Lê Hưng VKD: TRẺ TỰ KỶ - CẦN CẢM THÔNG ĐỂ YÊU THƯƠNG

 

Nhân kỷ niệm ngày sinh nhà triết học (duy vật khoa học) Karl Marx 5/5/2013, các chuyên gia y học thần kinh của Đại học Manchester (Anh Quốc) đã công bố các nguy cơ chứng tự kỷ ở trẻ em như sau:

* Trẻ sơ sinh có trọng lượng 4,5 Kg dễ bị rối loạn chức năng tâm thần.

* Số trẻ tự kỷ phái nam thường cao gấp 4 lần trẻ tự kỷ phái nữ.

* Thống kê xã hội học cho thấy ở các nước Âu - Mỹ trung bình 88 trẻ em thì có 1 cá thể bị chứng tự kỷ …

 

nhagiaoduc_hoc

Nhà Giáo dục Montessori

 

1- Tổng quan về chứng tự kỷ:

1.1- Hiện tượng: Theo Tự điển y khoa Marabout (ấn bản năm 1979 của NXB Marabout - Belgique, do TS. Y khoa Benoit Ridayre chủ biên) thì chứng tự kỷ (état autiste) được mô tả như sau:

- Tự kỷ là trạng thái suy thoái quan hệ giao tiếp với thế giới bên ngoài. Người bệnh tự thu hẹp mình lại và ham thích chia sẻ nhiều hơn chỉ với những ám thị, những sở vọng riêng biệt về “cái tôi” của mình. Chứng tự kỷ là đặc thù của một loại bệnh thuộc phạm trù về tâm thần được gọi là tâm thần phân liệt. (perte de contact avec le monde extérieur. Le patient se replie sur lui - même et ne s’intéresse plus qu’à ses obsessions, à ses désir, à son “moi”. L’autisme est caractéristique d’une maladie mentale appelée la schizophrénie).

Thuật ngữ “tự kỷ” (autisme) là do nhà tâm thần học Kanner đặt ra (năm 1943) để chỉ trạng thái “đặc thù” (caractéristique) nói trên.

1.2- Bản chất: Hiện nay có nhiều cách nhận định khác nhau về nguyên nhân bệnh sinh của chứng tự kỷ, đại lược như sau:

1.2a: Đông y học truyền thống (cổ truyền theo thuyết âm dương - ngũ hành) gọi chứng tự kỷ là “bách hợp bệnh”, gồm rối loạn chức năng của 3 tổ chức can mộc - tâm hoả - tỳ thổ thuộc 2 thể: điên & cuồng.

- Thể âm chứng: đàm trọc ứ trệ làm thanh khiếu bị che lấp, khiến thần chí hoang tưởng (nhiều ảo giác), lẩn thẩn, trầm cảm … (y học dân gian gọi là “điên”).

- Thể dương chứng: đàm trọc uất kết hoá hoả, khiến thần chí bị hưng phấn thái quá, phát sinh nhiều hành vi & cảm cúc kích động bất thường (la hét, đập phá, hành hung …); y học dân gian quen gọi là “cuồng”.

1.2b: Đông y học đương đại (thuyết định khu ở vỏ não) (1) quan niệm chứng tự kỷ (thuộc dạng “bách hợp bệnh” cổ truyền phương đông) là do có tổn thương tiềm ẩn xảy ra ở vùng da đầu (thuộc một hoặc nhiều định khu), tức là tế bào vỏ não ở định khu ấy bị rối loạn chức năng, làm ảnh hưởng tới các xung động thần kinh dẫn truyền (đến các cơ quan nội tạng) không còn được bình thường, hậu quả là “linh khu” (tức bộ máy sinh học cơ thể người) bị khủng hoảng từ cảm xúc đến hành vi trong sinh hoạt hàng ngày; đặc biệt chú ý các tổn thương ở 6 vùng da đầu thuộc các định khu ở vỏ não:

- Khu ngôn ngữ (zone de langage)

- Khu thăng bằng (zone de l’équilibration)

- Khu tâm lý cảm xúc (zone psycho – affective)

- Khu kiểm soát cử động ngoại ý (zone de controle des mouvements involontaires)

- Khu chức năng tâm thần – vận động khác thường (zone psychomotrices extraordinaines)

- Khu chế ngự bệnh lý tâm thần (zone de maitrice des maladies mentales)

Vậy luôn phải được điều chỉnh tích cực bằng phương pháp đầu châm (cranio – acupuncture, là kinh nghiệm của các thầy thuốc trong hội đông y Pháp quốc: BS. Mai Văn Động, BS. Nguyễn Văn Nghị …).

