THỂ LOẠI KHÁC Tạp bút

LÊ MINH QUỐC: Chiếc nón lá của mẹ

 

chiec-non-la-cua-me1

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Cười cùng... tiếng Việt gốc Hán

cuoi-cung-tieng-viet-goc-han

(nguồn: Báo Tuổi Trẻ Cười ngày 1.12.2020)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

TIỂU NHỊ: Cười… cái ngu thứ tư


CUOICAINGU-THU-4

Chia sẻ liên kết này...

 
 

TÚ HỢI: NGƯỜI MIỀN NAM CƯỜI

 

nguoi-mien-nam-cuoi-ttc-2020

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC:NGƯỜI VIỆT CƯỜI NHƯ THẾ NÀO?

 

nguoivietcuoinhu-the-nao

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Những người lính ngã vào lòng Đất Mẹ


Bao giờ cũng thế, đất nước gian nguy, đồng bào gặp nạn, người lính lại lên đường. Và những người lính đã hy sinh, đã ngã vào lòng đất mẹ, tận hiến đến hơi thở cuối cùng.

pncn39-nhung-nguoi-linh-nga-_521603355505

Đưa cháu nhỏ thoát khỏi vùng lũ ở Quảng Bình - Ảnh: Trương Quang Nam/Thanh Niên

Chia sẻ liên kết này...

 
 

TÚ HỢI: CƯỜI CÙNG CHUYỆN CHƠI CHỮ

 

cuoi-cung-chuen-choi-chu

(nguồn: Báo Tuổi Trẻ Cười ngày 1.10.2020)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Một lối cười của người Việt xưa…

 

mot-loi-cuoi-cua-nguoi-viet-xuR

Đến nay, vẫn chưa thấy ai phản bác ý kiến này của Vũ Bằng về nhà văn Phạm Duy Tốn (1883-1924): “Người đầu tiên có sáng kiến gom góp các chuyện cười “đặc biệt Việt Nam” để giải trí cho người ta và làm tài liệu cho người ngoại quốc biết cái cười của người Việt ra sao chính là Phạm Duy Tốn”; “Biết khai thác cái cười và hiểu biết giá trị của tiếng cười sớm nhất trong các nhà văn hiện đại, theo tôi Phạm Duy Tốn là người tiên phong” (Tạp chí Văn số 169 ra ngày 1.1.1971).

Được biết, thuở sinh thời với bút danh Thọ An, ông Phạm Duy Tốn đã cho xuất bản tập sách Tiếu lâm An Nam do hiệu Ích Ký 58 Phố Hàng Giấy-Hà Nội in năm 1924. Trong lời Tựa, ông cho biết: “Những chuyện này cũng có nhiều câu lý thú nhưng mà nhời nhẽ thường không được thanh nhã lắm; bởi vì rặt chuyện góp: khi năm ba anh em vui chơi, hoặc thấy lắm sự buồn cười, hoặc thấy điều trái dở, cho nên đặt ra chuyện để mà bài bác, không giữ gìn nhời nhẽ. Tuy rằng suồng sã, song vẫn là câu nó thường, ý tứ không cao xa nhưng chính là sự thực… Vả chăng thường có nhiều chuyện hay mà không mấy người biết”.

Khi nhà văn Phạm Duy Tốn cho biết có nhiều chuyện “suồng sã”, đọc lại, ta thấy đúng là thế. Có khá nhiều chuyện thuộc loại “tiếu lâm mặn”, khiến đàn ông đàn ang tủm tỉm cười nhưng chắc gì quý bà quý cô không đỏ mặt? Chi tiết này cho thấy, một trong những thủ pháp gây cười còn là đem cả “cái ấy”, “chuyện ấy” nhằm mua vui, do đó, nếu đứng về phương diện đạo đức mà phê phán e phiến diện và cũng không đánh giá đúng tâm lý cười của người Việt. Xin dẫn chứng một thí dụ:

“Có một ông râu rậm che kín cả miệng. Một hôm đương đi ngoài đường, chợt có đứa bé con trông thấy; nó mới gọi mẹ nó mà bảo rằng:

- Mẹ ơi, mau ra mà xem người không có mồm! -Rồi nó cứ vỗ tay, chạy theo mà reo lên:

- A! A! A! Ông này không có mồm!

Ông rậm râu tức quá, quay mặt lại, vạch râu chửi nó rằng:

- Chẳng có mồm là l… mẹ mày à!”.

