LÊ MINH QUỐC: Nhật ký 21.8.2013

lich-trieuR

 

Có một sự việc vừa xẩy ra tại tòa soạn báo Duyên dáng Việt Nam. Có nên kể không? Hèn. Có gì mà không dám kể chứ? Ừ, thì kể. Sau khi ngốn nghiến bài Thế giới riêng của nàng, lập tức tại Sài Gòn và các tỉnh đã nổ ra  nhiều cuộc biểu tình từ nữ sinh đến Oshin, từ hoa hậu quý bà đến chân dài siêu mẫu. Họ đi rầm rầm rộ rộ. Theo nguồn tin riêng có chừng vài triệu người đã tham gia. Biểu ngữ giăng khắp phố phường. Họ biểu tình vụ gì? À, họ khiếu nại rằng,   tại sao không có Thế giới riêng của đàn ông? Họ tha thiết muốn biết, rất cần biết các đấng mày râu muốn gì, nghĩ gì, thích gì để họ chiều theo đặng giữ gìn hạnh phúc gia đình.

Do đó, sáng nay y đã ngồi cặm cụi viết bài theo chủ đề đó. Viết say sưa. Hào hứng. Vừa viết, vừa ăn dưa bở.Tongue out

Chiều qua, nhận được tin nhắn viết bằng thơ. Mùi mẫn. Ướt át. Trữ tình. Thơ mộng. Cảm động. Thơ như sau:

Email cuối ngày trong ibox

Làm sao để bay đến nhau

Yahoo chực khóc

Và em

Và anh

Hôn vào lòng bàn tay cho đỡ nhớ

Đọc xong, vui hẳn lên. Lời tỏ tình dành cho y. Nếu không sức mấy lọt vào cái điện thoại cùi bắp này? Bất ngờ quá. Thì ra, y cũng có người thương trộm nhớ thầm. Sướng nhá! Sẽ nhắn lại đôi câu cho đúng phép của người đàn ông đàng hoàng, không lăng nhăng, và luôn lễ phép với phụ nữ. Vừa ngẫm nghĩ đôi câu, chưa kịp send, một tin nhắn khác: “Anh thấy thế nào? Thơ em tặng người em yêu nay là chồng của em có hay không anh?”. Ngật ngừ một chút, chỉ nhắn: Wink bởi thừa biết tin nhắn này của bạn thơ, em gái Huỳnh Thúy Kiều ở tận Cà Mau.

Mèn ơi! Vừa khà khà, vừa ăn dưa bở.Tongue out

Đấy! Đố ai dám kể tất tần tật chuyện riêng tư trong Nhật ký?

Thế mà có đấy. Người duy nhất ấy chính là y. Chỉ y mới dám kể lại chuyện "động trời" như trên. Còn nữa, chuyện rằng, ngày nọ y đi công tác xa với nữ thư ký riêng. Màn đêm buông xuống dần, vầng trăng non đang dần lên cao trên bầu trời đen thẫm. Trong phòng khách sạn êm ái xuân tình. Quạt trần quay rù rì. Âm nhạc du dương. “Buồn vào hồn không tên/ Thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời/ Đường phố vắng đêm nao quen một người/ Mà yêu thương trót trao nhau trọn lời...”. Nói cười tình tứ. Mắt liếc có đuôi. Y bèn đắn đo, lựa lời hỏi nữ thư ký. Hỏi bằng tâm thế tựa lúc danh thủ Maradona thực hiện cú sút bóng phạt đền chỉ 11 mét ngay trước khung thành đối phương:

- Này em, tối nay mình ngủ như thế nào em nhỉ?

Nghe lời ấy âu yếm quá, ngọt ngào quá, cô nàng bẽn lẽn:

- Ngủ như vợ chồng nghen anh.

Nghe xong câu ấy, y quay phắt vào tường, ngáy khò khò như kéo bễ!

Chuyện bí mật ấy, bây giờ mới kể. Vừa kể, vừa ăn dưa bở.Tongue out

Đêm qua, đọc xong Nhật ký hôm qua, nhìn tấm ảnh y với N.M. Nhựt đi chân không, chụp ảnh lưu niệm trước Lăng mộ Anh hùng Trương Định tại Gò Công, qua online, nàng nhận xét: “Anh ơi, nhìn tấm hình đó, em liên tưởng đến anh là người đàn ông lý tưởng của mọi thời đại. Anh đẹp trai như Lý Tiểu Long. Anh vạm vỡ như Hercule. Anh tươi trẻ như Đàm Vĩnh Hưng. Anh khỏe mạnh như Lam Trường”.

Sướng rêm cả người. Đêm qua,  vừa ngủ ngáy khò, vừa ăn dưa bở.Tongue out

Bịa chuyện đùa, cũng là một cách ăn dưa bở. Ăn dưa bở lợi cho sức khỏe.

Do có sức khỏe nên mới đủ sức tiếp nhận thông tin này. Thầy Trần Hữu Tá viết bài “Quá tệ hại” in TT ngày 20.8.2013, mở đầu như sau: “Tôi giở chồng báo cũ để tìm lại một tin rất quan trọng: “Thủ tướng đã phê duyệt đề án kiên cố hóa trường học từ nay đến năm 2012 với tổng vốn đầu tư 25.200 tỉ đồng, trong đó khoảng 22.400 tỉ đồng để xây 141.300 phòng, xóa phòng học tạm thời và khắc phục tình trạng học ba ca. Và khoảng 2.800 tỉ đồng để xây nhà công vụ cho giáo viên” (Sài Gòn Giải Phóng 13-3-2008). Quả là tin vui lớn, thể hiện nhận thức đúng và quyết tâm cao của Chính phủ, trong hoàn cảnh nước ta còn nghèo, năm nào ngân sách cũng lâm vào tình trạng bội chi. Từ thông tin trên có thể suy ra: từ năm học 2013 này trở đi, về cơ bản cả nước không phải lo về vấn đề cơ sở trường lớp. Thế nhưng tình hình thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Sắp khai giảng năm học mới, nhưng nếu theo dõi các phương tiện truyền thông, bất cứ ai quan tâm đến giáo dục đều bị sốc, rất sốc!”.

Thầy Tá sốc như thế nào? Sốc bởi thông tin này: “Chỉ điểm qua một bài viết của nhà báo Thúy Hằng (Tuổi Trẻ 19-8-2013) người đọc đã được chứng kiến một bức tranh không mấy sáng sủa về cơ sở trường lớp không phải ở một mà ở nhiều vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long: Long An, riêng bậc học mầm non, còn tới 933 phòng học cấp 4, 127 phòng học nhờ trường tiểu học. Tiền Giang còn 223 phòng học tạm thời, 42 phòng học mượn. Ở điểm trường ấp Thạnh Thới phải dồn 35 học sinh vào phòng học chỉ rộng khoảng 30m2. Tại điểm trường ở ấp Thạnh An, giáo viên phải phủ một lớp bạt lên nền gạch ẩm thấp để gần 40 học sinh ngồi học. Trường tiểu học Nhà Dài (thị trấn Thủ Thừa), nhiều phòng cửa đã mục, mái đã thủng... Nghĩa là những phòng ấy trong mùa bão lũ ghê gớm năm nay có nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào”.

Thầy Tá còn sốc gì nữa? Mà thôi, không kể nữa. Lòng buồn xo. Chẳng biết phải bình luận gì thêm. Cái tựa bài báo đã khái quát rồi. Chừng mươi năm trước, chính thầy Trần Hữu Tá là người đầu tiên đặt hàng y viết tiểu thuyết sử cho NXB Văn Học. Lúc ấy, năm 1994, tiểu thuyết Nguyễn Thái Học in lần thứ nhất. Gặp gỡ một người, dù tình cờ, dù cố ý đôi khi lại định hướng đường đi của một đời. Đã có nhiều người nhận xét về khả năng viết, duy chỉ ý kiến của thầy Trần Hữu Tá, y thích nhất: “Lê Minh Quốc có thể chặt tre, vừa vót tăm”. Có phải thầy nói y có thể vừa viết biên khảo tay ngang, nghiên cứu lụn vụn lại vừa làm thơ chuyên nghiệp đó chăng?

Chiều nay, đang tắm, anh N.N.Ánh điện thoại góp ý Nhật ký hôm qua. Tất nhiên, có khen. Anh bảo rằng, câu: “Theo N.M.Nhựt thêm chữ “công” do từ tước hiệu ngày trước phân theo “Công, hầu, bá, tước tử, nam” là thừa chữ “tước”. Giật thót cả người. Bèn sửa ngay. Anh Ánh nói đúng. Nguyễn Công Trứ có câu thơ:

Tước hữu ngũ, sĩ cư kỳ liệt

Dân hữu tứ, sĩ vi chi tiên

Câu thứ nhì dễ hiểu rồi, có thể giải thích “dân hữu tứ”: Chỉ bốn nghề phổ biến ngày xưa, kẻ sĩ đứng đầu: sĩ, nông, công, thương.

Hiểu “tước” như thế nào? Trên mạng Bách khoa toàn thư mở WikipediaThảo luận: Vương (tước hiệu). Cuối phần tranh luận có dòng chữ: “Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 17:42, ngày 29 tháng 5 năm 2010”. Như vậy đã khá lâu nhưng nay vẫn chưa có thêm thông tin gì mới. Nhân góp ý của anh Ánh, bèn tra cứu xem chữ “tước” là như thế nào?

Tài liệu tra khảo, căn cứ Lịch triều hiến chương loại chí của nhà bách khoa toàn thư Phan Huy Chú. Trong phần Quan chức chí, Phan Huy Chú cho biết, từ thời nhà Lý, nhà vua phong các quan “tước”: vương, công, hầu. Thời Trần, phong “tước”: vương” (hoặc “quận vương”). Thời Lê sơ (lúc Lê Lợi khởi nghĩa) phong “tước”: Á hầu, Thông hầu, Quan phục hầu; khi nghĩa quan Lam Sơn đã tiến về Đông Đô, phong “tước”: Thượng phẩm, Hạ phẩm. Thượng trí tự, hạ trí tự, Minh tự, Trí tự, Đại liêu ban, Á liêu ban. Sau khi bình Ngô, phong các quan “tước”: vương, công, hầu (hầu có 9 bậc). Đời vua Lê Thánh Tông, năm 1471 lại có thay đổi, nhà vua phong “tước”: công, hầu, bá, tử, nam.

Không đi sâu vào nghiên cứu do không có thời gian, lẽ ra còn phải chỉ rõ những “tước” trên phong cho các bậc công thần, con cháu nhà vua theo thứ tự ra sao, tại sao nhà vua phong “tước” v.v…Chỉ kết luận quả quyết: “Tước hữu ngũ, sĩ cư kỳ liệt”, đúng là “công, hầu, bá, tử, nam”. Từ câu thơ của Nguyễn Công Trứ cho phép ta xác định quy định “tước” từ thời vua Lê Thánh Tôn vẫn còn duy trì sang nhà Nguyễn.

Anh em chơi với nhau, đọc kỹ và chỉ ra các khiếm khuyết cho nhau là thân tình. Nhật ký tạm dừng ở đây, bởi sắp “online thương nhớ” rồi. Chắc anh Ánh đọc nhật ký hôm nay sẽ gật gù:

- Q tiếp thu ý kiến được quá ta!

Câu này y sẽ nghe và lúc ấy, không ăn dưa bở.

 

L.M.Q

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Nhật ký 20.8.2013

 

DSCN0380

Tranh khắc gỗ chân dung Anh hùng Trương Định tại Đền thờ của ngài ở Gò Công

 

Sao hôm nay chưa có nhật ký? Biết trả lời thế nào? Sáng: phở; trưa: cơm; tối: phở. Sáng: đọc sách; trưa: đọc sách; tối: đọc sách. Cả ngày không bước chân ra khỏi nhà. Chỉ đọc sách. Nhật ký cái nỗi gì?

Thì kể chuyện đọc sách vậy.

Vâng, có những quyển sách, người ta tiếc bởi đọc quá sớm hoặc quá chậm. Mấy hôm nay đang đọc hai quyển sách dịch cực hay:  Khuyến học của Fukuzawa Yukichi; Người Trung Quốc xấu xí của Bá Dương. Cả hai tập sách này, nhìn ở một góc độ nào đó cùng là sự dũng cảm nhìn nhận, phê phán khiếm khuyết, nhược điểm của một dân tộc. Lòng tự hào dân tộc, thời nào, dưới gầm trời nào, dân tộc nào cũng cần phát huy. Như thế vẫn chưa đủ. Bởi cần phải thấy sự hạn chế của dân tộc mình, phải trả lời cho bằng được câu hỏi vì sao dân tộc mình mãi lẹt đẹt sau lưng thiên hạ. Từ năm 1872, Fukuzawa Yukichi đã nhìn ra hạn chế của dân tộc Nhật: “Cả ngàn năm qua, chính phủ nắm trong tay mọi quyền hành trên khắp đất nước… Nhân dân chỉ còn biết nhắm mắt tuân theo các chỉ thị của chính phủ. Đất nước ta giống như tài sản riêng của chính phủ, còn nhân dân chẳng khác nào người ăn nhờ ở đậu vậy… Và thế thì các quốc gia ấy cũng chỉ như cái nhà trọ, để người dân tạm dừng chân trong cuộc đời họ mà thôi”. Nên nhớ, khi Fukuzawa Yukichi viết những dòng này cảnh tỉnh dân tộc xứ Phù Tang, trước đó ở Việt Nam đã có những bậc tiên phong gieo mầm khai sáng như Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện… Bi kịch dân tộc Việt Nam nửa cuối đầu thế kỷ XIX là nhà cầm quyền lúc ấy không theo kịp tư duy Đổi mới của Kẻ sĩ.

Nếu thuở ấy, có được một minh quân như Minh Trị Thiên Hoàng, đất nước ta đã khác. Kẻ sĩ sẽ không ôm mối hận ngàn thu: “Khêu đèn lên đọc, vỗ sách than dài: Than ôi! Ta sao nhọc nhiều lời, không được dùng đến. Mắt thấy buổi khó, kế chẳng ai làm, mà sự đời lại đổi thay như ta tiên đoán. Thế thì đời ta không mảy may bổ ích, có tội với đời, chẳng nhiều lắm sao?”. Ấy là tâm sự cuối đời của Nguyễn Lộ Trạch viết trong tập Qùy ưu lục (1884). Đặt tựa ấy là ông dẫn theo tích: Trong truyện Liệt Nữ có chép rằng ở ấp Tất Thất nước Lỗ, có người con gái chưa chồng, dựa cột nhà than thở, lo cho vua nước Lỗ đã già mà thái tử còn nhỏ. Người đàn bà hàng xóm bảo: “Đó là việc của vua quan, can gì đến mình mà lo?”. Người con gái trả lời: “Không phải vậy đâu! Năm trước có con ngựa của người khách chạy vào vườn nhà ta,  giày xéo cả rau quỳ, khiến ta trọn năm không có rau quỳ mà ăn. Vậy nếu như vua tôi nước Lỗ bị nhục thì bọn phụ nữ ta tránh đâu khỏi điều nhục ấy”. Lan man nhớ đến câu thơ của Nguyễn Thượng Hiền: “Mối hận ngàn năm ngọn gió thu”. Buồn hiu hắt.

Cả hai tập sách Khuyến học, Người Trung Quốc xấu xí ,  nên đọc. Nói tóm lại một lời, quan điểm của Fukuzawa Yukichi: “Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người”; “Mọi người sinh ra đều bình đẳng, nếu có khác biệt là do học vấn”, ông cảnh báo: “Đa phần các trí thức đều thiếu con mắt nhận biết thời cuộc. Họ quý và lo giữ chỗ cho bản thân hơn là lo lắng, ưu tư cho đất nước. Đối với họ, gió chiều nào che chiều ấy. Đa số các trí thức kiểu này luôn rình rập tìm kiếm lợi ích trước mắt, săn đón cơ hội leo vào hàng “quan chức”, sa vào sự vụ quản lý vặt vãnh, tiêu phí thời gian bằng những việc vô bổ, xa rời công việc nghiên cứu, học thuật… Tôi buộc phải nói rằng những người trí thức như vậy là nỗi bất hạnh cho công cuộc văn minh đất nước”.

Từ hàng ngàn nay, Nho giáo bao trùm cả châu Á. Người người hít thở, tồn tại, duy trì trật tự xã hội theo Nho giáo khuôn vàng thước ngọc. Thế nhưng với tinh thần phản biện, Fukuzawa Yukichi chứng minh “Đừng tin những điều nói bậy của Chu Tử”; “Không phải những điều trong Luận Ngữ điều đúng”… Chỉ đưa ra một ví dụ, chẳng hạn, “Từ xa xưa, trong dân gian có vô vàn truyền thuyết giảng giải về chữ Hiếu, nhất là truyện Nhị thập tứ hiếu. Tuy nhiên có thể nói chín phần mười là các ví dụ nhằm rao giảng “thế nào là hiếu thảo”, trong đó đều có kể các hành vi hết sức phi lý, ngớ ngẩn, những việc làm vượt quá khả năng của con người.