1.2c: Tây y học truyền thống

- Năm 1911: thầy thuốc Bleuler dùng thuật ngữ “schizonoia” để chỉ mức độ cao nhất của hội chứng tâm thần phân liệt, là trạng thái không thống nhất được giữa ý thức (tư duy có mục đích) và vô thức (tư duy bất thường & đột ngột) mà tạo ra bệnh cảnh tự khép kín mình, sống nội tâm, xa rời thực tế…

- Năm 1921: nhà tâm lý xã hội học Kretschmer dùng thuật ngữ “schizoidie” để chỉ định bệnh cảnh bẩm sinh “sa sút trí tuệ sớm” (démence précoce) ở một số người bị nhiễu loạn từ cảm xúc nội tâm đến hành vi ứng xử ngoại vi, tánh khí như cách biệt riêng tư, ngại tiếp xúc với bên ngoài (cách sống “lập dị” này phải chăng tương tự như thường xảy ra ở nếp sống triết gia, ở nếp sống nghệ sỹ …?)

- Nhà tâm thần học H. Claude dùng thuật ngữ “schizomanie” để chỉ định bệnh cảnh hưng cảm phân lập ở não bộ, có đặc điểm: người bệnh chỉ ấp ủ đời sống nội tâm, khuynh hướng như mơ mộng (một mình mình biết - riêng mình mình hay),  xa rời môi trường thực tế mà bản thân đang sinh sống …

1.2d: Tây y học đương đại

- Bệnh học thần kinh não bộ quan niệm tự kỷ là hội chứng rối loạn của hệ thần kinh trung ương (do bị thoái hoá hoặc do khiếm khuyết bẩm sinh) mà gây ra hàng loạt tế bào thần kinh (neurons) ở một vài định khu vỏ não bị huỷ hoại, như: các bao myêlin bị xơ hoá, các đầu sợi trục thần kinh bị đứt đoạn kết nối với nhau, các nhân tế bào bị thoái dưỡng và tổn thương …, từ đây phát sinh ra bệnh cảnh: nhẹ là suy giảm nhận thức, nặng hơn là sa sút trí tuệ (nguyên nhân của các hiện tượng triệu chứng: cảm xúc và hành vi sinh tồn không được giống như những người bình thường!)

- Năm 1943, TS.Kanner đề xuất chính thức thuật ngữ mới “Autisme” cho chứng tự kỷ (thay cho thuật ngữ y học cũ trước đó là schizose, một đặc thù trong phạm trù rộng nghĩa của bệnh tâm thần phân liệt – schizophrénie). Ông giải thích rõ ràng chứng tự kỷ (bằng quan sát người bệnh) có đặc trưng từ cử chỉ - ngôn ngữ - hành vi… không tương hợp – tương thích với thực tế ngoại cảnh, người bệnh hình như chỉ “toả sáng” với riêng mình, hình như chỉ tập trung vào những “ám thị” đang chất chứa theo đuổi? Từ nhận định như vậy, chúng ta có mô hình tóm lược chứng tự kỷ bằng quá trình tổng hợp các lý luận (về nguyên nhân bệnh sinh) của các tác giả:

lew-hung-Tu-ky-2RR  

1.2e: Tâm lý học

Thuyết hành vi ứng xử (behaviorisme, của ngành tâm lý học) được nhà nghiên cứu J.B.Watson đề xuất năm 1921 như sau:

- Dựa vào các quan sát dài lâu về các phản xạ có điều kiện, được biểu hiện ra bên ngoài thành các cảm xúc & hành vi ứng xử của mỗi cá nhân, người ta đã khách quan tổng kết được một mẫu người không bình thường do trạng thái tự kỷ (état autiste) điển hình:

* Giao tiếp thường xuyên trầm lặng, ánh mắt như trống vắng xa xôi…

* Khả năng đáp ứng với âm thanh suy giảm nặng nề (mặc dù không bị tổn thương chức năng nghe ở não bộ): ít nói hoặc không chịu nói…

