Tuần báo VIỆT BÁO

 

viet-bo

 

số 1 phát hành 21.5.1949. Giám đốc: Lê Thọ Xuân, Tổng Thư ký tòa soạn: Lê Tràng Kiều. Bìa: Lụa của họa sĩ Mai Trung Thứ. 36 trang. Tòa soạn: 9 đường Lacouture (Sài Gòn).Bìa các số sau hầu hết là ảnh nghệ thuật của Võ An Ninh.

Chia sẻ liên kết này...

 
 

TUỔI HOA: Số đặc biệt TRUNG THU năm 1973

 

trung-thu

 

Số báo 208, phát hành ngày 1.9.1973 tại Sài Gòn. Chủ nhiệm: Chân Tín; Thư ký tòa soạn: Hà Tĩnh. Tranh bìa Vi Vi. 60 trang, giá bán 60 đồng. Post lại bài thơ của tác giả Trần Thị Nguyệt Mai, tương đối tiêu biểu phong cách thơ học trò miền Nam thuở ấy. Ngoài ra còn có thơ: Đỗ Thị Hồng Liên, La Ty, Trần Thị Phương Lan, Tạ Nghi Lễ, Thụy Đỗ; văn xuôi: Kim Hài, Nguyễn Thái Hải, Linh Giang, Ngọc Bích, Minh Quân... Truyện tranh: Trầm Giao & Nguyễn Tài...

L.M.Q

 

tho-tuoihoa

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Thêm một tư liệu về HÀN MẶC TỬ

 

han-mac-tu

 

In bìa 2 của báo Thế giới. Xuất bản tại Sài Gòn, ra hàng tuần, số 1 ra ngày 20.10.1949, số cuối cùng: số 10 ra ngày 30.12.1949. Ca khúc của nhạc sĩ Lê Thương ở số báo số cuối cùng.

 

tulieu-hmactu

 

L.M.Q

VIII.2013

Chia sẻ liên kết này...

 
 

THU HỒ: Mái tóc em gái trường Gia Long

 

maitoc

mai-toc-1

mai-toc-2-5

Nhạc: Thu Hồ, bìa Thẩm Thúy Hằng - in năm 1965 tại Sài Gòn.

 

L.M.Q

Chia sẻ liên kết này...

 
 

THỜI SỰ CẨM NANG năm 1925

 

Toàn bộ vấn đề thời sự của Nam kỳ năm 1925 hầu như đều được lưu trữ trong 600 trang sách do nhà in Nguyễn Văn Của ấn hành năm 1926, ngoài bìa ghi rõ: “Các quan chủ tỉnh trong Nam kỳ có mua một ngàn cuốn đặng phát cho các làng dùng”.


tulieu_LMQR1

 

Nay đọc lại chúng ta thấy vẫn còn có rất nhiều thông tin hữu ích cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về Nam kỳ xưa. Chẳng hạn, Kể các quan tổng thống cõi Đông Dương, ta hiểu “tổng thống” ở đây có nghĩa là “quan toàn quyền”. Trong sách liệt kê từng năm với đầy đủ tên họ từng người giữ trọng trách ấy, bắt đầu từ năm 1887 là ông Constans; đến năm 1925 là ông Varenne. Ngoài ra còn có danh sách các quan nguyên soái. Theo đó, từ lúc mới chiếm được Nam kỳ (1859), người giữ chức vụ này là ông Rigault de Genouilly và năm 1924 là ông Cognacq. Trong sách có phần Công văn lược lục, in toàn bộ các “châu tri” của Thống đốc Nam kỳ gửi cho “các quan tham biện chủ tỉnh”. Qua đó ta biết được các quy định về săn bắn, đi xe hơi, bán xăng dầu, dạy học v.v… Thêm một phần quan trọng nữa là các thông tin liên quan đến sự phân chia các tỉnh tại Nam kỳ được ghi lại hết sức chi tiết về diện tích, dân số, nhân sự v.v…

Đặc biệt còn có phần Văn uyển - tiểu thuyết mới. Trong đó, từ trang 507 đến trang 535 in tiểu thuyết Oán trả ân đền của tác giả Vân Phong (Huế). Mở đầu:

Thơ rằng:

Trời kia thăm thẳm đất minh mông,

Thiện ác nào ai có biết không?