Nào là chỉ vì thấy cha mẹ muốn được ăn món cá chép, người con không quản giá buốt ngày đông giá rét, cởi trần nằm đợi trên lớp băng tuyết chờ cho đến khi tan băng để bắt cá. Thử hỏi loại “người trần” bình thường như chúng ta, ai có thể làm được như vậy.

Nào là trong đêm hè oi bức, thương cha mẹ nghèo, lúc ngủ không có lấy tấm màn giăng muỗi, người con bèn cởi bỏ quần áo, ở trần truồng rồi lấy rượu đổ khắp lên người để muỗi nghe bâu tới đốt mình, tránh cho cha mẹ bị đốt. Thật vô lý, nếu có tiền để mua hàng lít rượu sao không lấy tiền đó mua màn?

Chưa hết, lại còn chuyện này nữa. Nhà nọ có nhiều miệng ăn, lại phải nuôi dưỡng cha mẹ già. Không lo đủ gạo, nên người con chạy vạy khắp nơi để vay thóc, vay lúa. Không vay được, cùng đường nên người con quyết định chôn sống đứa con thơ dại để bớt đi một miệng ăn, chứ nhất quyết không để ông bà chết đói. Phải là quỷ dữ hay là rắn độc mới có thể đi rao giảng chữ hiếu như vậy. Thật trái với đạo Trời, trái với tình người đến cực độ.

Trong “thất khứ” ở trên, họ rao giảng rằng sự bất hiếu lớn nhất là vợ chồng không có con cái. Thế mà ở đây họ lại thuyết giảng để có hiếu với cha mẹ, thì có phải chôn sống con mình đứt ruột đẻ ra cũng phải làm. Rặt những chuyện mâu thuẫn”.

Trong văn học Việt Nam, Lý Văn Phức (1785-1849) có dịch Nhị thập tứ hiếu ra quốc âm. Chưa thấy ai bàn  rốt ráo vì sao Nho giáo đề cao chữ Hiếu, thậm chí chữ Hiếu đã nâng thành đạo Hiếu, Hiếu kinh của người Trung Quốc. Có phải vì lòng nhân? Xem chữ Hiếu viết theo Hán tự, ta thấy chữ Hiếu do hai chữ “tử” và “lão” hợp thành. Đọc bài viết ngắn của học giả người Mỹ Donald Holzman, Giám đốc Viện Cao đẳng Hán học Paris in tạp chí Thông tin Unesco (11.1986) , ông cho rằng, chưa chắc lời dạy “về đạo hiếu quá cứng ngắt và độc đoán” trong Luận ngữ là của Khổng Tử “tưởng như thốt ra từ miệng một người khác, một môn đệ nào đó cố bám lấy lời văn của đạo Khổng mà bỏ quên mất tinh thần của nó”. Nhận xét này đáng suy nghĩ khi tiếp cận một văn bản đã phổ biến, tưởng chừng như không còn gì phải bàn thêm.

Điều quan trọng nhất, theo Donald Holzman khi đề cao chữ Hiếu là người Trung Quốc nhấn mạnh đến chữ Trung. Có hiếu với cha mẹ, thì tôi phải trung với vua. Cha mẹ đã được thần thành hóa thành Trời. Thì tôn kính cha mẹ không có cách nào cao hơn là tôn kính người làm trung gian của Trời. Ai làm trung gian nếu không là thiên tử (con trời) là vua? Rõ ràng, sự đề cao đạo Hiếu sâu xa vẫn là ở chỗ duy trì quyền lợi của giai cấp cầm quyền. Nó như một công cụ bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. Nghĩa là khi giữ được giềng mối cha - con, cũng là một cách gián tiếp duy trì mối quan hệ tôi - vua? Nghĩ như vậy có lý không? Chắc là có, bởi tư duy của nhà người làm chính trị phải cao siêu đến mức ấy, phải thấu nhìn đến hàng vạn đời sau. Cứ tha hồ bàn cãi, nhưng ít ra khi tiếp cận một vấn đề cũ chúng ta cần có nhiều cách nghĩ trái chiều, bao giờ cũng lý thú. Tinh thần phản biện ấy không bao giờ thừa.

Thật ra nhân vật lẫy lừng Fukuzawa Yukichi không xa lạ với dân tộc Việt.

Từ năm 1907, các nhà Nho cấp tiến, các nhà Duy tân thượng thừa, tâm sáng sao Khuê như các cụ Lương Văn Can, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lê Đại, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Quyền… khi mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục là học tập theo mô hình trường Keio Gijuku (Keio Nghĩa Thục) do Fukuzawa Yukichi thành lập năm 1868 tại Tokyo. Chỉ tiếc, Đông Kinh Nghĩa Thục của ta chỉ tồn tại vài tháng bởi đàn áp khốc liệt của thực dân Pháp. Nếu tinh thần khai phóng, mục đích học tập của Đông Kinh Nghĩa Thục vẫn tồn tại và phát huy đến ngày nay, dân trí của quốc dân đã khác. Ít ra, ý thức về học tập mà các nhà Duy tân của ta đã khởi xướng, rằng, học để làm người, để phụng sự xã hội chứ không phải học để ra làm quan; học phải thực học chứ không nhai lại sách thánh hiền như học vẹt; học phải ứng dụng cải tạo xã hội;... được phổ biến sâu rộng thì chúng ta đa có phương pháp giáo dục kiểu khác. Thật ghê gớm, thật cách mạng, thật dũng cảm khi hàng triệu nho sĩ chỉ cắm đầu học nhằm ra làm quan, làm công chức là mãn nguyện thì các cụ đã dạy rằng, họ là để làm người!

Đọc một quyển sách hay bao giờ cũng gợi cho ta nhiều suy nghĩ.

Đọc Người Trung Quốc xấu xí với giọng văn cà rỡn, tiếu táo, lúc cay nghiệt khi hài hước của ông Bá Dương khiến ta phải trầm ngâm. Bá Dương quan niệm: “Một quốc dân hạng ba không thể sinh ra một chính phủ hạng nhất, cũng như một chính phủ hạng ba không thể nào có được một quốc dân hạng nhất”. Tập sách của ông Bá Dương tất nhiên đã tạo ra nhiều cuộc tranh cãi khác nhau. Tuy nhiên, có hai điều đáng chú ý, khi sang Mỹ, từ Mỹ tác giả đã có cái nhìn so sánh giữa người Mỹ và người Trung Quốc; giữa văn hóa Mỹ và văn hóa Trung Quốc. Do văn hóa Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng, đôi lúc ta phải bật cười bởi tự mình đã thấy nhột và cay đắng. Tưởng chừng như họ đang nói về dân tộc mình.

Nếu người Nhật, tôn vinh Fukizawa Yukichi là “Voltaire của Nhật Bản”, có lẽ chúng ta phải tôn vinh Đặng Huy Trứ là “Voltaire của Việt Nam”. Tiếc rằng, quyển Khuyến học của người ta là sách gối đầu giường của quốc dân Nhật thời kỳ Duy Tân thì hầu hết các sớ điều trần, trước tác của Đặng Huy Trứ đến nay vẫn chưa mấy ai để tâm nghiên cứu thấu đáo. Chỉ riêng bộ sách Từ thụ yếu quy (1865), ông hệ thống lại nạn tham nhũng của quan lại Việt nam và bàn cách hạn chế tham nhũng đã là một tư duy đi trước thời đại. Than ôi! Ít ai biết đến một nhân vật tầm cỡ “Dân tộc ta tự hào có người con Trung Hiếu vẹn toàn như Đặng Huy Trứ; Lịch sử Việt Nam tự hào về nhân vật lỗi lạc như Đặng Huy Trứ; Văn học Việt Nam tự hào về nhà thơ lớn Đặng Huy Trứ” (GS. Vũ Khiêu). Mà riêng gì một Đặng Huy Trứ, còn biết bao nhân vật lỗi lạc khác, hậu thế mấy ai biết đến. Nếu biết, chẳng qua biết cái tên, còn sự nghiệp thế nào chỉ biết loáng thoáng.

Há chẳng phải đáng buồn sao?

Nên chăng trên tờ giấy bạc của ta, ngoài hình Chủ tịch Hồ Chí Minh nên có thêm hình chân dung các danh nhân khác? Nghệ thuật trình bày trên mỗi tờ giấy bạc là văn hóa. Vậy thì, tại sao chúng ta không phổ biến, tuyên truyền văn hóa ngay trên tờ giấy bạc? Chuyện này không mới, Nhật ký 16.8.2013 đã liệt kê một loạt “mỹ hiệu” trên đồng tiền thời vua Minh Mạng. Nghĩ sâu xa, ấy là một cách thường xuyên giáo dục quốc dân về đạo lý cương thường, đạo vui tôi, đạo làm con, đạo thầy trò… Sự nhắc nhở ấy được nhắc nhở mỗi ngày. Mỗi ngày, có ai không một lần cầm lấy đồng tiền? Nói như thế bởi nước Nhật đã chọn hình Fukizawa Yukichi in trên tờ giấy bạc có mệnh giá 10 ngàn yên? Có phải là tờ giấy bạc cao nhất ở Nhật không?

Ngày hôm qua, lang thang về Tiền Giang, Mỹ Tho dự giỗ lần thứ 5 của nhà văn Sơn Nam. Đi cùng N.M. Nhựt, H.Đ. Nguyên và T.H. Nhân. Gặp  nhiều văn nghệ sĩ. Đông vui. Gặp ba lão làng Trang Thế Hy, Nguyễn Quang Sáng, Kiên Giang Hà Huy Hà. Trông đã yếu. Tuy vậy, vẫn hào hứng chén cao chén thấp. Hào sảng. Cái tình dành cho nhau vẫn mặn nồng. Nhà văn Sơn Nam về hậu vận được thế này là vượng. Có nơi chốn để người ái mộ, đồng nghiệp lui tới. Ngồi trên xe hơi vi vút, nghe lại “nhạc vàng”. Ảo não. Bi thảm. Tiếng thở dài lê thê của những kiếp người trong cuộc chiến. Anh em nói đùa rằng, lẽ ra Bộ Văn hóa Thông tin phải... cấp bằng khen cho các nhạc sĩ này? Nghe điếc con ráy chưa? Bởi loại âm nhạc này đã đóng vai trò không khác tiếng sáo Trương Lương. Nghe loại nhạc thở than ấy, rầu rĩ ấy mấy ai còn hăng hái dũng khí ra trận?. “Nếu con không về về chắc mẹ buồn lắm/ mái tranh nghèo không người sửa sang/ Khu vườn thiếu hoa đào mừng xuân/ Đàn trẻ thơ ngây chờ mong/ anh trai sẽ đem về cho tà áo mới/ ba ngày xuân đi khoe phố phường”. Chỉ muốn đào ngũ cho xong! “Đàn theo ta đi qua con suối con khe/ Qua nương rẫy qua bao nhiêu rừng/ Đàn theo ta đi đánh Mỹ đêm ngày/ Giữa rừng xanh xây muôn câu ca./ Ai say sưa diệt Mỹ, ai ra đi diệt Nguỵ ở đất quê này/ Khi đi qua có nhớ, đây quê hương Vân Kiều rộn vang tiếng đàn/ Tình tính tình em dồn chân bước/ Ra chiến trường xuôi ngược khắp rừng/ Đạn súng trên vai vượt ngàn em đi..” Có phải hào hứng hơn không? Nói thì nói đùa vậy thôi. Một thời đã qua. Đã xa. Tâm thế của người nghe thế hệ này đã khác trước...

 

DSCN0375anh-nya

Từ phải: Nhà báo Lê Minh Quốc (báo Phụ Nữ TP.HCM), Nguyễn Minh Nhựt - Giám đốc NXB Trẻ, nhà báo Hà Đình Nguyên (báo Thanh Niên), nhà báo Trần Hoàng Nhân (Báo Thể thao & Văn hóa)

 

Trên đường về, Nhựt  "tiết lộ" ở Tiền Giang vẫn còn có tên đường Phan Thanh Giản. Thú vị ở chỗ, con đường này đặt tên đã lâu nhưng sau thăng trầm lịch sử, tên đường vẫn không thay đổi. Độc đáo là chỗ đó. Anh em có chụp tấm hình lưu niệm. Trên đường đi không thể không ghé ngang Gò Công viếng Đền thờ anh hùng Trương Công Định. Phải thắp nén nhang ngưỡng mộ tiền nhân. Chuyến đi này đúng dịp giỗ của cụ, từ ngày 19.8 đến ngày 20.8.2013. Phía ngoài cổng Đền thờ Trương Công Định có câu đối:

Gò Công Trương chánh khí

Gia Thuận Định trung can

Ai cũng biết, Bình Tây Đại Nguyên Soái quê quán Quảng Ngãi, tên gọi Trương Định. Tại sao lót thêm chữ “Công”? Theo N.M.Nhựt thêm chữ “công” do từ tước hiệu ngày trước phân theo “Công, hầu, bá, tử, nam”. Liệu có đúng không? Chỉ nghĩ đơn giản rằng, gọi Trương Công Định là do nhân dân sùng bái, thêm chữ “Công” nhằm tỏ lòng tôn kính. Tình cảm ấy xuất phát từ tấm lòng của người dân. Bước vào trong khu nhà thờ đã thấy nhiều người dân từ nơi xa đến, họ ăn mặc sạch sẽ, nữ áo dài, nam quần áo sơ mi ngồi rải rải trong khuôn viên có lăng mộ cụ để chờ đến lúc làm lễ. Không náo nhiệt. Không ồn ào. Có cảm giác là người dân đến giỗ cụ là một lẽ tự nhiên. Không phải do ai hô hào, kêu gọi cả. Thắp nén nhang trước bàn thờ Trương Công Định, nghĩ rằng, người anh hùng chết vì Nước, hy sinh vì Dân thì danh thơm ấy còn truyền mãi đến muôn đời sau. Chỉ nghĩ vậy đã thấy lòng ấm áp. Chuyến đi càng có ý nghĩa, không đến nổi vô tích sự.

Trên đường về, ghé lại một bến bến sông của Cần Guộc hay Cần Giờ? Chẳng nhớ rõ, bởi y vốn dốt địa lý. Nhớ rằng chỗ ngồi ấy, nguyên là một thuyền đi biển, được cải tạo thành quán lai rai. Bốn bề rợp mát cây bần, cây đước... Cỡi trần cho mát. Như đang ngồi trong nhà mình. Lai rai như vậy mới khoái. Bốn thằng cha đực rựa khoe bốn bộ ngực cà tong cà teo nhưng ăn nói sảng khoái lắm, vô tư lắm. N.M.Nhựt hào hứng đọc ca dao Nam bộ:

Nước chảy cặc bần run lẫy bẫy;

Gió đưa dái mít giẫy tê tê

H.Đ.Nguyên cao hứng nhắc lại hai câu đối, xác định bản quyền của anh: Đến Cần Giuộc ăn chuột Cần Giờ”. Hay ở chỗ có đến hai chữ “Cần”, rồi vần “uộc” "uột" sóng đôi quá chừng bảnh, ăn nhịp ngọt xớt. Anh lại khoe thêm câu đối khác cũng độc chiêu không kém: “Qua cầu Đen hỏi kèn đâu?”. Cái hay ở chỗ nói lái "cầu Đen: kèn đâu?" và đắc địa ở chữ “kèn”.

Gió lộng từ khơi xa. Yêu đời quá chừng chừng... Nào, nâng ly cho đời thêm tươi.

Nghĩ đến chữ "kèn", bèn tủm tỉm cười.

 

L.M.Q


Vài hình ảnh tại Khu Đền thờ

Anh hùng dân tộc Trương Định

DSCN037RR7

Từ phải: Nguyễn Minh Nhựt, Hà Đình Nguyên, Lê Minh Quốc trước cổng Đền thờ Anh hùng Trương Công Định

 

DSCN0387R

Toàn cảnh bàn thờ Anh hùng Trương Công Định

 

DSCN0381

Tiểu sử Anh hùng Trương Công Định viết trên sách gỗ tại Đền thờ Trương Công Định

 

DSCN0388

Lăng mộ Anh hùng dân tộc Trương Công Định

 

DSCN0389

Từ phải: Nguyễn Minh Nhựt, Lê Minh Quốc

 

DSCN0382

Phía sau lăng mộ Anh hùng Trương Công Định (ảnh chụp từ Đền thờ Trương Công Định chụp ra)

 

DSCN0392

Bia thờ Anh hùng Trương Công Định tại lăng mộ của ngài.

 

Ảnh: Lê Minh Quốc & Trần Hoàng Nhân

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Nhật ký 16.8.2013

 


Đã cuối tuần. Một tuần qua vèo. Nhanh đến chóng mặt. Một cái ngáp vừa há miệng ra chưa kịp khép lại đã một tuần.