* Cử chỉ có nhiều đột biến khó lường: hoặc tự vật vã bản thân (gào khóc, la hét, đập đầu…) hoặc hành hung đối tượng tiếp xúc …

1.2f: Giáo dục học:

Ngành sự phạm dạy trẻ em (giáo dục mầm non) là phương pháp Montessori đã chủ trương tích cực: phải vững vàng am hiểu về quá trình phát triển tâm sinh lý của mỗi bé theo lứa tuổi để mà uốn nắn - dạy dỗ tương xứng. Cơ quan được chú ý nhiều nhất ở thế hệ học sinh tuổi mẫu giáo (3 - 5 tuổi) là chức năng thị giác (nhìn) và chức năng thính giác (nghe). Các dấu hiệu ban đầu ở trẻ bất thường (enfant anormal) là sự suy thoái biểu hiện ra rất sớm ở hai chức năng nghe và nhìn:

- Không chú ý (lơ đãng) hoặc không nhìn về hướng được bản thân (hoặc người khác) chỉ định (là thông tin của chức năng thị giác bị suy thoái);

- Không nói (hoặc nói ít), khó khăn bắt chước phát âm các từ đơn âm và đa âm … (là thông tin của chức năng thính giác bị suy thoái).

Do vậy mà các cảm xúc - hành vi giao tiếp với thế giới bên ngoài của trẻ bất thường là: tính khí không rõ ràng, nhận thức thiếu tập trung, hành vi khởi động bất ngờ, khả năng giao tiếp hạn chế …

Phương pháp chính của nhà sư phạm y học BS. Maria Montessori (bà người Italia 1870 - 1952) là phương pháp trò chơi thính - thị trực quan (audio - visuelle) căn cứ vào nhu cầu đáp ứng sở thích của mỗi trẻ.

 

 nhagiaoduc_hoc

Nhà Giáo dục Montessori


2. Tầm nhìn từ Linh khu bệnh học đến chứng tự kỷ:

Đông y học truyền thống được người VIỆT xưa quan niệm:

2.1- Cơ thể người là bộ máy huyền diệu, gọi là linh khu (LK) Mọi hoạt động của LK khi khảo sát về tình hình sức khoẻ, thì gọi là linh khu bệnh học (hoặc y dịch học); khi được khảo sát về tính tình – khả năng phát triển trí tuệ, thì gọi là linh khu mệnh lý.

Các thế hệ trí thức nho học tiền bối ở nước ta đã thấu hiểu cơ thể người (nhân thân hậu thiên tiểu vũ trụ (2)) luôn tồn tại song hành và thuận thảo với thế giới bên ngoài (thái cực tiên thiên đại vũ trụ (3)) và cuộc sống của Tiểu vũ trụ (cơ thể người) ngắn hơn cuộc sống vô hạn của Đại vũ trụ (yếu tố thời gian sinh tồn).

2.2: Trong cơ thể người (tức LK) thì não bộ được gọi là “phủ kỳ hằng” (cơ quan thường xuyên có nhiều hoạt động kỳ diệu), nó là cơ quan chỉ đạo & chi phối mọi tổ chức khác trong toàn bộ cơ thể, từ hoạt động vật chất sinh học đến hoạt động tinh thần trí tuệ. Mối liên thông hữu cơ này được khảo sát (rồi nghiệm lý lại) thành học thuật Linh khu mệnh lý (dựa trên cơ sở thời gian khởi điểm cho sự sống của mỗi người: năm - tháng - ngày - giờ sinh ra đời) và đúc kết thành bảng dự báo gọi là linh khu đồ (LKĐ).

2.3: Tầm soát các biến thái não trạng từ LKĐ:

Sức khoẻ là vốn quý của mỗi đời người, bộ môn Linh Khu Mệnh lý tìm hiểu toàn diện về sức khoẻ (gọi là sức khoẻ đích thực, gồm 6 hợp phần: thể chất, tinh thần, cảm xúc, ứng xử, tâm linh, xã hội); do vậy mà LKĐ của mỗi cá thể đã tích luỹ được các thông tin dự báo (tiên lượng) về 6 lĩnh vực nói trên, sẽ giúp ích cho các cơ sở giáo dục chuyên biệt trẻ tự kỷ và các bậc phụ huynh có thêm cách phát hiện sớm “hiện tượng tự kỷ (phénomène autiste) của đối tượng mà mình chăm sóc; phải chăng đây cũng là cách góp phần (giải pháp khả thi tốt) (4) can thiệp sớm cho việc điều chỉnh các rối loạn cảm xúc - hành vi - nhận thức …của con em, để các cháu thêm cơ hội thời gian hoà nhập được với dòng sống an bình nơi gia đình & cộng đồng?