Oán trả ân đền khôn lậu tiết

Khuyên nhau nhơn đức hãy ghi lòng

Từ trang 537 đến trang 570 là tiểu thuyết Phận cải duyên kim của tác giả Vân Đình (Huế). Thỉnh thoảng, lại có thơ như lúc miêu tả cảnh trăng lên: "Khi ra giữa sông đậu đó một hồi thì lần thấy mé Đông hừng rạng, chị Hằng Nga thong thả mở thoeng, bạch ngọc khoát màn the trắng bước ra giữa không trung. Chính là khi:

Một vùng trăng tỏ nước trong

Tiếng huyền chỉ nẻo đem lòng trêu hoa"

Như vậy ngoài ý nghĩa tìm tiểu về các vấn đề hành chánh, ta còn có thêm tư liệu về sự hình thành của tiểu thuyết ở Nam kỳ. Nếu nghiên cứu về văn bản, chúng ta sẽ thấy được kỹ thuật viết tiểu thuyết thuở ấy.

 

L.M.Q

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Tập sách MỘT NGÀY TẠI HÀ NỘI (18.2.1973)

 

Những ai sinh ngày 18.2.1973 tại Hà Nội; hoặc đã sống và gắn bó ruột thịt với Hà Nội nên tìm đọc tập sách này. Cảm nhận về Hà Nội trong ngày hôm đó được miêu tả bởi 3 sĩ quan của chính quyền Sài Gòn. Họ là thành viên của Ban Liên hiệp Quân sự 4 bên đã đến Hà Nội quan sát vụ trả tù binh Mỹ ngày 18.2.1973.

 

hanoi

 

Họ đi bằng máy bay C13Q của Không lực Hoa Kỳ, sau 3 giờ rưởi bay, tới phi trường Gia Lâm. (Hà Nội: 8 giờ; Sài Gòn: 9 giờ).

Tập sách này ngoài lời kể, còn có nhiều hình ảnh chụp phong cảnh, đường phố, con người Hà Nội trong ngày 18.2.1973. Đáng chú ý, chỉ là những quan sát, bày  tỏ sự hoài niệm. Nhờ vậy, ta có thể hiểu thêm đôi nét về cách ăn mặc, sinh hoạt phố phường... Hà Nội trong năm tháng đó. Tư liệu này cũng cần thiết khi nhìn về Hà Nội của thập niên 1970. Lật lại Việt Nam những sự kiện lịch sử 1945-1975 (Viện Sử học -NXB Giáo Dục - 2003), thấy ghi: "Từ ngày 18 đến ngày 21 tháng Hai 1973: "Quốc hội khóa IV kỳ họp thứ 3. Quốc hội đã biểu dương thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta và thông qua nghị quyết về việc ký kết Hiệp định chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam" (tr. 487). 

 

hanoi1

Hình ảnh này có thể lạ với nhiều người

 

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn biên soạn thêm phần thơ, văn viết về Hà Nội của Vũ Bằng, Thạch Lam, Vũ Hoàng Chương,  Mai Thảo,  Thanh Tâm Tuyền, Hồ Hữu Tường, hình  ảnh của Nguyễn Cao Đàm… Sách dày 90 trang, khổ lớn, in giấy dày, trình bày trang nhã. Không ghi tên nhà xuất bản, trang cuối ghi "GP số 607/PTUDV/PHBCNT/KSAPL ngày 31.3.1973. Ấn bản đặc biệt: 500 $ 00".

 

L.M.Q

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Giai phẩm VĂN HÓA NGÀY NAY: Số Xuân 1959

 

nhat-linh

 

Nhà văn Nhất Linh chủ trương; tòa soạn 42 Phạm Ngũ Lão - Sài Gòn. Thuần túy văn chương. Số đầu tiên phát hành ngày 17.6.1958, ra được 11 số, số cuối cùng phát hành 16.5.1959. Mỗi tập dày chừng 130 trang đến 150 trang. Các tranh bìa đều là tranh Nhất Linh vẽ hoa lan. Từ số 2, ngay trang đầu có in "logo" hoa lan nở kèm theo hai câu thơ của Bùi Khánh Đản:

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Tạp chí BÁCH KHOA: Số đặc biệt về NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU

 

bach-koa

 

Phát hành ngày 15.11.1972. Có các bài viết của Nguyễn Văn Trung, Vũ Hạnh, Doãn Quốc Sỹ, Võ Phiến, Vũ Hoàng Chương, Quách Tấn, Trần Ngọc Ninh, Bùi Hữu Sủng, Vũ Văn Kính... Bách Khoa trao đổi với Phạm Thiên Thư về cuốn "tục Kiều" Đoạn trường vô thanh v.v...

