TÁC PHẨM - DƯ LUẬN Phỏng vấn LÊ MINH QUỐC: Nghĩ về nghề báo

LÊ MINH QUỐC: Nghĩ về nghề báo

Mục lục
LÊ MINH QUỐC: Nghĩ về nghề báo
* Nghĩ về nghề
* Đẹp mà tốt bụng
* Làm thơ như thở
* Trò chuyện nghề báo bằng thơ
* Nhà báo nữ trong mắt đồng nghiệp nam
* Ai là người sung sướng?
* Trò chuyện với người
Tất cả các trang

dacsan

 

Câu thơ của nhà văn Nguyễn Vỹ (1910 - 1971) lại “vận” vào cuộc đời tôi từ mười năm nay:

Còn tôi bưng thúng theo đàn bà

Ra chợ bán văn, ngày tháng qua

Mười năm là quãng thời gian không dài đối với một người đàn ông viết báo Phụ Nữ. Thật ra, có mười năm hoặc một trăm năm thì chúng ta cũng không sao hiểu được phụ nữ!


 

Nghĩ về nghề

 

... Nhưng “cũng quần cũng áo cúi đầu đi ra”. Phải đi ra khỏi nhà thôi, nhưng đi đâu thì chẳng rõ vì chân đã quen đi. Thôi thì cứ đi. Lúc ấy, anh chàng nhà báo bỗng dưng tự hỏi: “Sáng nay có lịch cơ quan nào mời họp không nhỉ?”. Cảm giác thèm họp lại dâng lên đến… xao xuyến trong lòng! Thế là hỏng! Hỏng vì anh đã “nghiện” thói quen làm xơ cứng sự năng động và nhạy bén của một nghề cao qúy có tên là “nhà báo”.

Vẫn biết đi họp là để tiếp nhận một thông tin nào đó mà cung cấp cho bạn đọc, nhưng như thế vẫn chưa đủ. Nhà báo cịn phải đi để quan sát, để ghi nhận những gì đang diễn ra trong đời sống hàng ngày… Trước đây, anh cũng từng đi họp và đi thực tế nhưng dần dần lại thích đi họp hơn vì đi họp được người mời trọng vọng, được đon đả chào đón và thậm chí lúc ra về còn được nhận cả phong bì nữa. Từng ngày, từng ngày cảm giác ấy lặp đi lặp lại và trở thành “nghiện” lúc nào không rõ! Mà như thế, anh trở thành một công chức hoặc “quan báo” mất thôi.

Nhà báo Lưu Trọng Văn có kể một câu chuyện cảm động về Hoài Thanh - nhà phê bình số một của phong trào Thơ mới: “Một lần, tôi bắt gặp ông ngồi bất động trên ghế rồi đột ngột nói với tôi: “Tự dưng bác nhớ họp quá!”. Họp ở đây, đơn giản là sự tụ tập giao lưu. Tôi nhìn vào cái đầu húi cua phía trước có một lưỡi tóc như chiếc lá xòe ra… Cái đầu ấy, mái tóc ấy không nhúc nhích. Tôi hiểu ông đang cơ độc”.

Cảm giác thèm họp ở Hoài Thanh đã báo hiệu tuổi già đang đến. Điều này ta có thể chia sẻ được. Nhưng ở các nhà báo trẻ, nếu cũng có cảm giác thèm họp, “nghiện” họp thì thật đáng âu lo. Đó là dấu hiệu anh đang xa dần với nghề báo…

(nguồn: Báo Phụ Nữ TP.HCM 21.6.2003)

 

Cùng một chủ đề:

Đạo đức và bản lĩnh nhà báo

Ngẫu hứng và thực tế; thực tế và tư liệu

Công việc làm báo là bạn đồng hành của nhà thơ

Chọn nghề báo cũng như chọn.... người tình

Hoa lạc giữa rừng gươm


Đẹp mà tốt bụng

kyyeu-PNTP.HCM

(nguồn: Kỷ yếu 35 năm Thành lập Báo Phụ Nữ TP.HCM)