3. Tự kỷ không làm cho chủ thể bị vong thân

Trong ngôn ngữ triết học, “vong thân” mang nội hàm “tự làm mất mình”, có nghĩa thiếu vắng nhân cách sống như mọi người (défaut de la personnalité individuelle comme les autres) mà hình như người tự kỷ (autisme) lại mang dáng dấp giống như vậy: forget oneself (quên cái Tôi của chính mình trong sinh hoạt đời thường), đo đó nhiều người đã bi quan nghi vấn:

- Bệnh tự kỷ có làm cho người ta bị vong thân suốt đời? Những người am tường học thuật linh khu mệnh lý (LKML) lại nghĩ khác hơn (lạc quan hơn): bị chứng tự kỷ không hẳn bị vong thân (nếu như được phát hiện sớm nhất các dấu hiệu bất thường dự báo trong tiến trình phát triển “sức khoẻ đích thực” SKĐT).

Lý do bảo vệ quan điểm này như sau:

- Mỗi LKĐ (của mỗi cá nhân khác nhau) đều có cấu trúc phức hợp khác nhau bởi 128 dữ kiện thông tin dự báo về tình hình SKĐT (trong mỗi giai đoạn tuổi của chủ thể LKĐ) khá rạch ròi cụ thể:

* 34 thông tin về sức khoẻ thể chất (bệnh lý)

* 19 thông tin về sức khoẻ tinh thần (tư duy)

* 17 thông tin về sức khoẻ cảm xúc (tính nết)

* 15 thông tin về sức khoẻ ứng xử (giao tiếp)

* 14 thông tin về sức khoẻ tâm linh (nhận thức)

* 44 thông tin về sức khoẻ an sinh - xã hội (môi trường sống)

Người xưa nhiều kinh nghiệm sử dụng LKĐ như giải pháp giáo dục - đào tạo các thế hệ hậu duệ tiếp nối mình:

* Phát huy sở trường (bồi dưỡng công phu cho người nhiều ưu điểm)

* Khắc phục sở đoản (bền bĩ uốn nắn cho người nhiều nhược điểm)

để ai nấy đều hữu ích , không ai bị cộng đồng bỏ rơi … (đúng như khẩu hiệu “dụng nhân như dụng mộc” -gỗ nào cũng có ích trong việc sử dụng, cách dùng người cũng vậy).

4. Cách chia sẻ yêu thương với bé tự kỷ:

kết quả nghiên cứu của ĐH. MC.Gill (Canada) & ĐH Concordia công bố trên tạp chí “Journal of neuroscience” cho biết:

- Những năm trước 7 tuổi, não bộ (tức “phủ kỳ hằng” của Linh Khu) trẻ em chủ yếu phát triển ở các định khu (đk): đk. vận động, đk. thính giác, đk. thị giác (là 3 hạt nhân của các khả năng hoạch định cách tư duy sau này…).

Mục đích khảo sát LKĐ là cách chia sẻ yêu thương với các bé tự kỷ ngay từ những năm đầu đời (thời gian các bé chưa đi học mẫu giáo), vì phát hiện được sớm các “tín hiệu của chứng tự kỷ” ở các thời kỳ tuổi măng non, thì dễ dàng uốn nắn nhất:

- Thời gian trẻ 1 tuổi: quan sát xem có hiện tượng “bất túc thính giác”?

- Thời gian trẻ 2 tuổi: xem có hiện tượng “bị khiếm khuyết ngôn ngữ”?

- Thời gian trẻ 3 tuổi: xem có hiện tượng “vụng về cách giao tiếp”?

- Thời gian trẻ 4 tuổi: xem có hiện tượng gì khác lạ về “kỹ năng đáp ứng nhóm”?

- Thời gian trẻ 5 tuổi: xem có hiện tượng nổi trội nào về “hành vi bất bình thường”?