Về râu, còn thêm mẩu chuyện này cũng… “thi vị” lém lỉnh không kém. Có lẽ cũng cần nên biết,  qua đó, ta thấy trước kia người ta tinh quái đến cỡ nào khi bịa ra chuyện để gây cười. Rằng, ngày nọ ông chánh tổng có râu quai nón cưỡi ngựa đi làm thuế, đến quãng đường nhỏ, ngựa không đi được, ông ta gửi cho thầy bói mù ngồi trong quán nhờ trông hộ. Vậy, khi đến đòi ngựa làm sao biết đúng người mà trả, chánh tổng bảo cứ sờ râu quai nón của ông. Rồi cho thầy bói mù sờ râu của mình. Nẫy giờ, có mụ mò cua đứng sau quán nghe trộm, bèn lập kế giả giọng ông chánh để lấy con ngựa. Và đây, chính là “cao trào” gây cười:

“- Nào, xin ông con ngựa nào!

- Ông chánh đấy, phải không?

- Phải, tôi đây. Tôi đi làm thuế về đây.

- Vậy thì ông cho tôi xem râu, nào!

Mụ nọ lại gần, tốc ngược váy lên cho ông thầy bói xờ râu. Ông thầy vuốt mãi, khen mãi:

- Phải ông chánh đây. Quý hóa quá! Râu đâu mà lại có râu quí thế này!

Rồi lại vuốt râu mình mà nói rằng:

- Râu của tôi cũng khá, nhưng mà so với râu ông còn kém sa! Ừ, ừ! Ông này đã ăn mắm tôm, đã đánh chén trong làng rồi mới ra đây! Thế mà chẳng có phần cho tôi, công chình giữ ngựa nẫy giờ. Tệ lắm, ông chánh nhé!”.

Lại có không ít chuyện cười thầy đồ được bà lão chủ nhà nuôi trong nhà, dạy học cho con cái nhưng thầy lại có máu dê xồm, cứ hăm he tăm tia con gái lớn người ta. Khuya nọ, thầy muốn tòm tem bèn mò qua phòng, vừa ngang qua bếp, bà lão nghe tiếng động, hỏi, hoảng quá, thầy đồ nói trớ: “Thưa… tôi… xuống lấy vài cái rế đựng sách”. Thua keo này, bày keo khác. Qua dăm hôm sau, cũng nửa khuya thầy đồ lò dò trèo lên mái nhà dở rơm để tuột xuống đúng phòng cô con gái đang ngủ, bỗng  bà lão cất tiếng:

- Ai ở trên kia?

- Thưa, tôi đây ạ.

- Tôi là ai?

- Tôi là thầy đồ!

- Chứ ông làm gì trên ấy thế?

- Thưa… tôi… hỏi thế này thì khí không phải: có phải đường này lên giời được không?”.

Câu trả lời này, đố ai nín được cười. Xin chọn nhón và kể thêm mẩu chuyện nữa, có liên quan đến tính cách cố hữu của người Việt là… khoái làm thơ! Rằng, có cô con gái nhà quan kén chồng nhưng lại thích thơ; anh chàng nọ biết thế bèn làm thơ ve. Thơ rằng:

Huynh đây chẳng phải đứa bờm xơm

Vả lại trong nhà túc bát cơm

Trong bếp lam nham tam chĩnh mắm

Ngoài sân lúc nhúc lục cây rơm

Trông thấy cô mình, anh phải dục

Đêm mơ nằm ngủ tiểu ra đờm”

Bài thơ này, mỗi câu đều có chữ nho như “huynh, túc, tam, lục, dục” nhưng hạ thủ bằng “đờm” thì quả là… “tuyệt bút”.

T.N

(nguồn: Báo Tuổi Trẻ Cười - ngày 1.9.2020)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Hai đồng bạc kẽm - kỷ vật của mẹ

HAI-DONG-BAC-KEM

Ký ức bao giờ cũng là nơi lưu giữ hình ảnh thân thương, dấu vết êm đềm nhất của tháng ngày xưa cũ. Dù đã qua, đã xa nhưng rồi mỗi lần  nhớ lại bao giờ người ta cũng bồi hồi, xúc động và có chút gì thật xao xuyến. Trong đời của bất kỳ ai cũng có ký ức khó quên ấy.

Chia sẻ liên kết này...

 
 

TÚ HỢI: MỘT LỐI CƯỜI CỦA NGƯỜI VIỆT XƯA

 

mot-loi-cuoi-cua-nguoi-viet-xua(nguồn: Báo Tuổi Trẻ Cười - ngày 1.9.2020)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 6 trong tổng số 59

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com