LÊ HƯNG VKD: CHỌN GIỜ ĐẸP KHỞI CÔNG HOẶC XUẤT HÀNH

 

THUPHAP-L-HUNG

 

LÊ HƯNG VKD: CHỌN GIỜ ĐẸP KHỞI CÔNG HOẶC XUẤT HÀNH
(Áp dụng cho những ngày có Trực Khởi không đẹp)

 

I. Đồng hồ sinh học của cơ thể người (Linh Khu)

Sưu tầm y phả của dòng họ Lê Lã (tỉnh Hưng Yên xưa, vùng Giốc Lã huyện Kim Động), cụ đông y sĩ Lê Lã Sảng- y hiệu ĐẨU SƠN (1905-1963), đã nghiệm lý tâm đắc “đồng hồ sinh học” của cơ thể mọi người:

1.1- Chân khí thịnh (Qi Max):

Phế DẦN ,MÃO đại, vị THÌN cung
TỴ tỳ, tâm NGỌ, tiểu MÙI trung
Bàng THÂN, thận DẬU, tâm bào TUẤT
HỢI tam, TÝ đởm, SỬU can thông !

(diễn ý: Các thời điểm mỗi ngày “khí dẫn huyết” luân lưu mạnh mẽ trong các tổ chức cơ thể người: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận … Tâm bào, Tam tiêu)

1.2- Chân khí suy (Qi min):
tâm TÝ, tiểu truờng nhuợc SỬU cung
bàng quang DẦN khắc, thận MÃO không
tâm bào THÌN kị, tam tiêu TỴ
NGỌ đởm, can MÙI, THÂN phế hung
DẬU đại truờng suy, hiềm TUẤT vị
hằng tri tỳ HỢI bất tuyên thông !

(ghi chú: tâm là tim, tiểu truờng là ruột non, bàng quang là bọng đái, thận là hai trái cật, tâm bào là màng bao tim, tam tiêu là 3 hệ thống phát nhiệt trong cơ thể, đởm là túi mật, can là lá gan, phế là buồng phổi, đại truờng là ruột già, vị là bao tử, tỳ là tụy tạng và lá lách ; thời điểm cơ quan tạng phủ giảm thiểu sức hoạt động...)

II. Vận khí bí điển của người xưa:

Hai đoạn thơ trên theo cụ Đẩu Sơn là dựa vào ý tuởng "vận khí bí điển" của danh y tiền bối Hải Thuợng Lãn Ông (cụ Lê hữu Trác, 1720-1791), bàn luận về hệ sinh thái - môi trường  luôn trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe đích thực (1) của mỗi người. Trong tập y văn thứ 8/28 tập, biên soạn năm 1786 chuyên đề "Vận khí bí điển"  thuộc danh phẩm HẢI THUỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH, cụ HTLÔ rất chú ý quan sát tình hình khí hậu-khí tuợng-thủy văn biến động theo thời gian mỗi ngày đêm, tác động trực tiếp vào các hoạt động linh khu (tức bộ máy nhạy cảm con nguời), bây giờ chúng ta hay gọi là Thời Sinh Học (chrono-biologie) nói chung và Thời Lệnh Bệnh Học nói riêng của y học cổ truyền (xem Bảng qui đổi Tạng & Phủ theo số hóa ngũ hành cục thời sinh học).

Cụ Đẩu Sơn thường dặn dò con cháu trong dòng họ (Lê Lã): mỗi khi làm công việc gì (nhất là khi đi chữa bệnh cho thân chủ) phải cẩn thận chu đáo việc tính toán giờ khắc sao cho thuận lợi (vừa cho mình vừa cho đối tác của mình), cụ áp dụng kinh nghiệm của cụ tổ Lê Lã Cơ (đời vua Thiệu Trị, hậu bán thế kỷ 19, khi cụ Cơ mở nhiều cửa hàng bán tơ lụa từ Hưng Yên, Hà Nội ....cho đến nhiều tỉnh ở miền Trung: Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn....), như sau:

Bảng qui đổi Tạng & Phủ theo số hóa ngũ hành cục thời sinh học:

LE-HUNG-vkdR1

(Ghi chú: T = tạng; P = Phủ; Â = âm NHẬN; D = dương CHO; Thủy nhị cục, Mộc tam cục, Kim tứ cục,  Thổ ngũ cục, Hỏa lục cục)

2.1- Những ngày có Trực Khởi đẹp: giờ khởi công (hoặc xuất hành) nên chọn là giờ hoàng đạo hay chọn giờ tam hạp tuổi (thân tý thìn, dần ngọ tuất, tỵ dậu sửu, hợi mão mùi) cho những ngày có trực khởi: Thành - Thâu - Khai - Mãn …

2.2- Những ngày có Trực Khởi không đẹp: giờ khởi công (hoặc xuất hành) nên kỹ lưỡng hơn, chu đáo hơn (nhất là các dịch vụ quan trọng trong mua bán, kinh doanh lớn …), thì áp dụng công thức phức hợp “thiên - nhân hợp nhất”:

LE-HUNG-vkd2Rtất cả dữ kiện nêu trên đều qui đổi thành "số hóa" (digital = lượng hóa thành con số!) theo các chi tiết dưới đây:

- dữ kiện ngày âl: số hóa là số thứ tự của ngày trong tháng, thí dụ 3 ngày hanh thông trong tháng (của lãnh đạo phong kiến xưa) là ngày 5, 14, 23 thì số hóa cũng là 5, 14, 23 !

- dữ kiện của tháng âl: số hóa là số thứ tự của tháng trong năm, thí dụ tháng giêng số hóa 1, tháng chạp số hóa 12

- sức khỏe đích thực (SKĐT) có số hóa = 6 (hợp phần) cũng là hằng số 6 (1)

- số thuơng là SỐ LẦN đuợc chia hết, thí dụ 25 chia cho 6 ta được số thương là 4 lần và còn DƯ 1.

Kết số DƯ là quan trọng : nó dự báo (tiên luợng) tiềm năng THUẬN LỢI hay KHÔNG THUẬN LỢI về giờ giấc ta định tiến hành một công việc hay một giao tiếp quan trọng nào đó?

Con cháu dòng họ Lê Lã còn sử dụng công thức chọn CÁT THỜI (giờ đẹp, thuận lợi ) vào những ngày thuộc các tháng gọi là HUNG NGUYỆT (tháng kém thuận lợi,tính theo Dịch Lý Học), mà đồng thời cũng ngày đó lại có TRỰC KHỞI xấu (như trực bế, trực trừ, trực chấp, trực phá, trực nguy).

III. Nghiệm lý thực tế:

Theo trải nghiệm của cụ ĐẨU SƠN, nếu kết số DƯ là 0, là 1, là 2, là 5 thì ta NÊN CHỌN mà bắt tay vào việc! Còn khi gặp số DƯ là 3, là 4, là 6 (tức là phép chia chỉ có số thương, không còn số dư) (2) thì nên tạm hoãn, dự kiến thời điểm khác vậy (dục tốc bất đạt !), để được an toàn hơn (biết lo xa thì khỏi phiền gần !)

LE-HUNG-vkd3R

Tạm kết:
Xét như trên, tiền nhân nước Việt ta đã nghiệm lý ra điều lý thú: TÂM LINH NGÀY NÀO CŨNG TỐT ! cũng tận dụng được !

Lập xuân 2015


LÊ HƯNG VKD

Chú thích:                         

(1) Sức khỏe đích thực ( holistic concept,SKĐT ) theo sách Nhiếp Sinh ( NXB.Tổng Hợp tp HCM - 2012) gồm 6 hợp phần: sk. thể chất, sk tinh thần, sk cảm xúc, sk ứng xử, sk tâm linh, và sk an sinh- xã hội

(2) Khi công thức có tử số ≤ mẫu số, thì không có số thương và tử số chính là số Dư
Khi công thức không còn số Dư (tức là chỉ có số thương), thì mẫu số chính là số DƯ = 6

(3) & (4): tính theo hệ thống Trực Khởi của nạp âm can chi mỗi ngày theo ngũ hành, các dự báo thông tin trong thực tế “ít sai số” hơn hệ thống Trực Khởi tính theo 24 tiết khí (chỉ căn cứ vào ngày dương lịch) hàng năm.

Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com