LÂM BÍCH THỦY: Nhân một sai lầm về thi sĩ Yến Lan



1_66954le_ky_niem_100_ngay_sinh_Yen_lan

Kỷ niệm 100 năm sinh YẾN LAN tại Hà Nội (2016)

 

Ngày Tết nguyên tiêu 11/2/2017 được tổ chức tại Văn Míếu Quốc Tử Giám - Hà Nội. Dẫu chương trình năm nay có nhiều điểm mới, hay so với các năm, nhưng đáng tiếc là Hội Nhà văn Việt Nam đã để xảy ra vài sự cố là: In nhầm ảnh và tiểu sử thi nhân. Sự nhầm lẫn này đã làm nóng lên nhiều dư luận, gây tranh cãi nhiều nhất, bức xúc nhất từ người yêu văn chương. Người ta cho rằng như vậy là Hội Nhà văn xem thường độc giả vì khi nói đến từ Hội Nhà văn, người ta nghĩ ngay đây là nơi  hội tụ những người ưu tú nhất, hiểu biết và thông thái nhất về văn học và lịch sử văn học v.v...

Một trong những sự cố đó là dưới bức ảnh nhà thơ Yến Lan lại trích dẫn thơ Hàn Mặc Tử! Ồ! Sao lại là Yến Lan mà không phải là ai khác nhỉ?

Năm ngoái vào 1/3/2016 trong lễ kỷ niệm 100 năm sinh Yến Lan, do Hội Nhà văn tổ chức, cũng có chút nhầm lẫn tương tự (sẽ nói sau). Tuy nhiên, nhờ đó chúng tôi đã đính chính được 2 việc mà hàng chục năm trước không thể:  

1/ Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà Văn Viêt Nam và nhà thơ Trần Đăng Khoa -phó chủ tịch Hội tuyên bố trước các nhà văn, nhà thơ, nhà soan kịch v.v… rằng tác phẩm Bóng giai nhân - vở kịch thơ do mỗi Yến Lan chấp bút.

2/ Chỉnh lại ngày sinh chính xác: Yến Lan sinh (22/4/1917). Không phải 2/3/1916 như lâu nay báo chí đã ghi. Đây là cơ hội tốt nhất để gia đình tôi đính chính lại những sai lầm trong quá trình biên soạn văn học. Chả là khi còn sống, ba tôi có nói với con, với bạn văn về năm sinh:"Tôi sinh vào năm Đinh tỵ chứ không phải Bính Thìn.”

Trong thư gửi nhà nghiên cứu Đinh Tấn Dung, ba tôi cho biết: "Thực ra 2/3 là ngày của âm lịch năm Đinh Tỵ. Nhưng hồi ấy ông thân sinh tôi khai ở trường lúc xin tôi “nhập môn”, nhà trường ghi vào hồ sơ tính theo dương lịch, nên vẫn giữ như thế. Tra cứu kỹ, chắc ngày ấy nhằm đâu chừng khoảng 20.4 hay 22 gì dương lịch ấy".

Trong 18 bài tham luận của Bình Định trong ngày Lễ kỷ niệm 100 năm sinh Yến Lan có bài của Trường Định và nhà thơ Hoài Thu giới thiệu về Yến Lan: “Ông là người rất yêu quê hương mình nên phần lớn những sáng tác, những bài thơ được đánh giá hay nhất của ông đều bắt nguồn từ những cảm hứng sáng tác của đất và người Bình Định như: Bến My Lăng; chùm thơ về Bình Định (Bình Định 1935, Bình Định 1945, Bình Định 1947, Bình Định 1975...); Đi trong nắng mới, Lại về tỉnh nhỏ, Uống rượu với bạn đồng hương… Những hình ảnh, sự kiện diễn ra trên quê hương trong thơ ông có vẻ đẹp lung linh của ngôn từ, của cảm xúc chất ngất” .

Ông là một trong bốn nhà thơ của Bàn Thành (Bình Định): Hàn Mặc Tử - long; Yến Lan - lân;  Quách Tấn - qui; Chế Lan Viên - phụng và gọi là “Tứ hữu Bàn Thành". Mấy chục năm sống ở Hà Nội, rồi đất nước giải phóng hoàn toàn, ông trở về sống tại thị trấn An Nhơn - Bình Định (nay là thị xã). Cho đến những năm tháng cuối đời, trên quê hương, cuộc sống của ông không hơn gì; vì quê vẫn luôn có định kiến với ông về vấn đề đã tham gia vào Nhân Văn Giai Phẩm. Cho nên để có được buổi lễ kỷ niệm 100 năm sinh Yến Lan vào 2016 gia đình tôi rất chật vật chứ không xuôi chèo mát mái như bạn ông:

Vào rằm trung thu 15/8 âm lịch, tức khoảng 5-6/10/2015 chị em tôi từ Sài Gòn, Hà Nội về quê làm giỗ thứ 17 cho cha. Trong ngày giỗ chợt nhớ đến 2/3/2016 sắp tới. Vậy chỉ còn 3 tháng. Ba tháng để chuẩn bị cho một nhà thơ tiền chiến tên tuổi như Yến Lan e không kịp. Thế nên gia đình tôi đi gặp lãnh đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh; xem họ có ý kiến gì về vấn đề này?  Cuối cùng, Hội VHNT Qui Nhơn kết hợp với lãnh đạo UBND thị xã tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ Bến My Lăng - Yến Lan vào 2/3/2016. Nghĩ lại, cách đây vài năm, khi thị trấn An Nhơn sắp lên thị xã; một số danh nhân Bình Định được đề xuất lập tên đường. Song tên Yến Lan lại bị loại ra ngay từ đầu, ngay nơi ông được sinh ra:

Quê ngoại bên kia bãi cát vàng

Mẹ tôi về, lỡ chuyến đò ngang

Cơn đau trở dạ không giường chiếu

Tôi lọt lòng ra giữa bãi trăng  

Rồi không thể không có con đường mang tên Yến Lan - “một nhà thơ có sức sáng tạo dẻo dai đã cống hiến không mệt mỏi cho quê hương”,vì thế, lãnh đạo thị xã mới chừa một cái ngõ độ 5 ngôi nhà, nếu đi bộ chỉ mất 5 phút mang tên Yến Lan…

viewimage.aspx_100_nam_yen_lan

Kỷ niệm 100 năm sinh YẾN LAN tại Bình Định (2016)


Còn về sự kiện mà Hội Nhà Văn Việt Nam đứng ra Tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm sinh cho Yến Lan với 3 nội dung:

1/ Buổi sáng dâng hương, hoa tại nhà;

2/ Buổi chiều tổ chức tọa đàm thơ Yến Lan (có 18 bài tham luận);

3/ Buổi tối là chương trình văn nghệ “Đêm thơ của thi sĩ bến sông trăng.”

Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam tuyên bố bố trước các nhà văn,  nhà thơ, nhạc sĩ, nhà soạn kịch một cách rõ ràng:“Từ nay chúng ta phải sửa lại ngày sinh của Yến Lan là 22/4/1917 và tác phẩm kịch thơ Bóng giai nhân chỉ độc một tác giả là Yến Lan".

Bài thơ “xuân muộn” của Yến Lan ứng vào  tâm trạng, hoàn cảnh ông trong thế kỷ 21 sao lại đúng đến thế:

Vụng sắm cành đào không kịp tết

Ra giêng mới hé một vài bông

Xuân người lã tã bay đi hết

Ngoảnh lại xuân ta mới chớm hồng

LÂM BÍCH THỦY

Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com