Ngày xanh như ngựa, đầu xanh bạc

Chán cả giang hồ, hết cả ngông

(Tản Đà)

Y không ngông. Y hiền lành. Chân chỉ hạt bột. Thật thà như đếm. Chỉ thoảng đếm sai thôi. Lần này, quyết đếm không sai. Thử đếm, tuần qua có mấy sự việc đáng chú ý?

 

20130726-TSGTGD-Thu-moi-hop-bao-20x8.5-cm

 

Thứ nhất, phải kể đến Chương trình 1.000 đại sứ góp sách cho trẻ em nông thôn Việt. Nhóm cựu học sinh trường Quốc học Huế niên khóa 1961-1969 đã có sáng kiến này. Ngày nọ, họ sinh hoạt dã ngoại,  tình cờ bắt gặp nhóm trẻ em chụm đầu xem chung một quyển sách. Từ đó, ý tưởng xây dựng tủ sách cho trẻ em ra đời. Lâu nay, đã có nhiều chương trình từ thiện cái ăn, đây là từ thiện về cái đọc. Trong buổi họp báo sáng hôm kia tại quán một cà phê nho nhỏ, bác sĩ Hồ Đắc Duy - người cố vấn chương trình cho biết: “Ở hai huyện Đông Giang và Tây Giang (Quảng Nam) chúng tôi đi thực tế vào tháng 4 vừa rồi nhận thấy, giữa dãy núi trùng điệp gần như tách biệt với bên ngoài, 100% bản làng hầu như trong tình trạng “trắng về sách”, không có bất cứ một thư viện hay tủ sách công cộng nào cho người dân, trường học tạm bợ, cơ sở vật chất thiếu thốn, các em đói và khát sách vô cùng”.

Chúng ta đang sống trong thời buổi nào vậy? Nghe nhói lòng. Thiệt hết biết. Nhà thơ Xuân Diệu có bài thơ “Gánh”,  trong đó có câu:

“Trăm dâu đổ đầu tằm,

Trăm trách nhiệm đổ vào người trách nhiệm.

Bàn ghế ở đâu xộc xệch: người ấy phải lo

Đường sá ở đâu bụi bặm: người ấy phải lo

Trẻ con bụng còn giun lãi: người ấy phải lo

Hàng xóm bực mình chửi đổng: người ấy phải lo…”

“Người ấy” lo kiểu gì vậy? Thật ra có lo đấy chứ, bằng cái vốn hiểu biết bé tẹo, y biết Nhà nước có ngân sách hỗ trợ sách cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Nhưng mà hiệu quả rất kém. Cơ chế hay con người? Quái đản, có những việc do tư nhân thực hiện đâu ra đó. Minh bạch. Rõ ràng. Hiệu quả. Mà hễ thuộc guồng máy vận hành của cán bộ nhà nước thì cứ ì à ì ạch. Chẳng biết bao giờ có thể thay đổi? Một hệ thống não trạng ấy phải thay đổi. Đến các trại phong, đến những nơi con người phải gánh lấy bệnh tật cùng cực, bất hạnh nhất trần gian mới thấy hết sự vĩ đại của các soeur, các ni cô... Họ chính là hiện thân của Đức Mẹ, Đức Phật Bà Quán Thế Âm. Họ không phấn đấu. Không thi đua. Không kế hoạch. Không chỉ tiêu. Không báo cáo thành tích. Không thống kê dằng dặc những con số. Không mi cờ rô hếnh hoáng. Các Mẹ, các Chị  có gì? Chỉ có tấm lòng.

Biết bao giờ quan chức khi làm việc cho Dân, vì Dân chỉ từ tấm lòng?

Vừa rồi, ngày 13.8 giỗ lần thứ 5 ngày mất nhà văn Sơn Nam được tổ chức tại Nghĩa trang hoa viên Chánh Phú Hòa (Bình Dương). Sắp đến, thứ hai tuần tới gia đình nhà văn sẽ  tổ chức ở Khu nhà lưu niệm Sơn Nam ở Mỹ Tho. Bạn N.M.Nhựt - Giám đốc NXB Trẻ cho biết: “Sau một thời gian tích lũy, nhuận bút các tác phẩm của nhà văn Sơn Nam đã gần đủ để tổ chức một giải thưởng văn chương mang tên ông già Nam bộ. Dự kiến, cuối năm 2013 chúng tôi sẽ triển khai giải thưởng này dành cho tất cả các tác phẩm viết về vùng đất Nam bộ mà Sơn Nam đã từng sống và viết”. Thông tin này đáng lưu ý. “Giải thưởng Sơn Nam” cần quá đi chứ. Ừ, con người có số mệnh không? Tại sao có những con người dù khuất núi nhưng ta vẫn thấy họ đồng hành? Tư tưởng họ, tác phẩm họ vẫn đồng hành. Thậm chí, vài thước đất chỗ họ nằm ấy cũng có thể sinh lợi cho người đang sống.

Nói như thế vì những người làm nghĩa trang Bình Dương có cái nhìn xa lắm. Lúc nhà văn Sơn Nam mất, Hội Nhà văn TP.HCM còn đang chần chừ “xin ý kiến”, họ đã hào phóng “mời” đưa về an táng. Miễn phí. Với người nổi tiếng khác, họ cũng vậy, họ có “chính sách” rõ ràng nhằm đưa về chôn ở nghĩa trang của họ. Dần dà, “người của công chúng” quy tụ về đây ngày một đông. Có thể kể đến  đạo diễn Huỳnh Phúc Điền, soạn giả Nhị Kiều, các nhạc sĩ: Phạm Duy, Hoàng Trang, Thanh Sơn, NSƯT Tư Còn (đờn kìm), NSƯT Hồ Kiểng… Người vô danh được chôn gần, nằm gần người nổi tiếng cũng vinh dự. Nói nghe lạ tai, không, không phải họ vinh dự mà con cháu họ. Chết là hết. Nằm đâu cũng được. Còn biết gì nữa đâu mà ý kiến ý cò. Mọi việc con cháu lo, vậy nó lo thế nào? Lo gì thì lo, ít ra chỗ nằm của người đã khuất phải giúp nó “làm sang”, nở mày với thiên hạ. Hiểu tâm lý này, ta có thể lý giải vì sao giá đất nghĩa trang Bình Dương đang nhích dần từng ngày.

Nhà thơ Diệp Minh Tuyền có bài thơ, đại ý, nghĩa trang là một thư viện, cuộc đời người đã khuất là một quyển sách:“Gắng làm sao cho khi ta chấm dứt/ Mỗi cuộc đời thành một quyển sách hay”.  Tứ thơ này hay. Sao không nghĩ, nghĩa trang cũng là một khu văn hóa? Nếu nghĩa trang nào cũng dành đất xây dựng một nhà lưu niệm, trưng bày kỷ vật, hiện vật, tác phẩm v.v… của người nổi tiếng đã chôn ở đó, lại càng có ý nghĩa về văn hóa.

Sáng nay, dự kỷ niệm 35 năm thành lập Bảo tàng TP.HCM. Vào một căn nhà, biết lý lịch của nó càng hay. Chơi một người, biết lai lịch họ càng yên tâm. Vì thế, lướt qua vài thông tin về Bảo tàng TP.HCM: Trụ sở 65 Lý Tự Trọng, Q.1 xây dựng năm 1885, hoàn thành năm 1890, tên gọi đầu tiên: Dinh Thống đốc Nam kỳ; thời Bảo Đại (7.1945): Dinh Khâm sai; sau Cách mạng tháng Tám, ngày 25.8.1945: trụ sở của Ủy ban Hành chánh lâm thời Nam bộ; năm 1947: trụ sở Chính phủ Nam kỳ tự trị; từ ngày 2.6.1948: Dinh Thủ hiến Nam kỳ; sau năm 1954: Dinh Quốc khánh; từ năm 1966 đến 1975: Trụ sở Tối cao Pháp viện. Ngày 12.8.1978: Bảo tàng Cách mạng TP.HCM; ngày 13.12.1999 đổi tên thành Bảo tàng TP.HCM.

Có một điều hiển nhiên, lâu nay khi nhắc đến bảo tàng, nhà truyền thống, nhà lưu niệm hầu như những người trẻ ít quan tâm. Một phần do công tác tuyên truyền quá kém. Khi Đàm Vĩnh Hưng “khóa môi” nhà sư, lập tức các hệ thống truyền thông nháo nhào bu lấy. Như ruồi bấu ghẻ. Không sót một chi tiết nào. Tương tự, một chân dài “khoe hàng” lập tức các nhà báo hăm hở lao tới. Khai thác triệt để. Không xấu hổ. Miễn là “ăn khách”. Gõ goolge sẽ nhận hàng triệu thông tin nhảm nhí ấy. Với não trạng ấy, đừng mong có những sự kiện xứng đáng nằm trang nhất, nhưng rồi cũng chỉ vài dòng cho “phải đạo”. Lại có những loại tin cỡ “xe cán chó” lại trở thành quan trọng, rất quan trọng!

Ấy là đánh lừa công chúng.

Đừng quên, công chúng thời nào, lúc nào cũng thông minh. Các nhà báo đừng tưởng bở, đừng tưởng có thể xỏ mũi họ bằng các ngón nghề về ma mãnh nghiệp vụ. Trưa, nay trên đường về nhà,  y nhẩm mấy câu:

Vô số thông tin anh chọn lấy tin nào?

Tin trang nhất lắm lúc cũng tào lao

Tin rao vặt lại nhiều khi cần thiết

Chọn làm sao mọi giá trị nháo nhào?

Sáng nay, lang thang trong Bảo tàng TP.HCM, nhận thấy có nhiều điều hay. Ghi lại, kẻo quên. Bạ đâu xâu đó, không theo lớp lang, thứ tự gì. Ghi ngẫu hứng theo hiện vật lẫn thuyết minh. Rằng, đồng tiền thời xưa làm bằng vàng, đồng, kẽm nhưng lại giới khảo cổ còn tìm thấy...  tiền đúc chì! Chuyện này trong thư tịch không thấy ghi chép, nhưng vẫn có. Lý giải thế nào? Đó là sản phẩm được chế đúc lậu bên ngoài (các nhà nghiên cứu đặt tên là “vô khảo phẩm”) mà qua tư liệu cho thấy triều đình nước ta đã từng khuyến cáo đối với hiện tượng đúc tiền lậu và thương buôn Trung Quốc đem tiền giả vào lưu dụng tại  Việt Nam.

Ngày nọ, tháng nọ nhờ đọc gia phả của nhiều dòng họ mới biết mỗi dòng tộc đều có “mỹ hiệu” của dòng tộc đó. Đại khái đó là cụm từ mà dòng tộc đó đã chọn từ đời này qua đời nọ nhằm nhắc nhở con cháu phải ghi nhớ, phấn đấu làm theo đặng giữ gìn, phát huy thanh danh của dòng tộc mình. Vậy, thử hỏi đồng tiền có “mỹ hiệu” không? Trước kia nếu có ai hỏi, không dám trả lời. Nay đã dám trả lời rằng thưa là “có”. Tại sao dám quả quyết vậy? Thưa, vì sáng nay đã tham quan ở Bảo tàng TP. HCM. Từ năm 1802, Gia Long lên ngôi lập nhà Nguyễn, chỉ thời Minh Mạng là thịnh trị nhất. Tiền đúc thời vua nào ghi niên hiệu vua đó, chẳng hạn, Minh Mệnh thông bảo, Thiệu Trị thông bảo, Tự Đức thông bảo… Trên các đồng tiền đúc đời vua Minh Mạng, mặt này ghi Minh Mạng thông bảo, mặt kia là các “mỹ hiệu” như sau:

Đế đức quảng vận (Đức của nhà vua rộng lớn)

Tứ phương vi tắc (Bốn phương lấy làm khuôn phép)

Nhất nhân hữu khánh, triệu dân lại chi (Một người có phúc, triệu dân được nhờ)

Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử (Vua giữ đạo vua, tôi giữ đạo tôi, cha giữ đạo cha, con giữ đạo con)

Thân thân, trưởng trưởng, lão lão, ấu ấu (Thân kính người thân, kính người trưởng. trọng người già, yêu trẻ con.

Liễm phúc ích dân ( Thu phúc đem cho dân)

Dụ quốc lợi dân (Giàu nước lợi dân)

Phú thọ đa nam (Giàu có, sống lâu, nhiều con trai)

Phúc như Đông hải, thọ tỉ Nam sơn (Phúc lớn như biển Đông, sống lâu như núi Nam)

Cương kiện trung chính (Cứng rắn, trung thành, ngay thẳng)

Quốc thái dân an, phong điều vũ thuận (Nước thái bình, dân yên vui, mưa thuận gió hòa)

Còn nhiều nữa. Tự hỏi, có phải đó là văn hóa của đồng tiền? Sẽ trở lại lý giải sau. Nhưng thử hỏi rằng, vì sao sáng nay vào Bảo tàng mà chỉ chăm bẳm quan sát các hiện vật về tiền? Bộ mê tiền lắm à? Tưởng gì chỉ là tay mê tiền. Nghe thế, bèn trả lời rằng: Ai thiếu cái gì thì mê cái ấy. Y mê tiền. Thì đã sao?

 

L.M.Q

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Nhật ký 15.8.2013



Làm báo còn có cái may, mỗi sáng thong dong trong nhà. Không việc gì phải lật đà lật đật, tất ta tất tưởi, hấp ta hấp tấp. Chỉ kịp khoác cái áo, quên mang giày là đã phóng xe chạy trối chết. Ra khỏi nhà. Không kịp ăn sáng. Có lúc sốt ruột bởi kẹt xe. Đờ đẫn giữa ngã tư đường. Mù mịt khói xe. Thở ngắn than dài. Lòng như lửa đốt. Phải đi. Bằng mọi cách phải đi. Thời gian tính từng giây. Phóng xe chạy trối chết. Phải có mặt tại công ty đúng giờ.

Sáng nào cũng vậy.

Một áp lực ghê gớm.

Chỉ cần nghĩ đến đã hoảng. Công ty đã quy định. Phải chấp hành. Nhờ vậy, công việc mỗi ngày hiệu quả hơn chăng? Chắc gì. Có những lúc đến nơi, vào công ty, chẳng việc gì làm. Đủng đa dủng đỉnh. Buôn dưa lê. Tán ngẫu. Làm báo sướng hơn. Chủ động thời gian và công việc. Thường mỗi ngày, khoảng 9 g mới vác xác ra khỏi nhà. Sáng nay, mới 8 g đã vội vội vàng vàng. Một cuộc họp không thể vắng mặt. Gút lại kết quả cuộc thơ của Trung tâm văn hóa Thành phố. Đã có kết quả. Yên tâm. Đã có thể nhẹ nhõm rồi.

Chiều nhận email của Đông A. Vậy đã viết xong kịch bản truyện tranh các danh nhân Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An. Công việc vẫn tiếp tục. Hào hứng. Ít ra cũng gieo vào đầu các em một chút gì đó về lòng tự hào dân tộc. Dù ít, rất ít nhưng cũng thấy việc làm không đến nỗi vô ích. Bây giờ, có câu nói quen thuộc:

Dân ta phải biết sử ta

Cái gì không biết thì tra “gu gồ”

Cũng là một cách để học. Thế nhưng, cầm quyển sách, đọc vẫn lý thú hơn. Trong thư viện của y có tập sách Biên niên lịch sử Thăng Long - Hà Nội, công trình ra mắt nhân kỷ niệm 1010 - 2010. Ghi nhận lại các sự kiện từng ngày tại Hà Nội. Sài Gòn - TP.HCM chưa có tập sách tương tự.

Muốn biết chuyện từng ngày của Sài Gòn trước 1975, phải đọc bộ sách Việc từng ngày của Đoàn Thêm. Ghi chép công phu, tỉ mỉ. So với các tập Những sự kiện lịch sử Việt Nam, các tập của Đoàn Thêm dễ đọc hơn, lý thú hơn. Tại sao? Những bộ sách Những sự kiện lịch sử Việt Nam biên soạn quá khô khan, hầu hết chỉ là các sự kiện hoạt động của Đảng và Nhà nước. Lấy đó làm mục tiêu chính để ghi nhận,dù đúng nhưng chưa đủ bởi đó chỉ là một phần của đời sống đang vận động. Nhóm biên soạn quên rằng, điều mà bạn đọc còn cần nữa là khi đọc có thể hình dung ra đời sống, xã hội, dân tình v.v… của một thời. Tiếc là họ không quan tâm đến. Trong khi đó, Đoàn Thêm không bỏ qua sự phản ánh từ sinh họat đến sự việc có có liên quan đến người dân, ví dụ giá gạo ngày hôm đó bao nhiêu một ký, giá vàng tăng ra sao? v.v...

