 11.5.2014)
Có những đôi uyên ương luôn tạo trong mắt người khác hình ảnh của sự gắn bó, chan hòa hạnh phúc và lúc nào cũng tâm đầu hợp ý. Thiên hạ trầm trồ: “Chà, ông trời khéo se duyên quá, ước gì mình cũng được như họ”. Tuy nhiên, “có ở trong chăn mới bết chăn có rận”,đằng sau hình ảnh hạnh phúc đó là không ít nước mắt và lời lẽ chẳng hay ho gì họ dành cho nhau.
Cô bạn tôi nhờ “thông báo” giúp tình huống éo le này, ai có ý kiến gì tư vấn giúp chăng?
Nhong nhong ngựa ông đã về
Cắt cỏ bồ đề cho ngựa ông ăn
Có lẽ một trong những hình ảnh tiêu biểu nhất cho tình cảm cá nước quân dân là chiến dịch đánh thành Đông Quan năm 1427 của anh hùng Lê Lợi. Sử chép, lúc ấy nhân dân khắp nơi ùn ùn gánh lương thực ủng hộ nghĩa quân. Người đi như trẩy hội. Ai ai cũng thể hiện tinh thần chung lưng đấu cật với người lính chốn sa trường. Trận tuyến lòng dân đã thể hiện xuyên suốt chiều dài lịch sử Việt Nam vừa thiêng liêng vừa cảm động. 60 năm trước, chiến dịch Điện Biên Phủ một lần nữa đã viết thêm trang sử mới của tình cảm dân với quân là một.
Ba tôi kể, những ngày kháng Pháp, mỗi “bộ đội Cụ Hồ” đều có một bà mẹ nuôi. Các bà mẹ ấy chăm sóc chiến sĩ như con ruột của mình. Mãi đến bây giờ trong mối quan hệ gia tộc của gia đình, chúng tôi còn có thêm cả bà mẹ nuôi của ba tôi nữa. Có được tình cảm sâu sắc ấy, khi ra trận, người lính an tâm và biết mình không đơn độc. Mỗi miếng cơm, manh áo gửi ra vùng biên giới, hải đảo xa xôi còn có cả lòng yêu thương, tin cậy của hậu phương nữa.
Trong những ngày này, cả nước không thể bình tâm khi hay tin biển Đông đang dậy sóng. “Chúng ta càng nhân nhượng, chúng càng lấn tới”. Mỗi con dân nước Việt lại thao thức với lời dặn dò của ông vua anh hùng Trần Nhân Tông: “Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”; lại trăn trở với lời dạy của vua Lê Thánh Tông: “Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng để ai lấy mất một phân núi, một tấc sông…”. Tinh thần bất khuất và khí khái ấy có được bởi chính nghĩa đứng về phía dân tộc ta. Thật vậy, lịch sử đã chứng minh một chân lý rõ ràng, không thể chối cãi: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”.
Hoàng Sa hiện là một huyện của thành phố Đà Nẵng. Chắc chắn báu vật ấy không thể mất vĩnh viễn vào tay kẻ ngoại xâm. Lòng tin này đã được xác tín trong máu thịt từ ngàn đời và nơi ấy đã có những người con ưu tú đang ngày đêm canh giữ vùng trời, vùng biển của Tổ quốc. Hơn ai hết, từ nơi đầu sóng ngọn gió, người lính bảo vệ Trường Sa càng vững tay súng bởi biết rằng hậu phương cũng là một trận tuyến. Trận tuyến ấy chính là lòng dân, không gì có thể phá vỡ nổi tình cảm của người dân hướng về tuyến trước.
Đọc sử, ta biết rằng, cuối năm 1406, trước nguy cơ nước nhà bị giặc phương Bắc xâm lấn, nhà Hồ xuống chiếu truyền gọi các quan về triều họp bàn kế hoạch kháng chiến. Có người khuyên nên đánh để trừ mối lo về sau. Có người cho rằng nên tạm hòa, chiều theo những điều chúng muốn để hoãn binh thì hơn. Khi được Hồ Hán Thương hỏi ý kiến, Tể tướng Hồ Nguyên Trừng đứng dậy, tay nắm chặt quả quyết: “Thần không sợ đánh chỉ sợ lòng dân không theo”. Thượng hoàng Hồ Quý Ly lúc ấy đang ngồi dự họp, nghe lời nói khí khái như thế cảm động lắm.
Hậu phương vững chãi phía sau chính là nguồn đồng viên, nguồn sinh lực lớn lao nhất tiếp sức cho người lính. Một lần nữa, lịch sử đang chứng minh rằng, truyền thống ấy không bao giờ mất. Người lính của chúng ta không bao giờ không đơn độc bởi tin rằng, lòng dân đã thuận thì thành trì ấy sẽ tạo nên một sức mạnh vô song. Điều đơn giản, bất kỳ ai cũng biết là cuộc chiến nào huy động được sức mạnh toàn dân thì chiến thắng là một lẽ hiển nhiên.
L.M.Q
(Nguồn: Báo PNCN 11.5.2014)
Trang 49 trong tổng số 60