ĐOÀN TUẤN: ĐIẾU CÀY


tranh_son_dau_dep-70RẢnh internet

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Thêm tài liệu chính thức về DANH HỌA NAM SƠN

 

Đồng tộc Nguyễn Duy hòa hợp

(LV) - Dòng họ Nguyễn Duy ở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc từ xưa nổi tiếng là phụ tử, huynh đệ kế thế đăng khoa. Tuy nhiên, trước nay, nhiều người lại phân biệt có hai dòng họ Nguyễn Duy ở Bình Xuyên...

Một họ Nguyễn Duy ở thôn Lý Hải xã Phú Xuân và họ Nguyễn Duy ở Thị trấn Thanh Lãng. Ngày 25/2/2017, tại nhà thờ Nguyễn Duy thôn Lý Hải, hai dòng Nguyễn Duy đã nhận đồng tộc.

 

Đại diện hai cành Nguyễn Duy trước đền Tiết nghĩa thờ Tiến sĩ Nguyễn Duy Tường ở thôn Lý Hải
Đại diện hai cành Nguyễn Duy trước đền Tiết nghĩa thờ Tiến sĩ Nguyễn Duy Tường ở thôn Lý Hải.

Làng Lý Hải và Thanh Lãng chỉ cách nhau chừng 2km. Thế nhưng, không rõ vì lý do gì mà hàng trăm năm trở lại đây, dòng họ Nguyễn Duy ở Lý Hải và Thanh Lãng không có mối quan hệ qua lại. Và cũng ngẫu nhiên là suốt mấy chục năm nay giữa hai bên không có quan hệ thông gia dù trai, gái hai làng lấy nhau rất nhiều. Ông Nguyễn Duy Mùi - Trưởng họ Nguyễn Duy, hậu duệ của Thái tể Tuyền Quận Công Nguyễn Duy Thì (1571 - 1652) và ông Nguyễn Duy Thăng – Trưởng họ của Tiến sĩ Nguyễn Duy Tường (1485 - 1525), cho biết: Tiến sĩ Nguyễn Duy Thì là cháu của Tiến sĩ Nguyễn Duy Tường. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Tiến sĩ Nguyễn Duy Thì và Tiến sĩ Nguyễn Duy Tường là hàng ông chú - cháu hay ông bác - cháu thì chưa rõ.

Người rạng danh khoa bảng cho dòng họ Nguyễn Duy đầu tiên là cụ Nguyễn Bảo Khuê, còn có tên khác là Nguyễn Duy Phổ (sinh 1456, không rõ năm mất). Ông đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân khoa Đinh Mùi niên hiệu Hồng Đức thứ 18 đời vua Lê Thánh Tông (1487). Tiến sĩ Nguyễn Bảo Khuê đứng thứ 18 trong Tao Đàn nhị thập bát tú của vua Lê Thánh Tông, làm quan đến chức Tả thị lang bộ hình (tương đương Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp hiện nay).

 

Ông Nguyễn An Kiều tặng tài liệu cho ông Nguyễn Duy Thăng - Trưởng họ Nguyễn Duy thôn Lý Hải
Ông Nguyễn An Kiều tặng tài liệu cho ông Nguyễn Duy Thăng - Trưởng họ Nguyễn Duy thôn Lý Hải.

Cháu nội của Tiến sĩ Nguyễn Bảo Khuê là Nguyễn Sư Truyền (1458 -1519), còn có các tên gọi khác là: Nguyễn Sư, Nguyễn Sư Phó, Nguyễn Si, Nguyễn Sư Phổ. Ông đỗ hàng thứ 13 Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa thi năm Mậu Thìn niên hiệu Đoan Khánh năm thứ 24 đời vua Lê Uy Mục (1508). Ông làm quan đến chức Kiểm thảo viện Hàn lâm. Khi Mạc Đăng Dung lấy ngôi nhà Mạc, ông mưu với Trịnh Tuy lập vua Lê mới nhưng bất thành, bị quân Mạc giết.

Cùng đỗ khoa thi năm 1508 với Nguyễn Sư Truyền còn có người anh con bác là Nguyễn Duy Tường (1485 - 1525). Thấy mình chỉ đỗ hàng thứ 16 Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân nên Nguyễn Duy Tường từ chối danh hiệu này và không chịu ra làm quan vì đã hứa với mẹ sẽ đỗ khôi nguyên, năm đó ông mới 24 tuổi. Ba năm sau, tại khoa thi 1511, ông thi đỗ hàng thứ 4 Đệ nhị giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Khi ông đang làm Tham chính xứ Kinh Bắc thì xảy ra sự biến Mạc Đăng Dung lấy ngôi nhà Lê. Ông cùng 5 vị trung thần nhà Lê, đứng đầu là Tiến sĩ Đàm Thận Huy - Thượng thư bộ Lễ, chống lại nhà Mạc. Ông trở về quê hương thống lĩnh hương binh đánh quân Mạc. Tương truyền, trong trận chiến cuối cùng năm 1526, bị thương ở tay, ông liền chặt đứt, sai quân buộc vào mình ngựa cho chạy về nhà để trả nghĩa cho mẹ sinh. Còn ông ở lại chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Sau này nhà Lê trung hưng đã phong ông là Thượng đẳng thần.

