THÔNG TIN CÁ NHÂN Tiêu điểm Lê Minh Quốc LÊ MINH TÂM - Khêu ngọn đèn xanh - * Đám tang mợ Lý

LÊ MINH TÂM - Khêu ngọn đèn xanh - * Đám tang mợ Lý

Mục lục
LÊ MINH TÂM - Khêu ngọn đèn xanh
Quê nội
Một câu chuyện tình
Chú Vinh
Quê ngoại
Ông ngoại
Bà ngoại
Về nhà mới
Cậu Bảo
Cậu Thái
Cậu Thuận
Dì Ba
Hoạt động bí mật
Ngày ba tôi ra tù
Đổi tiền và cải tạo công thương nghiệp
Tự cứu lấy mình
Đổi mới
Phụ lục
* Sửa nhà ông ngoại (2013)
* Nghi lễ đời người
* Thiết lập bàn thờ tổ tiên tộc Lương tại Đà Nẵng
* Giỗ tộc Lương tại Quảng Nam
* Trùng tu nhà thờ tộc Lê tại thôn Kì Vỹ - Gia Khánh - Ninh Bình (này xã Ninh Nhất -TP. Ninh Bình)
* Đám tang mợ Lý
Tất cả các trang

Đám tang mợ Lý 

 

11150955_753224691442596_2138875516630121264_ndamtang-mo-L

 

Chồng Cô vợ Cậu chông Dì
Ba người ấy chết ta thì không tang .

Sao Mợ Lý chết con và anh Lương phải vào để tang cho Mợ hả mẹ ?

"Bọn bây lớn già rồi nhưng không hiễu hết đâu, để Mẹ nói cho mà nghe . Hồi lấy nhau Ba Mẹ mới lấy nhau cực lắm . Ông Bà Ngoại hồi cư về Đà Nẵng mua được miếng đất xóm Tân Thành bây chừ đó . Ông Cửu bên Phổ Đà - Phan Châu Trinh , dở nhà làm nhà gạch, kêu ông ngoại qua cho cái xác nhà tranh. Mấy Cậu và Ba bọn mi rủ thêm mấy người qua khiêng về. Ông ngoại mua thêm tranh phên lợp lại gia đinh mình tá túc". " Mẹ nói sao chứ đường đâu mà khiêng cái nhà to đùng về được?". "Bon con không biết hồi mới hồi cư về nhà cửa thưa thớt lắm, xa xa mới có cái nhà, đâu khoảng 1955 - 1956. Ông Ngoại, Ba mi và mấy Cậu xúm khiêng cái nhà băng qua đất trống về".

Tôi mường tượng được Đà Nẵng 60 năm về trước còn hoang vắng hơn những xóm nhà ở Hoà Phú - Hoà Ninh - Hòa Vang bay giờ.

"Mẹ, ba giờ sáng đã xuống chợ Hàn mua rau hành củ quả , cùng dì Ba dọn ra bán lẻ .Em, đứa nào cũng còn nhỏ chưa làm nên cơm cháo chi . Mẹ và Dì Ba phụ ông bà Ngoại nuôi mấy dì và mấy Cậu. Ba mi biết hớt tóc, hằng ngày xuống bờ sông Hàn che bạt kê ghế hớt tóc bình dân, cũng kiếm được tiền. Lần hồi khá giả lại chuyễn qua làm thuốc. Hồi ấy đói ăn đói thuốc, người ta bệnh nhiều. Ba mi có nghề y tá học được khi vào lính . Ba mi là y tá trưởng phụ mổ bác sỉ nên nghề nghiệp cũng uy tín. Hằng ngày đi tiêm thuốc chửa bệnh cho người ta lấy thù lao. Mẹ thử hỏi 3 người làm để nuối cả nhà lấm sao dư dả được?.

Cậu Bảo cũng vừa lấy vợ , Mợ Lý theo Mẹ (Bà Khoá) buôn bán ở Tam Ký  Cậu Bảo vào làm trong nhà máy đèn Quảng Ngãi. Cậu làm thợ máy, sửa những cái máy nhà đèn to như chiếc xe hơi. Chồng một nơi vợ một nẻo.

Những ngày về thăm ông Ngoại thấy tình cảnh gia đình nhà ông Ngoại, Cậu Mợ nhận 2 đứa bây vào nuôi . Nhưng Ba bây chỉ gởi anh Lương đi thôi. Còn mi ở nhà với cha mẹ và mấy em...