Sáng nay, trên báo TN, anh H.Đ.N đã đưa tin: “Cuốn Ve vãn Sài Gòn của tác giả Chị Đẹp được NXB Trẻ phát hành cuối tháng 6.2013 với số lượng 2.000 cuốn đã bán hết vèo nên NXB quyết định tái bản thêm 1.000 cuốn. Cuốn sách đề cập đến khá nhiều góc cạnh của một Sài Gòn bằng cái nhìn rất lạ. Nhà thơ Lê Minh Quốc cho biết đợt tái bản này là do nhu cầu của độc giả phía bắc”. Đọc tin này, lòng đang vui nên lật lại vài trang Việc từng ngày. Đọc cũng là một cách học: “Ngày 17.7.1962: tượng đồng Hai Bà Trưng hôm nay được lên bệ ba chân, thay cho tượng xi măng tạm thời theo nhiều người thì giống hệt bà Nhu và con gái là Lệ Thủy (phí tốn 6 triệu $ VN) “Ngày 2.11.1963: Tượng Hai Bà Trưng, vì giống bà Nhu và con gái, bị kéo đổ và chặt đầu lôi qua nhiều đường”; Ngày 29.6.1963: Sữa ở Sài Gòn, từ 14 $, 15 $ đã lên đến 21$, 25 $; và rất khó tìm”. Gạo thời điểm giá gạo 585 đồng/ tạ v.v… Thôi thì kể luôn, nhân sự việc này, trên Bách Khoa số tháng 3.1964, nhà thơ Đông Hồ có công bố hai bài thơ “nghe được của một người từ mấy năm trước”. Cách nói khéo chăng? Thơ cỡ này phải là bút lực Đông Hồ chăng?

Tượng ai đâu phải tượng Bà Trưng,

Tóc éo lưng eo kiểu nhố nhăng.

Đón gió lại qua người ưỡn ẹo,

Chờ chim nam bắc gió tung tăng.

Khuynh thành mặt đó y con ả,

Điêu khắc tay ai khéo cái thằng.

Chót vót đứng cao càng ngã nặng,

Có ngày gẫy cổ đứt ngang lưng.

Chắc nhiều người dừng lại với câu: “Điêu khắc tay ai khéo cái thằng”.  Ta hiểu, "khéo cái thằng" là cách nói mỉa. Đọc kỹ ghi chép của Đoàn Thêm ta biết, tượng Hai Bà Trưng đó là tác phẩm của nhà điêu khắc Nguyễn Văn Thể - giải Đệ nhị La Mã. Đọc lại Những bức thư đầm ấm, ta có thêm thông tin từ thư của Nguyễn Hiến Lê gửi Quách Tấn: “Thời Pháp thuộc đầu đường Paul Blanchy (nay Hai Bà Trưng) chỗ trông ra sông Sài Gòn, có dựng tượng Rigault de Genouilly, một trung tướng hải quân Pháp đã đánh phá Đà Nẵng, dân Sài Gòn gọi tượng đó là tượng Một hình (một người). Sau Cách mạng 1945, tượng đó bị hạ. Gần cuối đời, Ngô Đình Diệm cho dựng tượng Hai Bà Trưng thay vào”. Vài chi tiết này giúp ta hiểu bài thơ thứ 2 thấu đáo hơn, cũng của Đông Hồ:

Đây một hình xưa nhục nước non,

Thay hai hình mới đứng thon von.

Mình ni lông sát lưng eo thắt,

Ngực xú chiêng nâng vú nở tròn.

Tưởng đúc hiên ngang em với chị,

Hóa ra dìu dắt mẹ cùng con.

Dòng sông Bến Nghé - dòng sông Hát,

Lưu xú lưu hương tiếng để còn.

Những bài thơ này, ghi vào Nhật ký vì đây cũng là thông tin liên quan đến Sài Gòn.

Chiều nay mưa. Chiều qua tầm này, đã nhậu lai rai. Phải thừa nhận rằng, N.M.Nhựt có cách nói chuyện, trình bày vấn đề hết sức lưu loát. Cách nói chỉnh chu, mạch lạc, đâu ra đó gọi "khẩu văn" chăng? Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng vậy, ông phát biểu khiến ta có cảm giác như ngữ điệu trầm bổng ấy nhịp nhàng với từng dấu phẩy, chấm... trong một câu văn. Các chính khách, quan chức nếu có cách nói năng, trình bày vấn đề như thế ắt các nhà báo trẻ khỏe re. Chỉ ghi lại là xong một bài báo. Mấy mươi năm theo nghề báo, y nhận ra có quá nhiều quan chức sử dụng cách nói kỳ lạ và khá phổ biến: Nói dông dài, chuyện nọ xọ chuyện kia, lan man đủ mọi chuyện từ Đông sang Tây, lý lẽ không mới không trật, nói vài giờ đồng hồ nhưng cuối cùng chẳng có một nội dung, một thông tin nào. Dưới vẫn vỗ tay rào rào. Độc chưa? Lại có những người bất kỳ sự việc nào khi chỉ đạo cũng chỉ phát biểu như thế, dặn dò như thế, mở đầu như thế, thân bài như thế, kết luận như thế mà chẳng hề có một nôi dung, một thông tin nào. Nghe cũng được, không nghe cũng được. Dưới vẫn vỗ tay rào rào. Độc chưa?

Chiều nay mưa. Ở nhà. Không phải ra phố. Ngồi ở nhà mà hái ra tiền, vậy cần gì phải nháo nhào mỗi ngày xuống phố.

Phải không?

 

L.M.Q

 

Vài hình ảnh liên quan đến sự kiện ngày 2.11.1963 tại Sài Gòn:


anh-nay-2R

Tượng "Hai Bà Trưng" khi chưa bị kéo dổ

anh-nay-1-R


tuong02

Tượng sau khi bị kéo đổ


(Nguồn: Internet)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Nhật ký 14.8.2013

Đang phở, một cú điện thoại réo léo nhéo tựa tiếng kèn giục giã lúc xông pha đánh giáp lá cà ở chốn sa trường: “Anh ơi, bài đâu?”.

Có lẽ đây là điệp khúc nghe nhiều nhất trong đời. Sáng, dậy sớm do trời đẹp nên cao hứng cho phép thong dong lướt web. Một chút thôi nhé? Ừ, chỉ một chút thôi. Vậy mà cuối cùng cái nọ kéo theo cái kia. Cái kia dắt dây cái kìa. Ngốn sạch thời gian. Dễ sa đà. Dễ bị dụ dỗ. Thiếu kiềm chế. Vô kỷ luật. Đó là y.

Vào cơ quan họp, mặc kệ những phát ngôn, phát biểu chỉ cắm cúi viết. Viết cho kịp.

Viết bằng bút mực trên giấy trắng. Nét chữ đẹp như mơ. Loằng ngoằng. Lả lướt. Đã lâu lắm mới viết lại như thuở học trò. Nào ngờ cảm xúc vẫn tuôn dạt dào. May quá, tưởng không viết được. Nghĩ thế, bởi trước kia chỉ gõ máy chữ. Rồi làm quen với bàn phím vi tính. Rất khó nhọc. Cuối cùng, phải cương quyết bỏ máy đánh chữ vào một cái hộp, dán kín băng keo. Cột dây kỹ lưỡng. Bỏ vào tủ khóa kín. Rồi từng bước làm quen màn hình tinh thể lỏng. Dần dà cũng quen. Quen rồi mê tít. Đến tận bây giờ. Đến hết đời.

Đã quen rồi muốn quay về cái cũ cũng không thể.

Có câu chuyện rằng, ngày nọ qua ngày kia, nhiều ngày nắng gắt, trời không mưa nên lũ cá từ sông, suối phải tập sống trên cạn. Dần dà, chúng thích ứng được. Sống khỏe re. Tưởng vậy là êm. Nào ngờ đến lúc có mưa, chúng lại chết đuối hết trọi. Cá mà chết đuối? Buồn cười thật. Cũng do thói quen.

Sáng nay, viết bằng tay trên giấy. Vẫn viết dạt dào. Đọc lại, khoái quá bèn vỗ đùi: "Hay ơi là hay". Tự khen. Lúc họp xong phải ngồi gõ lại rồi chuyển qua email. Làm báo mỗi thời mỗi khác. Thời trước, bản thảo chỉ viết một mặt giấy. Khi đưa xuống nhà in, thợ xếp chữ xé bản thảo đó ra làm nhiều mảnh rời. Mỗi thợ xếp chữ cầm một bản rời, xếp chữ. Cuối cùng ráp lại thành bài báo hoàn chỉnh. Cách làm này nhanh, thuận lợi nên có quy định viết một mặt giấy là vậy. Thời đó, xếp chữ bằng các mẫu chữ đúc bằng chì. Phải xếp từng mẫu tự. Đâu phải dễ. Nhớ thời đi học ở trường Tây Hồ, đường Phan Thanh Giản (ĐN) đã từng thấy thợ in xếp chữ cho tờ Thời Mới. Họ xếp nhanh lắm, vừa chuyện trò vừa bốc, nhặt từng con chữ nhỏ xíu bỏ vào cái khuôn dài ngắn, tùy theo khuôn khổ bài báo. Loáng một cái là xong. Sau đó in ra bản vỗ, có ông thợ già ngồi đọc lại và bắt đầu chỉnh sửa chỗ sai lỗi chính tả, chỗ đặt con chữ sai vị trí… Đại khái công việc xếp chữ của nhà in thời đó là vậy. Y đã chứng kiến từ học trò thò lò mũi xanh.

Nay đã hoàn toàn khác.

Kỹ thuật, công nghệ hiện đại đã dẫn đến cách làm báo khác trước. Không đi sâu vào chuyện này. Chẳng gì nhảm, lảm nhảm hơn là nói cái chuyện mà ai ai cũng biết rồi. Chỉ có suy nghĩ rằng, ngay cả cảm xúc viết báo cũng khác luôn. Bằng chứng, bài báo sáng nay viết bằng tay đến lúc ngồi gõ lại trên bàn phím lại thấy khác. Khác từ cách diễn đạt đến cảm xúc. Đọc từ  giấy trắng mực đen đến trên chữ hiện lên màn hình, bài của mình chứ của ai? Cứ tưởng bài của ai đó. Khác lắm. Thế là phải viết lại theo cảm xúc của khi thao tác trên máy tính.

Kỳ lạ chưa?

 

doi--nghe

 

Chiều nay lại họp. Tranh thủ ngồi ngồi đọc lai rai tập sách Đời & nghề (NXB Văn Học) của nhà báo Phạm Quốc Toàn - Tổng biên tập tạp chí Người làm báo của Hội Nhà báo VN. Tác giả vừa gửi tặng. Đọc say mê. Các câu chuyện, mẩu chuyện về nghề qua cái nhìn, kinh nghiệm lão luyện của một nhà báo bậc thầy, lâu năm trong nghề có sức hấp dẫn lắm. Sẽ đọc kỹ, giới thiệu tập sách này. Ít ra cũng giúp cho những ai muốn theo nghề.

Cầm sách mà bâng khuâng nhớ đến dĩ vãng chưa xa. Xa gì, chỉ chừng hơn mười năm thôi. Ngày đó, y là cộng tác viên của báo Vũng Tàu - Bà Rịa nên y được anh Toàn tổ chức cho chuyến đi tác nghiệp tại giàn khoan. Đi bằng trực thăng. Máy bay ra ngoài khơi, gió thổi buốt, chao nghiêng, lên xuống thất thường khiến có cảm giác như đi xe đò thỉnh thoảng va vào ổ gà. Một cảm giác thích thú. Mới lạ. Đi về, viết một bài dài ngoằng cho báo PN. Khó có thể nhớ cụ thể. Đến nay còn giữ lại hai ấn tượng khó quên:

Một, ngoài giàn khoan, ở nhà bếp có rất nhiều thức ăn, nhiều đến ê hề, món ăn nào cũng có. Muốn ăn lúc nào cũng được. Ăn bao nhiêu cũng được. Ai muốn ăn, cứ việc vào nhà bếp.

Hai, anh em bảo trì giàn khoan cho biết sợ nhất là con hàu! Nghe lạ chưa? Hàu “sung” lắm mà, viagra phải gọi bằng ông cụ, chắp tay vái dài từ xa kia mà? Lại nghĩ tầm bậy tầm bạ nữa rồi. Họ sợ vì chính hàu bám rất kỹ, rất nhiều vào chân giàn khoan. Bám bền bĩ khiến sắt thép cỡ nào cũng hoen rỉ. Ghê gớm chưa? Vì thế, mỗi ngày họ phải xuống tận dưới chân giàn khoan, mấp mé nước biển để gỡ từng con. Gỡ bằng búa và các dụng cụ chuyên dùng. Lúc ấy, y đứng nhìn xuống biển sâu hun hút đã thoáng rùng mình.

Nay, đọc tập sách của anh Phạm Quốc Toàn tự nhiên lại nhớ đến cảm giác ấy. Ngày tháng ấy. Ngày tháng còn yêu nghề đến chết. Thấy vui vui. Vui hơn nữa khi những dòng từ chuyên mục Tác phẩm của bạn bè của trang web.leminhquoc.vn, y viết giới thiệu về thơ Lưu Trọng Phú - đồng nghiệp báo VT - BR đã được anh Toàn chọn. Anh đã đưa vào phần phụ lục của tập sách Đời & nghề:

“Khi báo Vũng Tàu chủ nhật thực hiện số đầu tiên, tôi đã cộng tác. Thoáng đó mà đã hơn mười năm rồi. Mối thân tình với anh em dồng nghiệp ở báo Bà Rịa - Vũng Tàu cũng từ đó.  Cũng từ đó, tôi gặp nhà báo Lưu Trọng Phú và từng lai rai, tán ngẫu bên chập chùng sóng vỗ. Gần đây, được anh Phạm Quốc Toàn - Tổng biên tập chí Nghề báo - tặng tập sách mới nhất của anh Tản mạn về đời, đọc bài Mê báo - Duyên thơ, tôi mới vỡ ra nhiều lẽ. Thì ra, đồng nghiệp Lưu Trọng Phú là cháu gọi nhà thơ Lưu Trọng Lư bằng ông và anh còn làm thơ nữa - đã in những tập thơ như Lửa lòng, Nhịp thời gian... Anh Phạm Quốc Toàn viết: “Lưu Phú nhiệt tình với bạn bè xa cũng như gần, chẳng ngó ngàng đến chức tước, giao việc gì làm việc đó: Trưởng phòng biên tập Văn xã, xong; điều động làm trưởng phòng Kinh tế, cũng xong; lại qua làm trưởng phòng  Bạn đọc, cũng xong nốt. Việc gì được phân công, anh đều tận tâm, không nề hà, làm hết trách nhiệm”.

Bài báo này có một điều lạ: Nhà báo Phạm Quốc Toàn nguyên Tổng biên tập báo Bà Rịa - Vũng Tàu, nhưng anh lại dành những trang viết hết sức chân tình về “lính” của anh là Lưu Trọng Phú. Ngược lại, Phú phải sống thế nào mới được “sếp” cũ ưu ái đến vậy. Phú sống thế nào? Anh Toàn cho biết: “Lương bổng Lưu Phú chẳng màng, giao vợ quản lý; nhuận bút viết báo để cà phê, gặp gỡ hàn huyên bạn bè. Đồng nghiệp của Phú tếu táo:

Làm thơ chỉ có yêu đương

Làm báo chẳng có nhận lương bao giờ”

Đọc bài viết này, riêng tôi cảm nhận tình đồng nghiệp của các anh ấm áp và thân tình quá đỗi".

Một thời làm báo khó quên. Âm áp và thân tình quá đỗi. Cầm tập sách sách mới của anh Toàn mà lòng vui. Chúc mừng anh Phạm Quốc Toàn. Chúc mừng Đời & nghề.

Chiều nay, sinh nhật một người bạn. Vẫn quán cũ. Sân thượng. Gió mát. Vẫn những gương mặt cũ. Vậy là vui.

 

L.M.Q

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Nhật ký 13.8.2013

 

Đêm qua, dai dẳng, dùng dằng, dằng dai, dằng dặc, dầm dề, dúng dẳng, da diết kéo lê thê qua trước cửa nhà là mưa. Bèn đi ngủ sớm.

Thức dậy, một tin nhắn của đồng nghiệp Ngô Kinh Luân: “Lâu quá không gặp anh, sáng nay phở nghe anh”. Cứ như lời tỏ tình trai gái. Sực nhớ về thời mười sáu xuân xanh, có người con gái bước qua ngõ hỏi vọng vào: “Đi học chưa?”. Âm thanh ấy lướt thướt theo gió. Thuở ấy, vườn cây nhà ông ngoại run rẩy gió, sau mưa. Từng hạt mưa rụng dưới chân đi. Hoa ngâu thơm lạ lùng. Rụng vàng trên vai. Từng chấm li ti ấy mang theo hơi mưa. Nhẹ tênh. Buổi sáng sau mưa, tâm hồn nhẹ nhàng hơn. Ngủ đẫy giấc. Không mộng mị.