"Tòa soạn 160 Phan Đình Phùng - Saigon, điện thoại: 25.539, HT: 339 Saigon. Giá bán: 80 đồng; công sở: 160 đồng. Cao nguyên và Miền Trung cước phí máy bay 8 đ mỗi số". Bảy năm trước Bách Khoa cũng phát hành số đặc biệt về Nguyễn Du (15.9.1965). Nay post lại bài thơ của Vũ Hoàng Chương lấy từ cảm hứng từ hai câu thơ của Nguyễn Du. Ít người biết đến bài thơ này.

 

bhach-khoa-2

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Tạp chí VĂN HỌC: Số đặc biệt về TẢN ĐÀ

 

tan-da-DTB-tang

Phát hành tại  Sài Gòn ngày 15.5.1970


Khu lưu niệm Tản Đà được xếp hạng di tích lịch sử
18:29' 22/05/2004 (GMT+7)  


(VietNamNet) - Sáng 22/5, UBND tỉnh Hà Tây và Sở VHTT tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia khu tưởng niệm thi sĩ Tản Đà, nhân 115 năm ngày sinh của ông.

Trên diện tích hơn 60m2 tại thôn Khê Thượng, xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, nhà tưởng niệm và khu mộ được đánh giá là một công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị. Khu tưởng niệm gồm 3 gian 2 chái với hệ thống vì kèo, lợp ngói âm dương, theo phong cách kiến trúc nhà Việt cổ châu thổ Bắc bộ. Hệ thống nghi môn gồm: tam quan, trụ biểu, bia đá tứ diện, nằm giữa khung cảnh non  Tản sông Đà toát lên cốt cách và tinh thần của thi sĩ  Nguyễn Khắc Hiếu.

Công trình này được khởi công cách đây gần 10 năm dưới sự tài trợ của Quỹ Văn hóa Thuỵ Điển. Tuy nhiên, theo nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Hà Nội, trước mắt Sở VHTT tỉnh Hà Tây cần có kế hoạch mở đường, xây hồ nước và trồng cây xanh quanh khu di tích để cải thiện môi trường, thu hút khách du lịch. Mặt khác, số hiện vật trưng bày tại khu lưu niệm bao gồm: di cảo và các tác phẩm lý luận, phê bình về danh nhân hiện quá ít ỏi và sơ sài. Ông Nguyễn Khắc Đại, con út cố thi sĩ, cho biết: “Mặc dù NXB Văn học đã ấn hành Tuyển tập Tản Đà, song số tác phẩm bị thất lạc vẫn còn nhiều. Hồi cụ mất, chúng tôi còn bé, chưa có ý thức gìn giữ, sưu tập trước tác của ông. Hơn nữa do điều kiện thời tiết, chiến tranh, nên cũng khó mà bảo quản được”.

Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu sinh ngày 25/5/1889 tại thôn Khê Thượng, xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Họ Nguyễn của Tản Đà là dòng họ khoa bảng lâu đời gốc ở Kim Lũ, Thanh Trì, Hà Nội. Trong họ còn có nhiều nhân vật lỗi lạc như Phương Đình Nguyễn Văn Siêu (tác giả Dư địa chí), Nguyễn Công Thể, Nguyễn Huy Tú...

Với 50 tuổi đời, Tản Đà để lại một gia tài văn học đáng kể trên nhiều lĩnh vực: dịch thuật, biên khảo, sân khấu, thơ ca... Nhà nghiên cứu Hoài Thanh, trong Thi nhân Việt Nam, đã gọi ông là “nhà thơ của hai thế kỷ”. Các tác phẩm đáng chú ý của Tản Đà gồm: Giấc mộng con, Giấc mộng lớn, Khối tình con, Khối tình lớn..., và nhiều tiểu thuyết, khảo luận trên Nam Phong Tạp Chí, An Nam Tạp Chí, Tiểu Thuyết Thứ Bảy

(nguồn: VietNamNet)

 

Ghi chú:

Tờ tạp chí này do nhà văn Đoàn Thạch Biền tặng

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Tạp chí TÂN VĂN: Số Xuân Kỷ Dậu

 

tan-vanjpg

 

Bìa do họa sĩ Văn Thanh phỏng theo tranh dân gian, in năm 1969. Có bài viết cộng tác của Vương Hồng Sển, Nguyễn Văn Xuân, Toan Ánh, Lê Văn Siêu, Dương Thiệu Mục, Đông Hồ, Vũ Hoàng Chương... và Trần Thị Tuệ Mai, Du Tử Lê, Hà Nguyên Thạch... 

Tòa soạn: 38 Phạm Ngũ Lão - Sài Gòn - ĐT: 23.595.

Tạp chí này do nhà văn Đoàn Thạch Biền tặng.

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 55 trong tổng số 58