Mợ Lý là một người phụ nữ tuyệt vời, được sinh trưởng trong gia đình nho giáo. Mẹ nghe ông gia Cậu Bảo hay chữ lắm. Người ta không gọi tên thật mà gọi là Ông Khoá bà Khoá. Ai cũng cung kính nể vì. Khi về với Cậu ở Nhà đèn cậu lên chức cai thợ máy. Ổng coi tới hơn thợ máy lận , nên lương cao . Chính phủ cho nhà ở trong Nhà máy đèn luôn. Điện nước miển phí .

Mợ nấu ăn rất ngon . Mợ tổ chức nấu cơm tháng cho nhân viên độc thân ở nhà máy. Hồi ấy quanh nhà máy có lính gác. Mợ cũng nhận nấu cơm cho mấy cậu lính này. Rồi nấu bún, bánh canh, bánh bèo, bánh ướt, bún suông... bán điểm tâm. Nhà bếp của Cậu Mợ giống như một câu lạc bộ. Bia, thuốc lá, nướt ngọt . mấy cậu ấy vào khi nào cũng được phục vụ. Giá lại rẻ hơn bên ngoài. Nên Mợ ngoài công việc lo cơm nước cho chồng con, cũng dư dả hơn Mẹ và dì Ba ngoài này .

damtang-mo-Ly-RTừ trái: Dũng, Tuyết, Nguyệt, Hùng và Lương

Không những Cậu Mợ nuôi anh Lương mà còn nuôi Sơn và Long con chị Xáng của Mợ nữa" .

"Mợ có nuôi con không?". "Có đó - gián tiếp nuôi mà con không biết . Những lần thăm ông Ngoại Cậu Mợ dấm dúi ít tiền giúp Ba Mẹ nuôi con. Làm sao con biết được nếu Mẹ không nói ra. Con ăn học trường tư tốn kém lắm".

"Con chỉ nhở hồi nhỏ vào dịp hè được Cậu gởi xe xăng hay đổ dầu trong nhà máy chở vào. Chú Mãi xe xăng như người nhà mỗi lần đi là ghé nhà đón. Ôi những ngày hè tuyệt vời của con trong Nhà Máy Đèn. Ăn uống không thiếu món chi. Chơi rông,  ra tắm hồ nước nóng giải nhiệt của nhà máy. Phơi xà lỏn trước cái quạt to đùng của mấy cái máy làm nguội bằng gió... Những lần Cậu chở đi chơi không thể nào quên. Thiên Ấn niêm hà - La Hà thạch trận - Cổ Luỹ cô thôn ... Đầu óc non nớt của cậu học trò lớp thất lục của con hồi ấy rộng mở hơn ngàn trang sách... Những lần đi chơi về là được Mợ cho ăn một món. Món nào đối với con cũng là cao lương mỹ vị. Bánh canh cua... Bún suông cá thu ... Bánh bèo nhân tôm chấy  Ở nhà làm chi có ngoài xôi và cơm...!

Con còn nhớ khi lớn khôn mỗi lần vào thăm, Cậu Mợ cũng được Mợ tự tay đi mua mang về những tô Don nóng hổi cay xè, ăn với bánh tráng bẻ vụn. Bây giờ đôi lúc cũng ăn lại món này nhưng cái vị của hàng quán nó nhạt nhẻo làm sao chắc là không có bằng tay Mợ bưng vào.

Những lỗi lầm sai trái non dại của con ở Quảng Ngãi cậu Mợ chẳng bao giờ nói đến như làm lơ đi, nhưng thật ra những lần gặp mặt Mẹ, Mợ nhắc lại để Ba Mẹ dạy dỗ con. Con chợt tỉnh ra và nhớ mãi đến bây giờ lối giáo dục của Cậu Mợ nó êm dịu và càng ngẫm càng thương Cậu Mợ và càng khôn hơn...

Những năm tháng khổ cực rồi cũng qua, Ba Mẹ làm ăn dần đàn khá. Anh Lương về lại Đà Nẵng  Gia đình Cậu cũng đông con... Năm tháng dần qua ... Tình nghĩa càng gắn chặc .

Cậu qua đời sớm , Cậu không nhìn thấy những đứa em con thành đạt. Kỉ sư bác sỉ, giáo viên, hoạ sỉ... Các em con được nên người chắc là nhờ sự giáo dục " Êm Đềm " - con cho là vậy - của Cậu Mợ. Chúng con ngoài này ít thành đạt hơn nhưng không bao giờ làm hổ thẹn đến thanh danh gia đình.. Cậu Mợ

Con nghe lời Mẹ vào phục tang cho Mợ đây .

damtang-mo-Ly2-R

Một đứa Cháu không máu mủ ruột thịt vào Quảng Ngãi để tang cho Mợ, thay lời cầu nguyện Mợ được sớm thanh thản nhàn du tiên cảnh .

LÊ MINH TÂM

 


Chia sẻ liên kết này...



Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com