 

phovanhoc

 

Đêm qua, dai dẳng, dùng dằng, dằng dai, dằng dặc, dầm dề, dúng dẳng, da diết kéo lê thê qua trước cửa nhà là mưa. Bèn đi ngủ sớm.

Thức dậy, một tin nhắn của đồng nghiệp Ngô Kinh Luân: “Lâu quá không gặp anh, sáng nay phở nghe anh”. Cứ như lời tỏ tình trai gái. Sực nhớ về thời mười sáu xuân xanh, có người con gái bước qua ngõ hỏi vọng vào: “Đi học chưa?”. Âm thanh ấy lướt thướt theo gió. Thuở ấy, vườn cây nhà ông ngoại run rẩy gió, sau mưa. Từng hạt mưa rụng dưới chân đi. Hoa ngâu thơm lạ lùng. Rụng vàng trên vai. Từng chấm li ti ấy mang theo hơi mưa. Nhẹ tênh. Buổi sáng sau mưa, tâm hồn nhẹ nhàng hơn. Ngủ đẫy giấc. Không mộng mị.

Sáng nay, bên tô phở nhớ lại hôm nọ Luân có gửi email. Nội dung như sau: “Ở tiệm phở ngon nhất phía Đông nước Mỹ, có treo 2 câu đối tài tình, nói về câu trả lời của một bà góa phụ chủ quán phở với một ông khách ỡm ờ (dùng toàn tiếng liên quan tới phở):

Nạc mỡ nữa làm gì, em nghĩ chín rồi, đừng nói với em câu tái giá!

Muối tiêu không đáng ngại, lão còn gân chán, thử vui cùng lão miếng gầu dai!

Có người không chịu, bảo rằng "cua" người đẹp mà lại xưng lão? Già, đã già khú đế. Ai thèm yêu? Bèn đề nghị đối như sau:

Cay chua chi lắm thế, tớ còn gân chán, xin đừng lỡm tớ chuyện Tiêu, Tương".

Chà, cũng vui. Từng nghe câu đối này lâu rồi, theo anh Phan Kim Thịnh - chủ bút tạp Văn Học thì đã lan truyền tại Sài Gòn từ thập niên 1950. Tuy nhiên, hai vế của hai đấng mày râu đối lại chưa "ép phê" lắm. Loạt từ “muối tiêu”, “cay chua”, "Tiêu, Tương" không gợi lên cái thèm về phở. Quái cho món phở. Chưa cần ăn, chỉ mới nghĩ trong đầu những từ “tái”, “nạm”, “gầu”, “chín”, “gân”, “sụn”, “thịt bắp”, "vè"… đã thấy thèm. Nếu thay các từ "gợi cảm" đó bằng tên gọi khác, chắc chắn sẽ hết ngon dù trước mặt vẫn tô phở của mỗi ngày.

Chữ Quốc ngữ, tự nó đã trở thành máu thịt thiêng liêng trong tâm trí, đời sống tình cảm của mỗi con dân nước Việt. Từng con chữ không chỉ có xác, mà còn có hồn - hồn của một dân tộc ẩn hiện trong đó. Mỗi con chữ không là cái vỏ của ngôn ngữ. Sực nhớ, mấy hôm kia đi ngang qua khu Miếu Nổi thấy có quán ăn, bảng hiệu ghi to đùng: "Quán bánh canh Bà Dạng". Đã "bà" còn "dạng"! Nghe phản cảm lắm. Ăn làm sao ngon? Lại quán ăn ở khu Đa Kao có tên: "Ba Mũi Tên". Thoáng đọc đã lạnh tóc gáy. Chẳng lẽ mình phải hứng lấy sự tàn khốc đó sao. Chẳng dại. Bèn đi luôn không  ngoảnh đầu lại, chứ đừng nói bước vào quán.

Nghĩ thêm một chút chăng? Ta thấy rằng, dù chữ Quốc ngữ, tiếng Việt còn có những nhược điểm, khiếm khuyết này nọ nhưng đố ai có thể cải cách thành công. Đố đấy. Cải cách có hoàn thiện bằng trời đi nữa, chắ gì thiên hạ chấp nhận? Có lẽ, người đầu tiên đặt vấn đề này là học giả Nguyễn Văn Vĩnh (1882- 1936). Ông đã từng phát biểu một câu nổi tiếng: "Nước Nam ta mai sau hay dở là ở chữ Quốc ngữ" và từ năm 1927, ông khởi xướng cải cách chữ Quốc ngữ gây xôn xao dư luận một thời. Câu chuyện chưa dừng lại đó, về sau, đã có nhiều người có tham vọng này. Mà cũng chẳng đâu vào đâu. Với y, chỉ cần đọc văn bản viết "phở". Đã thèm. Đã nhớ. Đã mê tơi. Nếu viết theo kiểu cải cách "fở", khi nhìn thấy, chắc chắn cảm xúc trong lòng nguội lạnh, vắng tanh như chùa bà Đanh trong chiều ba mươi Tết.

Lúc đang ngồi ăn phở, rồi câu chuyện lan man đầu xuôi đuôi ngược rồi quay về với vài vụ việc gần đây. Vụ cha con “người rừng” Hồ Văn Thanh (82 tuổi) và Hồ Văn Loan (41 tuổi) ở thôn Trà Kem, xã Trà Xinh (Quảng Ngãi) vừa được đưa về với cộng đồng. Do chiến tranh năm 1972, sau khi ngôi nhà bị trúng bom làm ba người thân chết, ông Thanh hoảng loạn, lo sợ nên bỏ làng, ôm con trốn biệt vào rừng sâu, sống hoàn toàn cách biệt với cộng đồng.

Lúc vào rừng, sống biệt lập, họ tìm lửa như thế nào? Cũng theo nguồn tin báo chí, “cha con “người rừng” bóc lớp bột bám dính vào thân cây đủng đỉnh rồi phơi khô, sau đó lấy ra từng chút đặt lên hòn đá dùng búa đập mạnh, khói từ từ ngún lên thành lửa”. Kỳ diệu chưa? Khoái quá bèn tự hỏi, cây đủng đỉnh là cây gì? Tra trong Những cây thuốc và  vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi không tìm thấy. Có thể còn có tên gọi khác chăng? Tìm trên mạng, một blog nọ cho biết cây đủng đỉnh: "Tên gọi khác: Móc, đùng đình. Tên khoa học: Caryota mitis. Thuộc họ Cau". Chẳng rõ có đúng không?

Đang ăn, Luân phát biểu: “Em thấy việc đưa "người rừng" về là bất nhẫn, chắc gì họ đã sung sướng, đã vui sống? Đôi khi, ta cứ nghĩ phải làm thế này, phải thế kia làm thì người kia sẽ phơi phới yêu đời, sẽ vui khỏe trẻ trung, sẽ hồ hởi phấn khởi. Do nghĩ thế nên cứ làm thế. Dù lòng tốt nhưng chắc gì lòng tốt này lại giúp người kia hài lòng? Xa môi trường sống đã gắn bó hơn bốn mươi năm, làm sao họ có thể ngày một ngày hai “hội nhập” cùng con người của thế kỷ này? Như thế không bất nhẫn là gì?”.

Nghe có lý. Phở đang ngon bởi chín, tái, ngầu, nạm… nên gật gù tán thành. Trong đầu đang tâm toàn ý với phở nên lúc ấy, chỉ nghĩ về phở. Không nghĩ gì khác, ngoài phở. Đang nhớ đến câu thơ của Tú Mỡ và ngâm nga:

Trong các món ăn “quân tử vị”

Phở là quà đáng quí trên đời

Một vài xu, nào đắt đỏ mấy mươi

Mà đủ vị: ngọt, bùi, thơm, béo, bổ.

Nếu phở không có một “ma lực” hấp dẫn thuộc hạng thượng thừa cao thủ võ lâm trong nghệ thuật ẩm thực, sức mấy nó có sức sống trường tồn đến vậy? Nếu phở không ngon, làm sao ông Tú Mỡ có thể hạ bút viết những câu tuyệt cú mèo. Rồi khẳng định như đinh đóng cột:

Phở là đại bổ, tốt bằng mười thang thuốc Bắc

Quế, phụ sâm, nhung chưa chắc đã hơn gì

Phở bổ âm, dương, phế, thận, can, tì,

Bổ cả ngũ tạng, tứ chi, bát mạch.

Anh em lao động đồng tiền không rúc rích,

Coi phở là môn thuốc ích vô song.

Các bậc vương tôn thường chả phượng, nem công,

Chưa chén phở, vẫn còn chưa đủ món

Nghe y ư hử ngâm nga, chắc chắn Luân sẽ hào hứng đọc nối theo. Biết quá mà, đồng nghiệp y có trí nhớ cực tốt. Nhớ nhiều thơ. Đọc nhiều sách. Thỉnh thoảng, trà tam tửu tứ hai anh em vẫn luân phiên đọc thơ. Đọc cho nhau cùng nghe. Thế mới khoái. Khoái quá nên bèn hỏi: “Ông Tú Mỡ viết đúng quá, phải không Luân?”. Nào ngờ, hắn trả lời luôn một mạch: “Đúng quá đi chớ anh. Tội nghiệp cha con "người rừng". Thì cứ xem con chim bị nhốt vào trong lồng, có thóc gạo ngon, có nước sạch, có lồng sơn son thếp vàng nhưng chắc gì nó khoái bằng tự do ngoài trời?”. Quái! Đôi khi cuộc trò chuyện cũng có lúc tréo ngoe. "Ông hỏi gà, bà nói vịt". Bởi mỗi người đang đeo đuổi vấn đề khác nhau. Có những đôi tình nhân, dù hôn nhau say đắm, mắt nhìn vào mắt, nức nở gọi tên nhau nhưng ai dám chắc trong đầu họ đang nghĩ về nhau? Thế đấy.

Nghe câu trả lời tréo cẳng ngỗng, y bèn hỏi: “Vậy Luân có viết bài về cha con ông Hồ Văn Thanh không?”. Đáp: “Em ước gì có thể thu xếp công việc ra đó chừng vài tháng, lân la, trò chuyện nghe “người rừng” kể lại cuộc sống của họ. Chỉ cần ghi chép trung thực là có thể góp phần lý giải về sự thích nghi bí ẩn lạ lùng của con người. Cuốn sách này ra đời, chắc chắn ngành giải trí và điện ảnh của Hoa Kỳ Hollywood  sẽ mua bản quyền dựng thành phim ngay. Doanh thu sẽ vượt xa bộ phim Tarzan của nhà văn Edgar Rice Burroughs. Lúc đó, giàu to”.

Đừng tưởng là đùa. Viễn vông.

Mà rất thật.

Thật bởi tư duy của nhà báo, bao giờ cũng nghĩ đến đề tài hấp dẫn phục vụ bạn đọc. Nhà báo Tam Lang viết Tôi kéo xe năm 1932, in thành sách năm 1935 đã trở thành một sự kiện của nền báo chí nước nhà: “Là tập phóng sự ra đời sớm nhất được viết bằng ngòi bút tả chân sắc sảo linh hoạt, Tôi kéo xe có ý nghĩa mở đầu cho thể loại phóng sự trong văn xuôi Việt Nam hiện đại” (xem Tổng tập văn học Việt Nam tập 29A). Tam Lang kể:  “Ông Bùi Xuân Học, chủ nhiệm Ngọ báo một hôm vỗ vai tôi mà bảo: “Anh có ngòi bút viết văn tả chân khéo, bây giờ đang là mùa các bạn đồng nghiệp của anh đi khắp bốn phương điều tra, phỏng vấn: Albert Londres sang Thượng Hải, Maurice Dekobra đi Hoa Kỳ, Geo London tới miền cương giới Tô Nga, Louis Charles Royer đến Leningrad Xô Viết... mà anh thì chỉ lúi húi ở xó nhà với ba bài văn sầu cảm, sao không ném bút đi xem người ta cho sáng thêm con mắt, có hơn không?”. Ấy là ông chủ báo muốn có những bài hấp dẫn phục vụ bạn đọc đó thôi. “Sáng thêm con mắt” của Tam Lang là ông mượn bộ quần áo nâu, thuê xe kéo và bước vào những ngày "ngựa người người ngựa”.

Nếu nhà báo nào cũng ý thức tích cực về nghề, chúng ta sẽ có tập sách hay về "người rừng". Cứ tin là thế. Đã chơi với nhau, phải động viên, khuyến khích nhau và nhất là tin tài năng của bạn để cùng nhau hào hứng làm tốt công việc của mỗi người. Chơi với người bạn đàng hoàng, làm việc tốt, có uy tín vẫn “làm sang” thêm cho mình.
Nghề báo có "làm sang" không? Cái này còn tùy thuộc vào quan niệm của  từng người. Không tranh luận lôi thôi. Nghề viết báo có đào tạo được không? Cái này còn tùy thuộc vào quan niệm của từng người. Không tranh luận lôi thôi. Chỉ biết rằng, đọc đâu đó còn nhớ tác giả Tôi kéo xe kể lại, ông được “đào tạo” như thế này: Hồi mới chân ướt chân ráo vào nghề, khi nộp cái tin “xe cán chó, chó cán xe”, ông chủ báo đọc qua, bảo: “Kéo cái tin này kéo thêm vài trăm chữ nữa thành cái bài”. Cũng có lúc, ông chủ báo ném trả, bảo: “Cắt cái bài này còn chừng trăm chữ, cái tin thôi”. Tam Lang học nghề theo cách đó.

Sau này, ròng rã gần 30 năm theo nghề mới biết, cách dạy này độc đáo. Đề tài hay, phải kéo dài ra mới thỏa mãn người đọc, bằng không cắt phéng đi các chi tiết rườm rà.
Thời đó, trước năm 1945 nước ta chưa có trường dạy nghề, nhưng có nhiều nhà báo cực giỏi. Kể danh sách các nhà báo này đến sáng mai vẫn chưa hết. Hiện nay, có quá nhiều trường lớp đào tạo nghề báo nhưng số lượng theo nghề lại quá ít. Lại có quá nhiều tòa báo to vật vã nhưng cái tên của nhà báo lại bé tẹo tèo teo. Những cái tên đó không đủ sức bảo chứng cho chất lượng của bài báo do họ viết ra. Nó khác với thời có những bài báo được ký dưới những cái tên cỡ Trần Tấn Quốc, Nam Đình, Thiếu Sơn, Thép Mới, Lưu Quý Kỳ… là bạn đọc tin cậy.

Sáng nay, vẫn mỗi sáng. Vẫn mỗi ngày. Vẫn thế.

L.M.Q

 

Ghi chú:

Nhân đây chép luôn bài thơ dí dỏm, "cực hay" về phở, không thua gì bài Phở đức tng của nhà thơ Tú Mỡ. Nếu dọc xong mà muốn ăn phở thì đọc bài này:  Ngẩu hứng... phở.

Xin mời.

 

Lịch sử phở


Báo Ngày Nay mấy chục năm về trước

Ở trang "Giòng nước ngược" mục thơ vui,

Đã có phen chàng Tú Mỡ rung đùi

Làm thơ tếu, hết lời ca tụng Phở:

 

Phở đức tụng, món quà ai cũng nhớ,

Phở thơm, ngon, béo, bổ, lại bình dân

Phở rẻ tiền, ăn sẽ chóng lên cân,

Phở, Phở, Phở, xa gần ai cũng thích!

 

Phở buổi sáng của Hà thành thanh lịch,

Theo Nguyễn Tuân, là vô địch món ăn ngon...

Hơn hẳn cao lương, chín, nạm, vè giòn,

Là quốc túy, là quốc hồn dân tộc

 

Dù đi xa, khắp biển, trời ngang, dọc

Vẫn nhớ hòai về món Phở quê hương.

Một chín năm tư, Phở lại lên đường

Vào miền Nam, vượt Trường sơn, Bến Hải

 

Theo gót di cư, hóa thành Phở tái

Chín, nạm, gầu, gân, sách, sụn, thêm rau

Húng quế, ngò gai, giá sống, tương tàu,

Đã đánh bạt thật mau môn hủ tiếu.

 

Riêng ở Sài Gòn, có rất nhiều bảng hiệu

Nào "Phở Hòa", "Công Lý", "Phở Tương-Lai"

"Trần Cao Vân", cùng "Bảy Chín", "Tàu Bay"

Rồi "Mụ Béo" đến "La-Cay", "Tầu Thủy".


Tô Xe lửa đầy, ăn no bí tỉ,

Khiến Vũ Bằng cũng tuý lúy, say sưa,

Viết Miếng ngon Hà Nội thật nên thơ,

Và Phở gà được tôn thờ số một...