Làm thơ như thở
Thơ Lê Minh Quốc thuộc loại “thơ có lửa”. Tuy rất “lửa” nhưng anh lại công tác ở một tờ báo dành cho “phái yếu nhưng không yếu”. Anh sinh ra và “chạy theo thơ” ở Đà Nẵng. Năm 1983, anh vào Sài Gòn học Đại học Tổng hợp. Khi đang học năm thứ hai, anh được giải Nhất  với chùm thơ Hát với đất  đợt sáng tác nhân kỷ niệm 10 năm Lực lượng TNXP TPHCM. Đó là sự khởi đầu của thơ Lê Minh Quốc. Năm 1987, anh công tác tại báo Tuổi Trẻ, năm 1988 về báo Phụ Nữ cho đến nay. Anh bộc bạch về mình:

- Tôi làm báo để sống và làm thơ để nuôi dưỡng phần hồn. Trong tôi, cả hai đều quan trọng. Làm báo như ăn uống. Làm sao nhớ hết trong đời ta đã ghé bao nhiêu quán ăn, quán nước. Làm thơ như thở. Ngưng thở giây lát là “chết” ngay. Ai cũng thở bằng chính hơi thở của mình chứ không thể thở bằng hơi thở của người khác.

Nghề báo là một nghề đặc biệt nên không thể đánh giá, xếp hạng theo kiểu nhà báo số một và nhà báo số hai, nhà báo “xịn” và nhà báo không “xịn”. Điều quan trọng của nhà báo là phải biết “giữ lửa” để trái tim mình luôn cháy bỏng trước nhịp thở cuộc sống. Để được một bài báo, tôi phải chạy theo đề tài. Để được một bài thơ, tôi chẳng làm gì cả. “Nàng thơ” luôn yêu tôi. Thú giải trí của tôi là: Nhậu khi có bạn và đọc khi thiếu bạn. Quan niệm về tình bạn của tôi rất đơn giản: Tin nhau mới chơi với nhau.


“… / Nhà thơ nghe thơ ngán ngẩm / Trong đầu chỉ mơ đến tiền / Ký được dăm kỳ quảng cáo / Vợ con sẽ sướng như điên / Này tiền thơm như áo đẹp / Con thơ lụa mới đến trường / Này tiền vợ đi giữa chợ / Nụ cười cũng bớt phong sương / Nhưng đời oái oăm đến lạ / Tổng giám đốc giữa đời thường / Xem tiền như cỏ rác / Chỉ toàn nói chuyện văn chương / Nhà thơ đi làm quảng cáo / Tâm hồn ngộ độc vì thơ / Quay về nhìn lên trang báo / Đêm ấy ngủ không nằm mơ…”.

(Nguồn: báo Pháp luật 22.6.2003)

 

Cùng một chủ đề:

Đạo đức và bản lĩnh nhà báo

Ngẫu hứng và thực tế; thực tế và tư liệu

Công việc làm báo là bạn đồng hành của nhà thơ

Chọn nghề báo cũng như chọn.... người tình

Hoa lạc giữa rừng gươm


Trò chuyện nghề báo bằng thơ

Lê Minh Quốc (còn có bút danh Huyền Sương) vừa là nhà báo, vừa là nhà thơ, ngòi bút anh đã x6ng xáo trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ suốt 13 năm nay mà hiện nay số đầu sách do anh biên soạn đã xuất bản không nhà báo nào có thể sánh kịp - một người đàn ông bộc trực, hơi ồn ào và thật sự vui tính, dễ thương.

PV: Anh đến với nghề báo từ sự lựa chọn của ý thức, hay chỉ do sự đưa đẩy, dun rủi của cuộc sống?

Nhà báo - nhà thơ Lê Minh Quốc:

- Cũng giống như chuyện tình yêu

Thấy người đẹp vậy phải liều nhào vơ

Sóng thời gian cứ nhấp nhô

Vẫn còn nguyên vẹn mơ hồ chữ tâm

* Làm việc trong một tập thể mà số đông là phụ nữ, đã vậy còn phải chịu sự lãnh đạo của một ban biên tập cũng toàn là nữ, các anh có cảm thấy mình cũng ít nhiều bị nữ hóa?

Lê Minh Quốc:

- Dù không sinh nở ra ta

Nhưng ơn phụ nữ thật là khó quên!

Tôi - nam giới - vốn có tên

Ở mãi Phụ nữ thành nên…

(cười không viết 2 chữ nữa).

* Sau hơn 10 năm là việc tại báo Phụ nữ TPHCM, điều quan trọng nhất đọng lại trong tình cảm và nhận thức của anh là gì?