Do vậy, biện pháp nghiên cứu linh khu đồ (cho mỗi cháu bé) sẽ là cách “phát hiện sớm” những dấu hiệu ANORMAL (bất thường) ở trẻ ngay từ lúc trẻ chưa đủ tuổi đến trường (mẫu giáo, mầm non), đồng thời cũng sẽ góp phần nhỏ vào tiến trình “can thiệp sớm” với nhà trường đang chăm sóc trẻ.

Tạm kết

Nhóm nghiên cứu hậu Thiên Lương khi lập dự án nghiên cứu khoa học: “Khảo hướng biến thái não trạng ở người bị chứng tự kỷ qua cấu trúc linh khu đồ” cũng bởi đã tập hợp ý tưởng từ 5 lý do kể sau:

1. Mục đích: Góp thêm nguồn thông tin “sức khoẻ đích thực” (SKĐT) cho gia đình hoặc xã hội tham khảo khách quan hơn về đối tượng tự kỷ (để bổ sung thích hợp cho giải pháp điều chỉnh phục hồi hành vi - cảm xúc của người tự kỷ).

2. Tính kế thừa: Nguồn vốn quý y học truyền thống (cổ truyền dân tộc) là cách chữa trị bằng phương pháp đầu châm (hoặc dược liệu ẩm thực) cần áp dụng thêm cho người tự kỷ trong quá trình điều trị, phục hồi…

3. Quy trình thực hiện chính: Lập cho mỗi đối tượng tự kỷ một bản linh khu đồ, rồi khảo sát tổng trạng SKĐT của chủ thể LKĐ ấy.

4. Phương pháp chủ động: Khả năng chẩn đoán chứng tự kỷ toàn diện bằng khảo sát thêm thông tin từ linh khu đồ cổ truyền là phối hợp đồng bộ được ba bộ phận chính (gồm gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội) về y học (phát hiện bệnh lý của chủ thể) về gia đình (chủ yếu là hoàn cảnh người bảo hộ chăm sóc gần cận nhất: cha mẹ, ông bà …) về môi sinh xã hội (điều kiện sống vật chất, nếp sống văn minh nơi người tự kỷ thụ hưởng …).

5. Tính khả thi: Dự án nghiên cứu khoa học này sẽ góp phần (thuận lợi thêm) thoả mãn được kỳ vọng chung của mọi gia đình - nhà trường - y tế v/v phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở từng giai đoạn tuổi (về tâm sinh lý) của người tự kỷ … để mọi người có thể cùng nhau thống nhất cách uốn nắn (phục hồi đời sống tinh thần bình thường) rèn luyện cho người tự kỷ hoà nhập cộng đồng càng sớm càng tốt.

(1) Các định khu ở vỏ não:

 lehungtuky-3RRRRjpg


(2) Tiểu vũ trụ: Bộ máy người, gồm có phủ kỳ hằng (đầu mặt) và các tổ chức khác (lục phủ - ngũ tạng, kinh, mạch, tinh, khí, thần …) hoạt động sinh tồn theo quy luật thiên nhiên ngũ hành vận động quay vòng phát triển như Đại vũ trụ (thế giới tự nhiên).

(3) Đại vũ trụ: bộ máy cực lớn, cấu trúc nguồn năng lượng phát sinh bởi hệ toạ độ không gian (gọi là Vũ) với thời gian (gọi là Trụ), là hai thế lực bao giờ cũng tồn tại và hổ trợ nhau ( gọi là CHO - Dương và NHẬN - Âm) theo cơ chế vận động liên tục (gọi là ngũ hành: Mộc - Hoả - Thổ - Kim - Thuỳ - Mộc …) khép kín.

(4) Tương tự giải pháp quan sát chẩn đoán tự kỷ ADOS (autism diagnostic observation schedule) của hội đồng nghiên cứu cấp nhà nước Hoa Kỳ - national research council USA, là khảo sát sức khoẻ toàn diện bao gồm: bệnh lý tiềm ẩn, tâm lý giao tiếp, trình độ nhận thức, hành động thích nghi …

Lê Hưng VKD


Cùng một chủ đề:

Tầm soát tự kỷ từ Linh khu đồ cổ truyền

Albert Einstein - Một vĩ nhân có tuổi thơ tự kỷ

 

Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com