 

Tháng Tư, Bảy lăm, người người hoảng hốt,

Rời bỏ Sài Gòn, mong dzọt thật xa,

Sống kiếp lưu vong, bốn biển không nhà,

Hương vị cũ, sao mà tìm lại được?


Cho tới khi định cư vào các nước

Thong dong rồi lại ao ước Phở xưa,

Vì muốn ăn nên ai cũng nấu bừa

Cũng bánh, thịt mà sao chưa đạt lắm?

 

Ít lâu sau, kéo về miền nắng ấm

Tại quận Cam, người Việt mấy trăm ngàn

Theo nhu cầu, việc buôn bán mở mang,

Nên lại có biết bao hàng Phở mới

 

Nhưng hầu hết dùng tên xưa để gọi

Lại "Phở Hòa", "Công Lý", "Phở Tương Lai",

"Trần Cao Vân" cùng "Bảy Chín", "Tầu Bay"

Thêm "Nguyễn Huệ" với "Hiền Vương", "Tầu Thủy"


Khác Sài Gòn, vì giờ trên đất Mỹ

Phở đã thành một kỹ nghệ hẳn hoi,

"Bảy Chín", "Phở Hòa", chi nhánh khắp nơi

Cùng bảng hiệu, nhưng nhiều người khai thác


Khách hàng Việt, Nhật, Anh, Tàu, Mỹ, Pháp,

Ăn một lần rồi nhớ mãi, ăn luôn,

Phở Việt Nam ngon, bổ, sẽ trường tồn

Giành địa vị độc tôn vùng tỵ nạn...

 

Ở Tàu trước, Phở là ngưu nhục phấn,

Sang Việt-nam vẫn nấu với bò, gà

Nhưng nhờ tài chế biến của dân ta

Phở sẽ hóa thành "Tinh hoa" đất Việt!


Nhà giáo Bùi Văn Bảo

(1917 - 1998),

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Nhật ký 12.8.2013

 

hqdefault

Lê Minh Quốc (ảnh từ phim tài liệu của Đài Truyền hình HTV)

 

Đời, thế mà vui.

Nếu không có cú điện thoại của Đ, y vẫn còn lơ mơ làng màng rộn ràng mộng đẹp trong chăn êm nệm ấm. Khác trước, lần này không cáu có, gắt gỏng mà cười toe toét bởi gã khen: “Ông viết Nhật ký hay quá. Cho tôi trích in lại trên tờ L.C nghen?”. Y phổng mũi đồng ý. Lâu nay Nhật ký là viết cho mình, cho bạn đọc của trang web cá nhân. Được in lại là có nhuận bútTongue out. Mà lại in trên tờ báo cười là chứng tỏ y viết cũng hài hước ra phết. Còn nhớ, lúc tờ L.C phát hành số đầu tiên, anh em rủ nhau về quán Nail trên đường Mạc Đĩnh Chi, gần Trung tâm Văn hóa Q.1 lai rai chút đỉnh. Lúc ấy, có cả Đông Ki Rét nữa, anh ứng khẩu:

Mừng ngày ra báo Làng Cười

Từ nay, báo Tuổi Trẻ cười hết kiêu

Y cộng tác từ lúc đó, bút danh Tiểu Nhị. Viết ròng rã mấy năm liền cho mục Quán đầu làng mà y phụ trách. Sáng nay, Đ còn nhắn tin: "Ông đọc truyện ngắn Tôi đi áp vong phần 2 chưa? Thấy thế nào?". Trả lời thẳng thắn, bạn bè thân tình nói lấy được, nói vuốt đuôi, nói rồng nói rắn, nói bóng nói bẩy chăng? Nói như thế để làm gì? Bèn chọn cách nói toạc móng heo, nói thẳng ruột ngựa: "Không hay bằng phần 1, không hấp dẫn như lúc ông đã kể". Mà thật, lúc nghe kể, y nổi da gà vì chuyện người cõi âm nhập vào người đang sống. Hư hư thật thật. Mơ hồ. Huyễn hoặc. Tin hay không còn tùy nhưng rõ rằng cách kể buộc phải chăm chú nghe. Ấy vậy, khi đọc lại những gì đã phơi bày trên giấy trắng mực đen lại thấy nhạt phèo.

Tại sao?

Viết trên báo thì phải né! “Biết, biết rồi, khổ quá nói mãi”. Đành mượn câu nói nhân vật của Vũ Trọng Phụng. Khi người ta chưa kiểm duyệt, mình đã tự kiểm duyệt trước, cuối cùng bạn đọc còn được cái gì? Nỗi sợ mơ hồ nào đó đã khiến không ít người viết phải chùn tay, tự mình rào trước đón sau kỹ quá. Kỹ đến nổi bạn đọc ngơ ngác chẳng hiểu ất giáp đầu cua tai nheo thế nào cả. Chúng ta chưa có những nhà văn hì hục viết tác phẩm cho mai sau. Đời sau. Người sau. Cứ viết, nay không in, được dăm năm sau, mươi năm sau nữa in. Miễn bản thảo không bị biên tập cắt xén thành ái nam ái nữ. Chúng ta nôn nóng. Chúng ta vội vã. Không ta không bền chí. Viết để in. In được, phải uốn éo. Phải lách. Phải lạng. Phải né. Không dám phóng ngòi bút đi sâu vào tận cùng tử cung của đời sống. Chỉ lép nhép mép rìa cỏ dại, chỉ nhấp nghé ngoài lề hang sâu. Đã thế thái độ, động tác lại thận trọng quá. Chỉnh chu quá. Bạn đọc thời nào cũng vậy. Khó có thể đánh lừa được họ. Dẫu là đánh lừa qua các chiêu trò thời thượng. Nếu được, chỉ một lần. Do không dám nói thật, đọc thấy giả. Cái giả đang tràn lan trên các dòng chữ. Ô hay! Y có hay hướm đi phê người khác? Chính y cũng đang giả đấy thôi. Từng tự thú:

Lên xe. Nổ máy. Rồ ga

Sao vượt qua được ta bà âm dương

Bánh xe dằn vặt mặt đường

Linh hồn thấp thỏm thất thường lo âu

 

Rú ga. Xe chạy. Về đâu?

Mặt đường toang hoác nát nhầu mặt tôi

Vật vờ như cá đang trôi

Ồ trên đại lộ mày bơi hướng nào?

 

Hướng A cây đã ngã nhào

Hướng Ă dị nghị bị rào bốn bên

Hướng  bầm dập gập ghềnh

Hướng nào vọng lại vang rền tiếng thơ?

 

Hướng tôi ngầy ngật ngất ngơ

Rú ga nghễnh ngãng vu vơ chạy hoài

Trái tim lạnh cóng sóng soài

Bật ra khỏi ngực rớt vào hư không


Một ngày lơ láo lông nhông

Xác thân làm biếng viển vông thời giờ

Tôi đi tìm kiếm nàng thơ

Bây giờ biết đến bao giờ gặp em?

(11.IX.1996)

Chính y cũng đang giả đấy thôi. Hay ho gì mà phê người này, bình người nọ? Đấy, ngay cả viết Nhật ký, viết cho riêng mình nhưng nào có dám nói sự thật đâu. Mà thôi, sự thật của y không đáng cho bạn đọc quan tâm, viết lại làm gì? Y quan niệm, trang nhật ký của một người phải gắn với cái chung của đời sống, sự quan tâm chung của mọi người, nếu không cũng chỉ là những ghi chép vụn vặt, tầm thường. Bạn đọc không cần những kể lể tầm thường đó, huênh hoang đó. Vậy y viết để làm gì? Thưa, chỉ là cách ghi lại những suy nghĩ trong một ngày. Suy nghĩ ấy có thể giúp ích người đọc một điều gì đó. Bằng không, cũng là lúc giúp họ giết thời gian vậy. Giết thời gian dễ à? Không đâu. Y đã giết bằng cách nào?

bây giờ thơ đã về chưa

thời gian tôi giết đã vừa một đêm

ngoài sân bướm trắng bay lên

trong tôi náo động thác ghềnh bủa vây


giết thời gian buổi sớm mai

nghe vu vơ nắng rơi đầy mái hiên

giết thời gian của tình duyên

tôi nghe sám hối mọc trên hình hài

 

giết thời gian giết mây bay

cõi nhân sinh vỗ cánh quay về trời

bàn chân còn bước rong chơi

hôn thơ một chút giữa trời đổ mưa

(14.XI.1998 - IX.2001)

Thương nhớ online mỗi ngày là cách giết thời gian đấy thôi. Phải không nàng? Viết Nhật ký cũng là cách giết thời gian. Những trang Nhật ký vừa xong, y đều post lên facebook. Dần dà y phát hiện ra được thói quen của không ít người. Rất máy móc. Vô hồn. Sợ nhất trên đời vẫn là thói quen từ cảm xúc. Vừa past đường link, chưa kịp ráo mực, chỉ nháy mắt chưa đầy một giây đã xuất hiện “like”. Bố khỉ. Bèn cười khẩy. Đã đọc chưa mà nhấn cái nút ấy? Chỉ là thói quen.

Cái thói quen từ cảm xúc dẫn đến cái giả.

Cái giả đang tràn lan từ cách viết đến trò chuyện. Đã trở thành công thức. Công thức trong sáng tác là điều tệ hại, tồi tệ nhất. Mấy hôm nay, bò ra giường đọc và chấm thơ dự thi về chủ đề viết về nông thôn mới. Bèn cười một mình. Cười lấy chính mình. Bởi cái công thức ấy đã thâm nhập vào trong từng bài thơ. Từng câu thơ. Không phải cuộc thi này. Cuộc thi khác cũng thế. Đọc xong cứ như đang sống dưới thời vua Lý Thái Tổ, vua Lê Thánh Tôn… Ngảnh mặt qua thấy từ này, ngó mắt lại cũng chữ ấy. Sáo rỗng. Khẩu hiệu. Có những bài diễn văn, những bản báo cáo người ta chỉ cần thay đổi mốc thời gian, địa điểm là có thể sử dụng dài dài. không hề lỗi mốt, vẫn model như thường. Chẳng giúp gì cho nhận thức mới, cũng chẳng hại gì cho xu thế đổi mới của thời đại! Cứ thế, năm nào sử dụng cũng ổn tất.

Sáng nay tình cờ đọc vào mạng shtyle.fm, đọc một “chuyện ngắn” trên trang của Art Minh. Đọc xong cười tủm tỉm. Cười vì nó không giả. Nó thật. Thật bởi cảm xúc thật. Suy nghĩ thật. Đố các bài văn mẫu đang in bán tràn lan đầu độc cả mấy thế hệ học trò có thể làm viết được chân thật như thế này. Còn lâu. Nguyên văn như sau: “Một hôm, tôi đến thăm bạn đang dạy học tại vùng núi. Cuộc sống ở đây tuy khó và khổ vì đường xa thiếu thốn, song nhờ trò sáng dạ và chăm học nên không đến nỗi làm người dạy nản lòng.

Tối đến, khi ngồi cạnh bạn đang chấm bài. Rảnh tiện tay tôi lôi thử một số bài ra xem. Bài kiểm tra tập làm văn. Đầu đề ghi “Nguyện vọng của em”. Hầu như cũng giống thời của bọn tôi là ai nấy đều muốn làm thầy, cô giáo, và nhà khoa học cả… Riêng tình cờ thấy có một bài với dòng chữ ghi: “Nguyện  vọng của em là làm một con chó”. Ngạc nhiên và hiếu kỳ, tôi đọc thấy ghi tiếp: “Bố đi xa rồi, nhà chỉ còn mẹ và em. Ở đây đêm rất tối, nghe nói đêm về, thường có ma. Ma không dám vào nhà nào có chó. Nhà em lại không nuôi chó. Nên em mong làm chó để có thể ngày đêm trông giữ nhà, và mẹ sẽ không phải sợ hãi nữa...”.

Đọc thấy thương quá. Trong trẻo quá. Hồn nhiên quá. Chân thật quá. Nếu là giáo viên, chấm bài luận cỏn con học trò này, y sẽ  điểm 10. Nhờ bài luận văn này, sáng nay, y đã sung sướng lặp lại câu slogan của y vừa đăng ký ở Trung tâm bảo hộ quyền tác giả Việt Nam chi nhánh TP.HCM có hẳn hòi đóng dấu mộc đỏ tươi roi rói:

Đời, thế mà vui.Tongue out

 

L.M.Q

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Nhật ký 11.8.2013

 

Có buồn cười không?

Lẽ ra mỗi sáng chủ nhật, được quyền lững thững phố, lơn tơn phở, tào lao cà phê để giết thời gian như một gã tỷ phú cao hứng ném tiền qua cửa sổ máy bay. Ấy vậy mà, sáng nay cũng như mọi sáng chủ nhật khác, y chỉ có một lựa chọn: ngồi nhà. Sáng nay, ngồi nhà ngẫm nghĩ tìm câu trả lời, tại sao đàn ông khóc, lúc họ khóc thì sao? Bạn đọc cần thì viết. Đang viết ngon trớn, tin nhắn thúc giục một bài thể loại khác. Gấp à? Cho số ngày mai. Vậy dừng lại cái này. Qua viết cái kia. Đang vừa bắt nhịp ngon trớn, chuẩn bị viết lại điện thoại. Không nhớ gì ngày hôm nay à? Ngày gì? Ngày giỗ của nhà yêu nước Nguyễn An Ninh. Thế là xếp lại mọi thứ. Chưa nên trò trống gì. Đã buổi sáng. Đã nửa ngày. Hăng hái, xăng xái cũng chẳng đâu vào đâu. Biết thế, từ sáng sớm phóng xe xuống phố luôn thì có khoái hơn không?

 

ong-ba-NAN

Bàn thờ ông bà "nhà yêu nước vĩ đại" NGUYỄN AN NINH

 

Trưa nay, gặp lại vài người bạn quen trong tiệc giỗ. Cách đây đã mấy năm rồi? Ngày ấy, bắt tay vào viết tiểu thuyết lịch sử Nguyển An Ninh - Dấu ấn để lại. Mỗi chiều, trời cũng mưa thất thường như chiều này, y phóng xe lên nhà ông T, con trai cụ Nguyễn An Ninh tranh thủ đọc các tài liệu và ghi chép. Trời, cái thời đó sao lại cần mẫn đến thế? Đến một lúc nào đó, khi nhìn lại những gì đã viết, có lẽ câu đầu tiên bật ra trong óc các nhà văn vẫn là: "Ủa? Sao cày khỏe thế?". Như trâu cày chứ chẳng đùa. Tháng trước, ngồi ăn sáng với anh Văn Lê, đạo diễn Lê Hoàng. Cầm tập sách mới Mỹ nhân, anh Văn Lê vừa tặng, Lê Hoàng hỏi về nhuận bút. Nghe xong, anh ta bảo: "Có cho tôi gấp mấy tiền đó, chỉ để ngồi chép lại thì tôi cũng xin chào thua". Nghe xót nhưng đúng. Tập tiểu thuyết, viết ròng rã mấy năm trời, chẳng bõ bèn gì khoảng tiền nhuận bút. Ấy vậy, vẫn cứ viết. Không phải nghề. Cái nghiệp đó.

Lúc ăn giỗ, gặp anh Nguyễn Nghị - người làm chủ bút báo Đối Diện lừng danh, năm đó anh chỉ mới 30 xuân xanh. Anh hứa sẽ cho mượn lại bộ tạp chí này. Tạp chí Xưa & nay và y sẽ đem photy. Cả thẩy chừng 120 số. Để hiểu rõ một giai đoạn chính trị xã hội, văn hóa của miền Nam từ thập niên 1960 đến 1975, có thể không đọc cái này, cái kia nhưng không thể không đọc 3 bộ tạp chí này: Đối Diện, Trình bày, Đất Nước. Đã qua rồi cái thời làm báo oanh liệt thuở ấy. Cái thời người làm báo, viết báo đã tạo dựng nên một phong cách làm báo, viết báo kiểu Sài Gòn, chỉ Sài Gòn mới có mà trước đó cả nước không có, sau này chưa có.

Chỉ đưa vài ví dụ nhỏ: Tờ Đối Diện khi ấn hành công khai có giấy phép số 567 BTT - BC - HC, thường xuyên bị thu hồi, Linh mục Chân Tín - chủ nhiệm báo phải "vác chiếu hầu tòa" vì đã cho in nhiều bài không có lợi cho chế độ đương thời. Khi bị cấm xuất bản, họ vẫn tiếp tục ấn hành bằng cách quay ronéo, ngang nhiên ghi: "Tòa soạn CP Box 334 Sillery. P.Q/ Canada. Giấy phép số: Đ.11 HĐBL ngày 27.1.1974. Bổ túc bởi Đ.9 TCC ngày 13.9.1973". Ta hiểu, HĐBL là họ căn cứ vào Điều 11 của Hiệp định Paris, tự do ra báo. Tò mò hỏi thêm, anh Nguyễn Nghị cho biết, lúc ấy các số báo in chui này thực hiện ở Bến Gỗ (Đồng Nai), sau đó bí mật chuyển về Sài Gòn phát hành! Hoặc tạp chí Đất nước dám làm nguyên số báo thông tin về Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc Người từ trần (số báo 14, phát hành tháng 10.1969) v.v... Nghĩ sâu xa hơn, đây là sự tiếp nối phong cách và tinh thần nhà yêu nước Nguyễn An Ninh khi ông làm tờ Tiếng chuông rè thập niên 20 của thế kỷ XX tại Sài Gòn.