 

Tượng đồng Tiến sĩ Nguyễn Duy Thì
Tượng đồng Tiến sĩ Nguyễn Duy Thì.

Con trai của Tiến sĩ Nguyễn Duy Tường là Nguyễn Hoằng Xước (sinh năm 1502, chưa rõ năm mất) đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân niên hiệu Đại Chính năm thứ 9 triều Mạc (1538) làm quan tới chức đề hình. Con của Nguyễn Hoằng Xước là Nguyễn Thế Thủ đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân niên hiệu Đoan Thái năm thứ 2 đời Mạc Mậu Hợp (1586). Khi nhà Mạc thất thủ, ông ở lại kinh đô và làm quan với nhà Lê đến chức Tham chính.

Khi nhà Lê trở lại Thăng Long, Trịnh Tùng xưng ngôi chúa đầu tiên, họ Nguyễn Duy ở Thanh Lãng xuất hiện bậc khoa bảng là Nguyễn Duy Thì (1571 - 1652). Ông đỗ Hoàng Giáp năm 1598. Con đường hoạn lộ thật hanh thông, làm quan đến chức Lại bộ thượng thư kiêm chưởng sự lục bộ (tương đương Tể tướng). Ông đuợc triều đình ân sủng hết mực, cho mở phủ Bỉnh Quân tại quê nhà để làm việc. Hiện tại di tích thờ tự của ông còn giữ lại được khá nhiều hiện vật cổ thời đó như 34 đạo sắc phong, hương án, hoàng phi, chiếc đòn võng gỗ mít dài 4m….

 

Nhà thờ Thái tể Tuyền Quận công Nguyễn Duy Thì
Nhà thờ Thái tể Tuyền Quận công Nguyễn Duy Thì.

Con trai trưởng của Hoàng Giáp Nguyễn Duy Thì là Nguyễn Duy Hiểu (1602 - 1639) đỗ Hoàng Giáp năm 1628 (cũng ở tuổi 27 như cha) nhưng số phận lại nghiệt ngã. Năm 1637, Chánh sứ Nguyễn Duy Hiểu cùng Chánh sứ Giang Văn Minh dẫn hai đoàn đi sứ phương Bắc. Mục đích đi sứ không thành, hai Chánh sứ đều qua đời khi đang tại chức. Phụng mệnh triều đình, Nguyễn Duy Thì lên biên giới đón đoàn sứ thần trở về, không ngờ lại phải nhận thi hài con mình.

Cháu 4 đời của Tiến sĩ Nguyễn Thế Thủ là Nguyễn Quang Luân (sinh năm 1683, chưa rõ năm mất), đỗ Đình nguyên Hoàng giáp khoa Quý Mùi (1703) khi mới 21 tuổi. Ông nổi tiếng thần đồng từ khi 12 tuổi.

Với 8 Tiến sĩ đại khoa, dòng họ Nguyễn Duy đã làm nên một vùng quê khoa bảng. Sự đứt gãy trong mối quan hệ hàng trăm năm qua đã được hai cành hàn gắn và chắp mối càng làm tăng thêm tinh thần đại đoàn kết dòng tộc.

 

Tại buổi hòa hợp dòng tộc Nguyễn Duy, ông Nguyễn An Kiều (con trai họa sĩ Nam Sơn Nguyễn Vạn Thọ (1890 - 1973) - người đồng sáng lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương) – viễn tôn của Tiến sĩ Nguyễn Duy Thì đã công đức tiền của và cung tiến cho dòng họ nhiều tài liệu quý…

Từ Khôi

(nguồn: http://langvietonline.vn/Lang-Pho/143938/Dong-toc-Nguyen-Duy-hoa-hop.html)

 

Nam-son-tai-lieu-1RNam-son-tai-lieu-2RCopy-3-of-20190122232159373-1Nam-son-tai-lieu-4RNam-son-tai-lieu-5RNam-son-tai-lieu-6R(nguồn: Báo Người Hà Nội số XUÂN 2019)

Ghi chú:

Ông Nguyễn An Kiều - con trai danh họa Sơn Nam cung cấp

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ HƯNG VKD: PHONG THỦY LