BÁO CHÍ Thư mục Lưu Đình Triều

LƯU ĐÌNH TRIỀU: Người xưa


Người xưa! Ừ, ai mà chẳng có người xưa. Xưa đây không phải là cổ, là thuộc về thế hệ lâu đời.  Xưa, đơn giản chỉ là đã qua, đã trở thành chuyện của ngày xa xưa.

Người xưa! Ai mà chẳng có ít nhất một người xưa. Kẻ quen thói phong lưu - nói theo ngôn ngữ Kim Dung, lại càng dập dìu hình bóng người xưa.

Người xưa thông thường hay xuất hiện trong đời ta cùng với mối tình đầu. Không cứ là nàng tiên hay giai nhân tuyệt sắc, chỉ một đôi mắt, một nụ cười cũng đủ làm lòng ta xốn xang - em đẹp nhất trên đời. Ngày ngóng trông, đêm mộng mị - người xưa hỡi, người xưa?!

Người xưa, do tính cách của ta hay do cuộc sống đang kéo dài tuổi thọ con người, đôi khi lại đến với ta bằng tình cuối. Nhan sắc thu hút tầm mắt, có gần, có xa. Ngôn từ quyến rũ tai nghe, lúc vui, lúc buồn. Chỉ sự cảm thông, chia xẻ mới thật là bàn tay nắm giữ linh hồn ta - lại đêm, lại ngày nhớ nhớ thương thương.

Người xưa với ai đó có khi lại là người hiện tại. Yêu chỉ một và mãi mãi vẫn là một mà thôi. Đó đích thực mới là kẻ hạnh phúc.  Không! Đó chỉ là kẻ cam chịu trong cuộc đời, nghèo nàn trong tâm tưởng!  Nhận định nào đúng, nhận định nào sai? Đúng, sai rạch ròi mà chi khi câu trả lời thiết thực nhất nằm ở câu trả lời của những hai người xưa: xin  mãi khắc sâu vào bộ nhớ.

Người xưa... Người xưa... Lại người xưa! Một chiều có người tự dưng ngồi thả hồn theo những hình bóng cũ. Hạnh phúc lan tỏa như từng cơn sóng dịu êm mà sao tiếc nuối cũng đong đầy cay đắng trong tâm tưởng.  Lại phải hỏi ai được “phong phú” người xưa thì là hạnh phúc hay bất hạnh nhỉ?

Thôi thì cứ sống thật lòng mình và cũng yêu hết lòng mình, như ngày nào mình đã từng trở thành người xưa của ai đó!

 

anh-chi-c-gia-tri-minh-hoa

Chú thích của Lê Minh QuốcUndecided:Laughing Ảnh này không có giá trị minh họa cho tùy bút  Surprised Người xưa Kisscủa nhà báo LƯU ĐÌNH TRIỀU Tongue out

 

L.Đ.T

Chia sẻ liên kết này...

 
 

​LƯU ĐÌNH TRIỀU: Hà Giang, ngày trở lại

hagiang-ngay-tro-lai-R

Chia sẻ liên kết này...

 
 

NGUYỄN VĂN TIẾN HÙNG: Và con đường mở ra từ đó


Giờ nầy, tại căn nhà ở bờ sông Hậu, sát cầu Cần Thơ có một vụ quá vui mà tui dìa hông được: Sếp Dương Thành Truyền, sếp Lưu Đình Triều, Đào Duy Bình, bạn Hoàng Trí Dũng và cả anh Huỳnh Kim ... trên đường đi công tác đã tạt qua thăm má tui.


luu-dinh-trieu-v-me-NHTH

Từ trái: Nhà báo Lưu Đình Triều, Dương Thanh Truyền và thân mẫu nhà báo Nguyễn Văn Tiến Hùng tại Cần Thơ ngày 13.11.2014

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LƯU ĐÌNH TRIỀU: “Cái nôi” cử nhân báo chí đầu tiên...

.

TT - Thu Hà Nội, một sáng tháng 10-2014... Những cựu học viên ở miền Nam bước xuống xe ngỡ ngàng. Trường Tuyên huấn trung ương ngày nào giờ là Học viện Báo chí và tuyên truyền, đã “lột xác” hẳn...


dYZkUprL

Minh họa: Nguyễn Ngọc Thuần

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Nhà báo LƯU ĐÌNH TRIỀU: Có một lớp bạn trẻ tự tin và chững chạc đang xuất hiện ngày càng nhiều…


Nhà báo Lưu Đình Triều - Trưởng ban Thanh niên của Báo Tuổi Trẻ, một bút danh không xa lạ với bạn dọc Báo Tuổi Trẻ hơn mười năm qua, một gương mặt quen thuộc với đông đảo bạn thường tham dự sinh hoạt ở Nhà văn hóa Thanh niên qua các hội thi… Nhân kỷ niệm ngày Thanh Niên VN 26/3 chúng tôi mời bạn đọc tham gia cuộc trò chuyện giữa anh và phóng viên Báo Phụ Nữ. Cuộc trò chuyện diễn ra khá đặc biệt: vào đúng ngày 8/3 tại căn-tin NVH Phụ Nữ! Một số khách ra vào, nhìn anh cười: À,nhà báo Lưu Đình Triều đang “được”... hành hạ! Hy vọng cuộc trò chuyện này sẽ đem lại cho bạn đọc ít nhiều điều thú vị.


Trieu-PNCN-1-R

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Lê Minh Quốc: LƯU ĐÌNH TRIỀU Một hành trình - một số phận

 

hanh-trinh-1-so-phan

Chia sẻ liên kết này...

 
 

TRƯƠNG BẢO CHÂU: Một món quà của cuộc đời mình


Trong những năm tháng làm phóng viên của mình, thể loại mình viết nhiều nhất đó là viết về nhân vật. Sinh viên giỏi, thanh niên giỏi, các loại giỏi. Bài viết nào hầu như cũng được đăng, dù có bài thức mòn đêm ký túc xá viết đi viết lại 4-5 lần.

Cái người bắt mình phải viết tới viết lui thức đêm thức ngày đó, thực sự trong lòng mình gần 20 năm qua theo học một nghề mà nói - chính là nhân vật mà mình mong được có dịp nào tỏ bày về anh nhất.

Không phải viết như một bài báo. Mình muốn kể cho bạn bè nghe một câu chuyện.

khongho_sau_LDT

Một số bài báo của tác giả Lưu Đình Triều đăng trên Tuổi Trẻ tháng 12-2004

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Kỷ niệm lần thứ 32 ngày mất nhà báo, nhà văn LƯU QUÝ KỲ

 

Chiều ngày thứ Bảy (12.7.2014), tại tư gia, nhà báo  Lưu Đình Triều - trưởng nam của nhà báo, nhà văn LƯU QUÝ KỲ  đã tổ chức trọng thể lễ Kỷ niệm 32 năm ngày mất của thân sinh. 

Nhà báo, nhà văn LƯU QUÝ KỲ sanh Kỷ mùi (1919), thọ 64 tuổi; mất ngày 12.6 Nhâm Tuất (1982), nhằm ngày 1.8 Dương lịch.


KYYUEHOINHAVAN-vn

(Thông tin từ Nhà văn Việt Nam hiện đại do Hội Nhà văn Việt Nam biên soạn - NXB Hội Nhà văn - 2010)

 

Theo Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh (NXB Văn hóa Thông tin - 2001), nhà báo LƯU QUÝ KỲ: “Từ năm 1937, tham gia cách mạng. Ông công tác trải qua các ban, ngành: Trợ lý Trưởng ban Tuyên giáo Trung Ương, Ủy viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Thơ ký Hội nhà báo Việt Nam, Vụ trưởng Vụ báo chí Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng. Những lúc là Tổng Thư ký tòa soạn cho các báo Đảng, và viết nhiều dưới các bút hiệu: Thanh Vệ, Phác Căn, Lưu Quang Khải… ông tích cực hoạt động khiến anh em đều nể phục. Thoát ly gia đình để phục vụ cách mạng từ tháng 8.1937, đến lúc cuối đời, ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên mặt trận văn hóa, báo chí. Những tác phẩm của ông được hoan nghênh: Nước về biển cả, Công chúng mới, Bài thơ Nam bộ, Miền Nam yêu quý, Tác phong văn nghệ nhân dân, Thực tiễn văn nghệ kháng chiến Nam bộ, Phút im lặng…” (tr. 303).

Sau đây, vài hình ảnh trong lễ Kỷ kiệm 32 năm ngày mất nhà báo, nhà văn LƯU QUÝ KỲ.

P.V

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Ảnh vợ chồng nhà báo LƯU ĐÌNH TRIỀU

 

ANH-VO-CHONFG-LDT-MH

 

Chú thích ảnh:

Ảnh chụp tại Lễ kỷ niệm Ngày Gia đình 28.6 năm 2009. Khi ấy, vợ chồng nhà báo Lưu Đình Triều - doanh nhân Minh Hương thuộc nhóm gia đình tròn 15 năm nên được nhận quà.

P.V

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Nhà báo LƯU ĐÌNH TRIỀU: Nghề báo đòi hỏi sự dấn thân

 

Kỷ niệm 89 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21-6-1925/ 21-6-2014): Nghề báo không chỉ có đam mê

 

Từ một sĩ quan của chính quyền Sài Gòn, Lưu Đình Triều đã trở thành một nhà báo tên tuổi (anh từng giữ chức Tổng thư ký tòa soạn Báo Tuổi trẻ). Thành công trong nghề nghiệp của anh ngoài sự cố gắng của bản thân, không thể không nhắc đến sự ảnh hưởng từ phẩm chất, đạo đức chính trị của người cha - cố nhà báo, nhà văn LƯU QUÝ KỲ.


MG-9965Trieu-Minh-HuongR

Nhà báo Lưu Đình Triều và doanh nhân Minh Hương - người bạn đời. (Ảnh: H. Trà)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 5 trong tổng số 9

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com