 

DSCN0337R

Từ phải: Bà Minh - con gái cụ Nguyễn An Ninh, nhà thơ Lê Minh Quốc, nhà văn Trầm Hương, nhà báo Nguyễn Hạnh- phó TBT tạp chí Xưa & Nay, nhà báo Nguyễn Nghị

 

Chiều qua mưa dữ dội. Như mọi lúc đã đi ăn. Mưa nên ngại. Ngồi nhà lướt web. Đọc tin, xem Cận cảnh đền thờ Hai Bà Trưng bị đốt phá trên TNO buồn ghê gớm. Muốn khóc. Ai đã xem mà không buồn? Hãy tin là thế. Nguyên văn như sau:

“Đền thờ Hai Bà Trưng tọa lạc trên một đồi thông đẹp ở thôn 3 xã Mê Linh, H.Lâm Hà (Lâm Đồng) bị kẻ xấu đốt phá nhưng chưa tìm ra thủ phạm.

Ông Đào Xuân Dũng, Chủ tịch UBND xã Mê Linh (Lâm Hà), cho biết đền thờ Hai Bà Trưng và cổng tam quan được người dân đóng góp xây dựng từ năm 2002. Năm 2010, được nhân dân H.Mê Linh (Hà Nội) tài trợ 1,1 tỉ đồng, xã xây thêm nhà trung tế, nhà khách và hệ thống bậc cấp từ chân núi lên tới đền. Theo ông Nguyễn Đình Trọng,Trưởng ban Văn hóa xã Mê Linh, sáng 31.7 đại diện Hội người cao tuổi của xã vẫn lên đền dâng hương tôn kính Hai Bà Trưng. Nhưng đến sáng 2.8, người dân phát hiện đền bị đốt phá tan hoang.

Có mặt tại hiện trường, PV Thanh Niên Online chứng kiến có 8 trong số 12 cánh cửa vào nhà trung tế bị đốt cháy, một tủ đựng trang phục và một hòm đựng dụng cụ tế lễ; một đôi lục bình, trống khẩu, chiêng, cờ cũng cháy rụi. Một mảng tường lớn và nền nhà của ngôi đền bị bong tróc hoặc cháy đen, rất may lửa chưa bén vào hậu cung nơi có tượng và bàn thờ Hai Bà Trưng.

Cũng theo ông Dũng, do không có người trông coi nên ngôi nhà khách, ghế đá, cặp voi trước đền bị đập phá nhiều tháng trước, cổng tam quan bị vẽ bậy viết bậy... Nay, kẻ xấu lại dám đốt cả đền. Ông Nguyễn Đình Trọng cho biết thêm: “Đền thờ Hai Bà Trưng mang giá trị tâm linh, văn hóa rất lớn đối với những người con Mê Linh (Hà Nội) xa xứ, đang lập nghiệp tại vùng đất Lâm Hà, đã khiến người dân bất bình và bức xúc”.

Viết thêm lời bình gì đây?

Trên đời có những việc cứ chần chừ rồi tắc lưỡi cho qua. Im lặng. Mũ ni che tai. Riết rồi cũng thành kẻ vô cảm. Lạc loài trên chính xứ sở mình. Bàng quan. Vô trách nhiệm. Không quan tâm. Cứ như chuyện của ai đó. Chẳng là của mình. Buồn bởi sự vô vọng ấy đang hình thành dần trong ý thức. Của nhiều người à? Nói nghe phát ghét. Không, của chính y. Một vết dầu loang. Đang loang dần. Loang dần. Lúc ấy, ngoài trời vẫn mưa như trút. Sấm sét ầm ầm.

Chiều nay trời vẫn mưa tầm tã. Sài Gòn thật lạ. Dù mưa bão bùng nhưng lúc vào giường ngủ cũng phải máy lạnh. Phải mở cửa sổ. Đón gió lùa vào. Nửa đêm, sực tỉnh bởi tiếng gà gáy ó o. Xem đồng hồ, 2 giờ sáng. Tiếng gà trong thành phố lúc ấy nghe bình yên dân rơm rạ lạ thường. Có nhiều câu thơ hay về tiếng gà. Nằm trong bóng đêm nghĩ lan man với Huy Cận:

Tuổi thơ gà gáy ran đầu bếp

Trâu dậy trong ràn, em cựa nôi.

Vẫn nhớ Hàn Mặc Tử:

Tiếng gà gáy rụng trăng đầu hạ

Tôi hoảng hồn lên giật sững sờ

Vẫn thích. Thích nhất với Trịnh Công Sơn:

Về trên phố cao nguyên ngồi

Tiếng gà trưa gáy khan bên đồi

Ca khúc sống dai dẳng trong tâm trí, thức dậy trong nỗi nhớ nhiều lần nếu nó có gắn với một kỷ niệm. Khó quên vì tình tự. Nỗi nhớ bởi hoang mang. Kỷ niệm của ngày tháng rong chơi mở đầu phù du thân xác mê hoặc đúng vào thứ Sáu ngày 13 Đức Mẹ về trời. Trưa ấy, nắng xanh biêng biếc như tình tự của một cuộc tình vô nhiễm nên đã nghe vọng lên tiếng gà trưa từ bên kia chập chùng đồi và lô xô mái nhà cổ kính trong một khu biệt thự cũ. Đà Lạt. Gió phất phơ ngoài khung cửa gỗ những tờ lụa trắng mỏng khiến chăn gối kia la đà và loãng một mùi hương lững thững phiêu du khi khởi đầu một sự dâng hiến đến tận cùng địa ngục.

Đêm qua, tiếng gà vẫn gáy. Chỉ dăm ba lần rồi im bặt. Rạng sáng lại nghe. Lần này lại khác. Nghe tiếng gà đuổi theo nhau tạo nên một vùng âm thanh rạo rực lạ thường. Hồi nhỏ đi học thích nhất nhìn cái hình minh họa trong sách giáo khoa ngộ nghĩnh, thân mật. Vẽ một chú gà trống đứng trên chuồng, ngửa cổ gáy từng chuỗi âm thanh tròn loang dần lên cao và phía sau mặt trời tròn nhú dần lên. Tự nhiên nhìn cái hình ấy, cứ nghĩ mỗi ngày chú gà trống đều có nhiệm vụ thổi mặt trời lên… Cũng như y mỗi ngày có nhiệm vụ phải ngồi vào bàn viết.

Để làm gì?

Để thỉnh thoảng tự cười vào mũi mình: “Có buồn cười không?”.

 

L.M.Q

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Nhật ký 10.8.2013


Y có thông minh không?

Hỏi như thế bằng thừa. Khen phò mã tốt áo làm gì. Để khách quan, công bằng, không thiên vị và rất khiêm tốn, y bèn vắt tay lên trán mà rằng: “Rất thông minh”. Nói có sách, mách có chứng. Ngày thứ Sáu tuần rồi, thức dậy đọc tin nhắn: “Sáng mai, 8g anh rảnh không mời anh cà phê”. Ngay lúc đó đã 8g, trong đầu chợt nghĩ, ngày nào, sáng nào cũng cà phê. Vậy lời mời này, chỉ có thể diễn ra lúc này. Bèn trả lời: “Trễ hơn được không em? Bây giờ, anh mới đọc tin nhắn”. Câu trả lời: “Sáng mai mà!” À! Đọc kỹ lại. Thì ra thế. Vậy mà con số 8g30 đã nằm trong đầu.

Sáng nay, thứ Bảy vẫn nhớ đến cuộc hẹn lúc 8g30. Trước lúc đi, nhìn đồng hồ đã gần 8g30 bèn vội vã nhắn: “Anh đang đi”. Câu trả lời: “Em đã đến, ngồi bên trong. Anh cứ thong thả đến vì em có việc phải đi lúc 9g30 rồi ạ”. Lập tức nghĩ, người bạn đã rời khỏi quán và hẹn gặp lại lúc 9g30. Vậy quay xe, thong dong với phở.

Đúng 9g30 bước vào quán cà phê, không thấy ai, y hiên ngang nhắn một cái tin đầy kiêu hãnh của người luôn đúng hẹn. Rất đúng hẹn: “Anh đã có mặt, 9g 30 nè”. Câu trả lời ra sao? Bạn tự đoán vậy.

Rõ ràng, y rất thông minh. Đúng không? Quá đúng!

Vì thế, sáng nay vui.

 

bien-hpoc-bong-1

 

Thêm một tin vui nữa. Báo PNCN số 30 sáng nay đưa tin: “Nhà văn Đoàn Thạch Biền tìm… 100 triệu đồng: Không phải chuyện mất của mà tác giả nổi tiếng của những cuốn sách về lứa tuổi chớm yêu này đang vận động các nhà hảo tâm, bạn bè, đồng nghiệp, gom góp tiền để chuẩn bị chuyến đi trao học bổng cho học sinh nghèo các tỉnh Tây nguyên. Đoàn Thạch Biền cho biết, kiếm được tài trợ chừng nào hay chừng đó, nếu đủ cho cỡ hai ba - tỉnh thì kết hợp đi một lượt. Ông cùng “ông bạn già” Nguyễn Đông Thức dự kiến sẽ đi trao ở mỗi tỉnh khoảng 20 triệu đồng, vị chi năm tỉnh sẽ là 100 triệu đồng, nhưng nếu không kiếm được nhiều thì đành phải chia phần học bổng thành các suất nhỏ hơn. Trước ngày leo lên xe đò lên đường trực chỉ Tây nguyên, hai ông bạn văn đang mong chờ nhiều nhà hảo tâm xuất hiện, để không chỉ giúp học trò nghèo mà còn cả thầy cô giáo khó khăn ở vùng sâu”.

À, vậy chuyến đi này hai lão “cao bồi già” đã không còn cưỡi gió bụi đường xa bằng ngựa già mô tô ngốn xăng như uống nước lã. Chuyến đi trước, hai anh đã chuyển đến tận tay các học sinh nghèo hiếu học ở vùng sâu, vùng xa miền tây Nam bộ gần 300 triệu đồng. Thế mới biết tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” luôn trường tồn trong tâm thức người Việt.

Chơi với nhau nên biết chi tiết này, do đã hai lần phải mổ khớp háng nên ông Ngọc trong đá mỗi khi muốn vệ sinh cá nhân không thể “ngồi xổm”. Nói ra, nghe thô nhưng là vậy. Vì vậy, đi về những vùng xa phát học bổng, có lúc cả hai anh phải quay ngược lại vài chục cây số để tìm phòng trọ tiện nghi hơn. Bất kể lúc ấy mưa to hay gió lớn; nắng sớm hay chiều tà... Lại có chi tiết hay, khi hai anh phát học bổng, có nhiều em cầm tờ năm trăm ngàn đồng mới toanh đã lễ phép cám ơn và… trả lui! Ủa? Sao kỳ dzậy? Vì tưởng... tiền giả! Các em cả đời, từ thuở cha sinh mẹ đẻ chưa hề thấy tờ giấy bạc này. Lại có chi tiết hay, ngày nọ trên facebook, ông Vĩnh biệt mùa hè báo tin, đã đặt chân đến rạch… Xẻo Bướm! Chà, cái tên nghe ngồ ngộ mà cũng đáng yêu quá chừng chừng. Thế nào là Xẻo bướm? Phải hỏi anh bạn Ths.BS Mai Bá Tiến Dũng - trưởng khoa Nam học của Bệnh viện Bình Dân chăng? Phải hỏi ông bạn bác sĩ Thắc mắc biết hỏi ai Trần Bồng Sơn đang nhập hộ khẩu tại Chín Suối chăng? Không, cứ hỏi ông Thức đi. Nếu có ai chịu khó ghi lại (giải thích được càng hay) các địa danh quê mình, ắt sẽ là tập sách cực lý thú, sẽ góp phần cho thấy sự phong phú, linh hoạt, biến hóa, sáng tạo, trong sáng của tiếng Việt. Chẳng hạn, vài địa danh ở miền Nam: rạch Tắc Cậu, Củ Tron, Bãi Háp, bàu Ót Giang, quận Phong Nẫm, Cầu Kè,  cửa biển Cái Cát, Cần Vọt, kinh Bò Ót, kinh Bà Bèo, kinh Lắp Vò, rạch Lá Buôn, vàm Trâu Trắng, Xoài Hột, Xoài Mút, vàm rạch Trà Lọt, Xẻo Gừa, rạch Cái Thia, rạch Chợ Đệm, Chắc Cà Đao, cù lao Tân Cù, kinh Bảy Ngàn, Cái Răng, bãi Háp, giồng Chùa Chim, hòn Cổ Cót,  v.v... Chưa hiểu nghĩa, chỉ mới đọc lên đã nghe âm vang quê kiểng, thân thương lắm lắm... Nghe mát cả lỗ tai. Đọc sướng cả miệng.

Vui là biết hai lão “cao bồi già” đã ghi chép khá nhiều lời ăn tiếng nói của bà con Nam bộ mình. Chắc chắn sau này, hai anh sẽ viết những trang du ký hấp dẫn.

Với nhà văn, dù đi với bất kỳ mục đích gì nhưng lúc nào cũng không quên "tác nghiệp". Đi là ghi chép. Đi là quan sát. Đi là chiêm nghiệm. Đi là liên tưởng. Đi là thu thập lời ăn tiếng nói của bà con vùng miền khác. Làm giàu thêm vốn từ. Nhà văn Tô Hoài vốn rất ý thức “tu luyện” chữ nghĩa. Không tin, cứ lật sổ tay ghi chép của ông: “Trong Truyện Kiều có chữ “áy” (Một vùng cỏ áy bóng tà, không  biết nghĩa chữ áy thế nào, mới đọc đã cảm thấy man mác, thấy buồn). Phải đến dịp cuối năm vừa rồi, tôi về Thái Bình, nghe người trong làng nói: “cỏ áy, mạ áy” mới biết tiếng “áy” là của bà con đồng ruộng Quỳnh Côi, quê vợ Thái Bình - khi thất thế, Nguyễn Du đã nhiều năm ở quê vợ”. Lại dịp khác, thay vì nói "mạ nhú" ông học được  của bà con nông dân Bắc bộ một từ khác, ấn tượng hơn, tình cảm hơn: " mạ ngồi". Có thể tìm thấy vô số các ví dụ thú vị nữa. Vừa rồi có đọc thông tin này, liên quan đến ông Dế mèn phiêu lưu ký: “Tính ra nhà văn có đến cả trăm cuốn sổ hồi ký được viết theo từng ngày, từng giờ, có chồng giấy bản thảo cao đến cả sải tay. Một nửa số đó ông giữ trong nhà, còn một nửa ông gửi Cục Lưu trữ quốc gia. “Vậy mà, phải đến 20 cuốn sổ bị nhòe mực. Ðành giữ để làm kỷ niệm. Số sổ ấy nhà thơ Hữu Thỉnh đã đăng ký: Khi nào bán chúng thì gọi cho ông ấy để ông ấy cho vào bảo tàng văn học” - khẽ chép miệng, Tô Hoài tiếc”.

Trở lại chuyến đi của hai cao bồi già. Nói rộng ra là chuyến đi khác cũng tương tự: Đi vì sự chia sẻ “lá lành đùm lá rách”. Tinh thần nhân ái này bao giờ cũng cần ươm mầm trong cộng đồng. Nhất là thời buổi này. Rất cần khi mà sự vô cảm đang dần dà tha hóa con người. Rất cần bởi lúc này, nếu "Lục Vân Tiên thọ nạn giữa rừng", chuyện gì sẽ xẩy ra? Người bạn thơ quá cố La Quốc Tiến trả lời:

Có một lão già mù ăn xin ngân nga các đoạn Lục Vân Tiên

trên những chuyến phà ngang Rạch Miễu

Có một gã thanh niên say rượu ghếch chân lên thành lan can đứng tiểu

Có cô con gái móc bóp lấy chiếc gương soi và tô lại mặt mình

cùng lúc lão già mù bắt đầu ngân nga:

"Trước đèn xem truyện Tây Minh..."