Lê Minh Quốc:

- Tôi nghĩ đến mái gia đình

Vừa dày công tác vừa tình chị em

Đường đi muôn dặm gập ghềnh

13 năm vẫn còn bền nghĩa… ơn!

* Anh nghĩ thế nào về tình yêu?

Lê Minh Quốc:

- Trong ghét đã có yêu

Trong yêu thì có ghét

Nhưng ghét không bao nhiêu

Vì yêu đã chiếm hết

* Phải chăng viết về lĩnh vực văn hóa văn nghệ thì dễ hơn viết về các mảng khác? Nếu được phân công viết về thể thao, kinh tế hoặc chính trị… anh có viết được không?

Lê Minh Quốc:

- Đã là một nhà báo

Dù viết ở mảng nào

Cũng dồn hết tâm lực

Dưới ngòi bút tuôn trào

Không viết mảng văn nghệ

Chuyện này cũng chẳng sao!

* Có bao giờ các anh so sánh báo Phụ nữ TPHCM với những tờ báo khác (ở phương diện này hoặc phương diện nọ…)? Nếu có, anh cảm thấy thế nào và nhận ra điều gì?

Lê Minh Quốc:

 - Có ai đem vợ mình

So sánh với kẻ khác?

* Anh viết báo nhiều và làm thơ cũng nhiều, nhưng không hiểu sao mỗi khi nhắc đến Lê Minh Quốc, ai cũng gọi nhà thơ Lê Minh Quốc chứ không mấy ai gọi là nhà báo Lê Minh Quốc. Thật ra ở anh, nhà thơ lớn hơn hay nhà báo lớn hơn?

Lê Minh Quốc:

- Lúc viết bài, tôi làm thơ

Lúc làm thơ, lại vu vơ viết bài!

Giữa thơ và báo cả hai

Hóa ra chỉ một - đường dài tôi đi!

* Không chỉ viết cho báo Phụ nữ TPHCM, anh còn viết cho nhiều tờ báo khác, và cộng tác viết sách với nhiều nhà xuất bản… Người ta bảo anh khỏe - chạy  -sô… Anh có cho rằng mình chạy - sô - khỏe như người ta nhận xét?

Lê Minh Quốc:

- Báo không tải hết bài

Nên phải show báo khác,

Chuyện ấy cũng thường tình.

Có cần phải bàn bạc?

Viết bài giống như… hát,

Cũng tổn sức hụt hơi.

Trời ơi! Cái nhuận bút

Cũng khổ chứ chẳng chơi!

(nuồn: Tạp chí Nhà báo 2001)

 

Cùng một chủ đề:

Đạo đức và bản lĩnh nhà báo

Ngẫu hứng và thực tế; thực tế và tư liệu

Công việc làm báo là bạn đồng hành của nhà thơ

Chọn nghề báo cũng như chọn.... người tình

Hoa lạc giữa rừng gươm


 

Nhà báo nữ trong mắt  đồng nghiệp nam


Nếu chọn ba nữ nhà báo (NB) lừng lẫy nhất của thế kỷ XX của ba miền, tôi chọn Phan Thị Nga (vợ đầu của nhà phê bình Hoàii Thanh), Đạm Phương (bà nội của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm) và Nguyễn Thị Kiêm. Sở dĩ tôi chọn như thế để thấy ở thế kỷ XXI này, đội ngũ nữ NB đông đảo hơn gấp nhiều lần. Có thể họ xinh đẹp hơn, “sành điệu” hơn v.v… nhưng về tri thức và bản lãnh làm báo thì… thua xa.

Nghiêm khắc nhận xét như thế để thấy rằng, đội ngũ NB nữ hiện nay chưa nhiều người tạo nên một “thương hiệu” mà các đấng mày râu phải ngả nón chào. Có thể về trình độ chuyên môn, tác phong làm việc… họ có hơn đàn chị. Nhưng bản lĩnh nghề nghiệp và nhất là bản lĩnh của một nhà báo chuyên nghiệp thì họ không bằng. Tôi có cảm giác họ đến với nghề như một nghề kiếm sống hơn là nhằm đạt đến một mục tiêu lớn lao của nghề này.