Có đứa bé gái mải mê với chiếc chong chóng giấy màu sặc sỡ

Có một bà già thọt chân gánh bó củi dừa ngồi than thở chuyện củi nặng... đường lầy... gạo đắt

Có gã trung niên vận jean ngồi nhóp nhép kẹo cao su

Có những chị bạn hàng thản nhiên bóc vỏ những trái chuối

nhét vào cổ chú gà tơ đến nỗi trợn trừng

Không có ai

cam đoan là không ai hay tin:

"Lục Vân Tiên đang thọ nạn giữa rừng"

để tỏ chút âu lo cho con người trung nghĩa

Tôi móc gói thuốc ra

tôi hút

điếu thuốc đen tắt ngóm nửa chừng

mẹ nó! Thuốc dỏm

Phà vẫn chạy

máy vẫn nổ

sóng vẫn vỗ

tôi dựa vào ghế ngủ gà ngủ gật

khi giật mình mở mắt

lại nghe:

“Lục Vân Tiên đang thọ nạn giữa rừng”

Rừng ở đâu mà dày thế nhỉ?

trên chuyến phà tôi đi

dường như cũng có một khóm rừng

mà những cái cây sao mà trơ trọi

những cái cây đã phai mất hơi rừng

Phà vẫn chạy khàn giọng

lão già mù vẫn ngân nga

gã thanh niên say rượu vẫn càm ràm điều gì như là oan ức

cô gái vẫn tiếp tục soi gương

như cố khám phá một điều gì đang lẩn trốn trên khuôn mặt

đứa bé gái đã ngủ

chiếc chong chóng vẫn xoay

bà già thọt chân vẫn ngồi than thở

gã trung niên vẫn làu bàu với kẹo cao su

những con gà tơ vẫn ngủ gà ngủ gật

sau khi nuốt xong bữa tiệc chiêu đãi cuối cùng...

Không có ai

cam đoan là không ai hay tin:

"Lục Vân Tiên đang thọ nạn giữa rừng"

Ngày nọ, Hội nhà văn TP.HCM làm tập thơ giấy dó kỷ lục, bán đấu giá thu về tròm trèm 300 triệu đồng, y, bạn thơ Trương Nam Hương cùng anh em trong Hội đồng Thơ sang nộp cho Mặt trận Tổ quốc ở đường Mạc Đĩnh Chi, nhờ chuyển cho các em bị chất độc da cam. Họ hờ hững bảo, cái này, đối tượng này phải đem qua Hội Chữ thập đỏ. Hỏi, vậy chúng tôi nhờ các anh chuyển giúp? Câu trả lời: “Không”. Không là không. Anh em lủi thủi ra về. Nói như nhân vật của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong tác phẩm Cho tôi một vé đi tuổi thơ :“Buồn ơi là sầu”.

Thế thì, cái tin trên báo PNCN sáng nay, đọc xong, lòng thấy vui. Vui, bởi y luôn xác tin trên đời, chắc chắn vẫn còn nhiều, rất nhiều người có lòng, có tâm. Lòng ấy, tâm ấy không vì lý do tích thiện. Không vì động cơ tích đức. Chẳng để làm gì. “Để gió cuốn đi”. Nhẹ nhàng. Thanh thản. Vui, vì xác tin ngày sẽ có  thêm nhiều quán cơm Nụ cười, giá chỉ 2 ngàn đồng một suất; sẽ có thêm nhiều nồi cháo loãng mỗi ngày phục vụ miễn phí bệnh nhân ung thư v.v…

Vui và xin chúc hai lão nhà văn “cao bồi già” thuận buồm xuôi gió. Thẳng bước lên đường. Lên đường trao học bổng với số tiền của các nhà hảo tâm gửi đến các em học sinh nghèo hiếu học ở Tây nguyên luôn suôn sẻ. Lên đường bằng tinh thần nghĩa hiệp, khí khái như gã anh hùng Từ Hải lụy tình, mê gái số một trong văn chương nhân loại:

Trông vời trời bể mênh mang

Thanh gươm yên ngựa lên đàng thẳng dong

Còn gì vui nữa không?

 

thoa-vevantai-ban

 

Có chứ. Sáng nay, trên báo Thể thao & văn hóa, đồng nghiệp Trần Hoàng Nhân đưa tin:Tác giả Chị Đẹp: Sách tái bản mà mình không có:Cuốn sách Ve vãn Sài Gòn của tác giả Chị Đẹp - bút danh của blogger Lê Phương Thảo - vừa được NXB Trẻ và Tủ sách Tuổi trẻ tái bản lần thứ nhất. Cuốn sách này viết về Sài Gòn loanh quanh trong các con đường ở trung tâm Q.1, TP.HCM.

Ve vãn Sài Gòn ra mắt vào ngày 22/6 vừa qua và chỉ mới hơn một tháng đã tái bản chứng minh rằng: sách viết về Sài Gòn xưa và nay thu hút người đọc không kém gì sách viết về những địa danh nổi tiếng khác.

Ve vãn Sài Gòn tái bản nhưng tác giả Chị Đẹp “không có cuốn sách nào trong tay”. Lý do blogger Lê Phương Thảo đang ở Mỹ vì chị là Việt kiều định cư ở đây. Tuy sống ở Mỹ, nhưng mỗi năm Lê Phương Thảo về Sài Gòn làm việc trong ngành thiết kế thời trang nhiều tháng ròng. Được biết, do nôn nóng muốn cầm trên tay cuốn sách của mình vừa được tái bản, đầu tháng 9 này Chị Đẹp sẽ bay về Sài Gòn trước dự định”.

Đọc xong tin này, bèn lật Truyện Kiều ra bói. Ứng vào hai câu 545+546:

Gìn vàng giữ ngọc cho hay

Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời

Vậy là vui. Với ba lý do đáng để vui, y khiêm tốn, vâng, xin nói nhỏ rằng, lúc nào y cũng khiêm tốn, rất khiêm tốn nên tự cho phép mình sáng nay được quyền hất cái mặt lên trời, tự nhủ:

Đời, thế mà vui.

 

L.M.Q

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Nhật ký 9.8.2013

 

Quyển sách đó nằm chỗ nào? Có trời mà biết. Trước sách ít, còn ngăn nắp, phân loại dễ tìm. Nay vô phương. Bốn bề là sách. Biết tìm đâu? Quyển sách này có in nhiều bài diễn văn nổi tiếng của các nhân vật lừng danh. Trong đó, có Adolf Hitler. Chỉ đọc qua bản dịch nhưng rõ ràng Hitler có lối trình bày vấn đề rất lôi cuốn, thoạt đầu có những điều ta không tin, còn nghi ngờ nhưng dần dà lại bị thuyết phục. Với Hitler, chủ nghĩa phát xít Hitler là một tội ác, bởi đã xiển dương một quan niệm man rợ về chủng tộc: Có chủng tộc “thượng đẳng” và ngược lại. Vớ vẩn. Trên trái đất này mọi dân tộc đều bình đẳng. Các màu da đều bình đẳng. Các sắc tộc nào cũng có Thiện và Ác. “Cái Đẹp và cái Thiện liên kết mọi người. Cái Ác và cái Xấu chia rẻ họ” (L. Tolstoi). Mẫu số chung ấy, giá trị ấy bất biến, hiểu thế, để thấy rằng địa cầu vốn không phân chia biên giới. Từng chủng tộc người phân chia ranh giới địa lý vùng miền và sẵn sàng bảo vệ từng “tấc đất, ngọn rau, ơn chúa” đến hơi thở cuối cùng.

Sáng dậy sớm, ngồi nghĩ vẩn vơ một chút về chuyện đó, bởi trời đang đẹp và cũng do đọc mẩu tin về bộ ảnh đồ họa "The Difference Between Hanoi and Saigon" (Sự khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn) của Lê Duy Nhất -27 tuổi, sinh viên thiết kế đồ họa. Chắc chắn địa lý vùng miền, văn hóa, sắc tộc… ảnh hưởng rõ rệt đến tính cách con người. Đành rằng, bất kỳ sự so sánh nào cũng khập khiểng nhưng nếu nhìn ở góc độ trào lộng, tếu táo vẫn có thể chấp nhận được. Chấp nhận bởi so sánh để làm rõ hơn nữa khái niệm của sự vật, chấp nhận nó chứ không phải miệt thị, đối kháng, phê phán, dè bĩu.

Thử hỏi, Đông - Tây có khác nhau không?

Ông Yuan Zuzhi (1827-1898) người Trung Quốc, sang châu Âu năm 1883 rút ra vài điều như:

“Ở Trung Quốc, hôn hít là một trò dâm uế; ở phương Tây ôm nhau, hôn vào miệng là một cử chỉ lịch thiệp và tôn trọng nhau.

Ở Trung Quốc, phụ nữ mặc quần áo để bảo vệ thân thể, họ sẽ cảm thấy hết sức hổ thẹn nếu để lộ một phần nào đó của thân thể; ở Viễn tây, phụ nữ để hở vai, hở ngực nhưng không để ai thấy được đồ lót của mình.

Ở Trung Quốc, vai trò của người đàn bà là phục vụ, săn sóc chồng; ở phương Tây, chính người vợ lại ra lệnh, điều khiển, người chồng phải vâng theo. Phụ nữ Trung Quốc cảm thấy bất bình, tủi nhục khi bị ngắm nghía, bình phẩm về nhan sắc. Ở phương Tây, phụ nữ lấy làm thích thú khi được bất cứ ai ngắm nghía, quan sát tỉ mỉ cho đó là một vinh dự.

Ở Trung Quốc, món chính được ăn trước, sau đó mới đến các món canh; ở Viễn Tây, món súp lại được đưa ra trước.

Gọt vỏ trái cây, rau củ, người Trung Quốc đưa lưỡi dao ra phía ngoài; người phương Tây đưa lưỡi dao về phía mình.

Ở Trung Quốc, màu trắng là màu tang tóc, màu đỏ là màu của cưới xin, của việc vui mừng; ở phương Tây màu trắng là màu của cưới xin vui mừng, còn màu đen là màu tang tóc.

Ở Trung Quốc, các gia đình khá giả trích trữ thóc lúa, hàng hóa đầy nhà kho; còn ở phương Tây thì các nhà giàu đua nhau gửi tiền ở ngoài.

Ở Trung Quốc, người ta rửa mặt và tay sau khi ăn; ở Viễn Tây thì rửa rồi mới ăn”.

Cái sự liệt kê này có thể còn dài ngoằng nữa, nhưng thôi. Bàn chuyện "nhà mình" vẫn hay hơn. Gần đây, người ta thường so sánh giữa Sài Gòn và Hà Nội. Đã đọc đâu đó. Nhớ nhớ quên quên. Sau đây, ý kiến của nhiều người, từ nhiều nguồn. Chắc gì đã đúng nhưng không phải là không thú vị. Còn tranh cãi chán. Ngẫm lại có đúng không?

Hà Nội: Đạp xe chở hoa đi bán dạo; Sài Gòn: Hoa bán trong nhà.

Hà Nội: Món ăn đường phố là gánh hàng rong; Sài Gòn: Dùng xe đẩy.

Hà Nội: Ngày Tết hoa đào; Sài Gòn: Hoa mai.

Hà Nội: Mưa kéo dài dầm dề giống tính tình cô gái Hà Nội âm ỉ, dai dẳng; Sài Gòn: Chỉ trong chốc lát, giống tính tình cô gái Sài Gòn đỏng đảnh nhưng mau quên (?)Tongue out.

Hà Nội: Khi ra ngoài phố ăn mặc chỉnh tề; Sài Gòn: Ưa sự thoải mái, tiện lợi.

Hà Nội: Nhiều hồ rộng; Sài Gòn: Nhiều kênh rạch, chỉ có mỗi… hồ Con Rùa (!)Foot in mouth

Hà Nội: Chiếc mũ cối bộ đội thời chiến tranh vẫn còn sử dụng; Sài Gòn: Không hề.

Hà Nội: Sử dụng cách nói nhiều ẩn ý, bóng gió, khéo léo sâu sắc, đằm thắm. Sài Gòn: Nghĩ gì nói nấy, thoáng, thoải mái, nói rồi là rồi.

Hà Nội: Món ăn nào của người Sài Gòn đã "nhập cư"?

Sài Gòn: Ngoài lẫu dê, cơm sườn, bánh mì lề đường, hủ tiếu, bánh mì bò kho… còn có các món ăn của Huế (bún bò, bánh căn, bánh bèo, bánh nậm), Nha Trang (bún cá), Tây Ninh (bánh canh Trảng Bàng), Vũng Tàu (bánh khọt), mì (Quảng Nam)... và tất nhiên cũng không thể thiếu các món đặc trưng của Hà Nội mà người Sài Gòn “kết model” như phở, canh bún, bún đậu mắm tôm, miến gà…

Hà Nội: Đi thong thả nhưng thỉnh thoảng vượt đèn đỏ. Sài Gòn: Đi hối hả tất bật nhưng luôn giảm tốc độ khi tới ngã tư.

Sài Gòn ít có phở quát, cháo chửi hơn Hà Nội. Tongue out

Người ta thích vào Sài Gòn sinh sống nhiều hơn ra Hà Nội

Hà Nội: Nhiều đánh giày; Sài Gòn: Nhiều bán vé số.

Hà Nội: Chuộng hình thức; Sài Gòn: Chú trọng nội dung, hiệu quả.

Hà Nội: Đi hai bước gặp một quán trà đá vỉa hè; Sài Gòn: Đi hai bước có một quán café.

Hà Nội: Buổi sáng, một cốc trà nóng vỉa hè; Sài Gòn: Một ly cafe đen nóng.

Hà Nội: "Tiệc tùng" ở hàng quán hạn chế, buổi chiều thường chỉ "lai rai" ở nhà. Sài Gòn: Bất kể lúc nào có thể, “chơi xả láng sáng về sớm”.Undecided

Hà nội: Có… cháo lòng tiết canh Laughing;  Sài Gòn: Có… KFC Laughing!

Hà Nội: Cơm bụi có bát nước rau dầm sấu không lấy tiền; Sài Gòn: Tô canh khổ qua hai ngàn rưởi.

Sài Gòn: Bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist cúi gập người chào bạn; Hà Nội: Bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn.

Hà Nội: Các bác xe ôm có thể mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ; Sài Gòn: Có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng bước vào Rex.

Hà Nội: Cốc trà đá của mấy bà hàng nước giá năm trăm đồng; Sài Gòn: Cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng miễn phí

Hai con đường đôi vắng vẻ với tán lá xà cừ rậm rạp đầy tiếng ve trong những trưa hè - giống nhau đến lạ: Đường Hoàng Diệu (Hà Nội) - Tôn Đức Thắng (Sài Gòn).

Khi hai cô gái cùng thích một món đồ giống hệt nhau, con gái Hà Nội: "Tớ với ấy cùng mua nó nhé?"; con gái Sài Gòn: "Ấy mua rồi à? Vậy tớ sẽ chọn thứ khác".

Khi nói với một cô gái: "Thế em có yêu anh không?", con gái Hà Nội: "Nếu nói không thì sao?"; con gái Sài Gòn: "Tại sao lại không nhỉ!"

Khi vừa thanh toán xong tiền cho cave, cave Hà Nội: "Cho em xin thêm 10 nghìn để còn đi xe ôm về?; cave Sài Gòn: "Em bớt cho anh 10 ngàn, lần sau nhớ kêu em nha..."

Hà Nội: "Dạ vâng!"; Sài Gòn: Đã "Dạ" thì khỏi cần "Vâng".

Hà Nội: Sở hữu rất nhiều tiền là giàu có; Sài Gòn: Giàu có là tiêu pha rất nhiều tiền.

Hà Nội : Cắt ngang trái chanh; Sài Gòn : Cắt dọc hai bên, bỏ phần giữa.

Sài Gòn: Tô hủ tíu mì được bưng ra với tô được đặt trên chiếc đĩa; Hà Nội: Bát phở gà được khuyến mại với ngón tay cái của con bé bưng bê vừa nhúng vào đó.

Cái sự liệt kê này có thể còn dài ngoằng nữa, nhưng thôi. Chiều nay mưa. Lại mưa. Trời đất thoáng mát. Ngắm mưa không? Hỏi chỉ để mà hỏi. Đã từ chối đi Đà Lạt với Fahasa nhân khai trương nhà sách ở đó. Xa quá. Nghĩ ngồi xe mất hút một ngày mà ngại. Ngó lại trên bàn, tập bản thảo thơ Dự thi chủ đề về nông thôn mới đang nằm chình ình. Tranh thủ đọc thôi. Sắp đến hẹn lại lên rồi. Chưa biết thù lao ban giám khảo bao nhiêu nhưng nhìn bản thảo đã ớn. Dày cộm. Chữ chi chít. Không có ai để rủ ngắm mưa thì đọc thơ vậy. Đã cuối tuần.

Sáng mai làm gì?

 

L.M.Q


Tái bút: Tình cờ vào facebook của Trần Hoàng Nhân thấy chữ viết của ai bay bướm quá, xinh tươi quá, thơ mộng quá nên bèn "tịch thu" luôn cái hình này .Cool


tran-hoang-nhan

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 50 trong tổng số 58