Mà không riêng gì NB nữ, ngay cả NB nam cũng thế. Thật hiếm hoi có những NB mà chỉ cần thấy cái tên của họ ký dưới bài báo là ta phải vồ vập đọc với sự tin cậy và chia sẻ. Nói như thế ắt có nhiều người cho rằng cực đoan. Thôi thì để khỏi cực đoan, tôi nói rằng, thật hiếm có những tên tuổi như Trần Bạch Đằng, Tư Trời Biển, Ba Thợ Tiện, Kỳ Lâm, Chánh Trinh, v.v… Những tên tuổi như thế ở đội ngũ NB nữ không nhiều. Bạn hỏi tôi có cảm phục nữ NB nào không? Thú thật tôi rất phục họ. Bởi ngồi công việc gia đình phải chu toàn, họ còn phải xông xáo như một người đàn ông. Đáng nể quá đi chứ.

Cĩ điều, tiếc vẫn chưa có thật nhiều một Mai Lan của lãnh vực giáo dục, một Kim Sơn của lãnh vực y tế; một Thu Thủy của lãnh vực văn háo văn nghệ; một Phạm Thục của lãnh vực viết về ngành công an; một Kim Hạnh của quản lý nghề báo...

 

(nguồn: Tạp chí Nhà báo số 48 (10.2006)

 

Cùng một chủ đề:

Đạo đức và bản lĩnh nhà báo

Ngẫu hứng và thực tế; thực tế và tư liệu

Công việc làm báo là bạn đồng hành của nhà thơ

Chọn nghề báo cũng như chọn.... người tình

Hoa lạc giữa rừng gươm


 

Ai là người sung sướng?

 

Như “đến hẹn lại lên”, sáng chủ nhật 17-6, đông đảo bạn trẻ đã đến chung vui với các nhà báo viết về lĩnh vực văn hóa văn nghệ thuộc Hội Nhà báo TP.HCM tại đại sảnh Nhà hát Bến Thành. Chị Thanh Hồng - Giám đốc Trung tâm Văn hóa quận 1, dù khá bận rộn với công tác, nhưng lại là khán giả rất nhiệt tình, chị cho biết tổ chức chương trình giao lưu với các nhà báo không chỉ thuần chất văn nghệ, mà qua đó còn giúp bạn trẻ hiểu thêm và chia sẻ những buồn vui nghề nghiệp với các nhà báo.

Nhà báo Kim Hà - biên tập viên sân khấu HTV - kể về những năm tháng học tập mơ làm nghệ sĩ, nhưng nay lại thành công ở lĩnh vực biên tập. Chị đã hát một lớp Khốc hoàng thiên ngọt ngào khiến khán giả tha hồ suýt xoa. Nhà báo Lê Chí Trung - Báo Sân khấu TPHCM, một cây bút phê bình lý luận sắc sảo cũng khiêm tốn kể về “duyên nợ” đến với nghề soạn giả. Nhà báo Lê Minh Quốc - Báo Phụ Nữ TP.HCM, khi được hỏi về yêu nghề nào giữa nhà báo - nhà thơ? Anh bộc bạch khá chân tình: “Nếu muốn có một ngày sung sướng bạn hãy đi… lấy vợ (hoặc chồng). Nếu muốn sung sướng một tuần, hãy đi du lịch. Nếu muốn sướng một tháng, hãy mua vé số chờ trúng độc đắc. Nếu muốn sướng một đời thì hãy yêu công việc của mình. Hiện nay, tôi đang yêu thích nghề nhà báo -  nhà thơ. Do vậy, tôi là người sung sướng nhất!”. Và khán giả đã nhiệt tình cổ vũ anh qua những tràng pháo tay kéo dài.

Đời thường nhà báo, chuyện lao động với nghề, thái độ kiên quyết trước những tiêu cực, đến chuyện gia đình con cái… của nhà báo cũng được nhiều khán giả “chiếu cố”, qua dẫn dắt chương trình của Minh Nhí, Ngọc Trinh. Những tiếng cười vui tươi, rạng rỡ như thắp sáng thêm những mối đồng cảm giữa khán giả với các nhà báo. Riêng tôi, trên đường về cứ “túc tắc” nghĩ mãi những mẩu chuyện nhà vui như tết, và có “cảm giác” mình cũng… là người sung sướng!

Nhạc sĩ Vũ Hoàng

(nguồn:  Báo Người Lao động 19.6.2001)

 

Cùng một chủ đề:

Đạo đức và bản lĩnh nhà báo

Ngẫu hứng và thực tế; thực tế và tư liệu

Công việc làm báo là bạn đồng hành của nhà thơ

Chọn nghề báo cũng như chọn.... người tình

Hoa lạc giữa rừng gươm


Trò chuyện với người "to tiếng"

 

Còn đây, nhà báo kiêm nhà thơ Lê Minh Quốc đã trờ lời phỏng vấn ngay tại quán bột chiên trước NXB Trẻ.

 

* Chừng nào sếp cưới vợ đây?

- Em nào cũng đẹp cũng xinh

Bao nhiêu em sẽ... vợ mình nữa đây?

* Tại sao có bài nộp mà anh vẫn nhăn nhăn?

- Nhăn vì bài quá là "hay"

Nhăn thêm chút nữa mặt mày thêm tươi

* Điều gì khiến anh buồn nhất?

- Bôn ba chạy hết cuộc đời

Không gặp ai nở cụ cười tặng nhau

* Anh có bắn súng chỉ thiên?

- Bộ đội cầm súng bắn lên

Vài lần mà cũng nhớ quên làm gì?

* Làm thơ để uống rượu hay uống rượu để làm thơ?

- Làm thơ và uống rượu

Hại sức khỏe như nhau

Tất nhất là viết... báo

Tiền vô túi... ào ào

*Khi viết bài và nhậu anh thấy thế nào?

- Viết bài và nhậu đều vui vẻ

Vậy thì sao không nhậu hở em?

Nhậu thì phải hết một đêm

Viết bài là lúc phải quên tên mình

* Các bạn trong lớp anh cảm thấy sao?

- Cô nào cũng giống như nhau

Cũng xin nghiêm chỉnh cuối chào các em

* Vì sao anh nói hơi... to?

- Giọng nói thì to

Vì em còn nhỏ

Nên nói như... hò

Em nghe mới rõ

* Để trang văn hóa văn nghệ thêm hay, phải làm gì để bài ngày tốt hơn?

- Thì phóng viên phài chịu đi

Đi từ sáng sớm li bì tới khuya

Đi xong thì nhớ mà dzìa

Ngồi cày bản thảo đầm đìa mồ hôi

* Xin hỏi anh tuổi con gì? Tương lai có giàu không?

Cầm tinh cái tuổi con heo

Số này dứt khoát không nghèo ai ơi

Sướng cực cũng tại ông trời

Quan tâm chi lắm cho đời kém vui

*Nhà thơ, nhà báo bên nào nặng hơn?

- Nhà thơ, nhà báo như nhau

Nhà nào cũng được miễn "ngầu" thì hơn

* Đi chơi với bạn gái, anh thích họ mặc gì?

Đi chơi với bạn gái

Thích nàng ăn mặc gì?

Nói ra xin xí xóa

Muốn nàng đừng... mặc chi

* Thu nhập của nhà thơ?

Thu nhập thì cần thiết

Nhưng không bằng thu đông

Bây giờ sắp mùa Tết

Thơ xuân được mấy đồng?

* Nghĩ gì về lớp phóng viên?

- Nghề làm báo rất khó khăn

Mấy ai đi hết phong trần ngày mai?

Bói rằng, con gái con trai

Học xong thì sẽ thành tài mà thôi

* Hướng dẫn lớp thực tập, anh có bị... thất thu?

- Hướng dẫn lớp học phóng viên

Cớ sao lại đặt chuyện tiền ra đây?

* Một câu tâm dắc nhất nói với lớp nghiệp vụ báo chí?

- Nếu chọn được nghề khác

Thì đừng theo nghề này

....

Muốn trở thành nhà báo

Xin cứ viết đều tay

Trái tim cần nhạy cảm

Chứ đừng thành cái... chai

* Làm báo được những gì?

Có tiếng hay có miếng

Có có cũng là... không

Cõi đời hư vô lắm

Dù có cũng như không

* Anh viết tới bao giờ?

Thôi viết là lúc... không viết nữa

Lúc mà tôi nhắm mắt với xuôi tay

Diễm Đời thực hiện

(nguồn: Đặc san Lớp nghiệp vụ báo chí Báo Phụ Nữ TP.HCM lần 1 (1996)

 

Cùng một chủ đề:

Đạo đức và bản lĩnh nhà báo

Ngẫu hứng và thực tế; thực tế và tư liệu

Công việc làm báo là bạn đồng hành của nhà thơ

Chọn nghề báo cũng như chọn.... người tình

Hoa lạc giữa rừng gươm

 

 

Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com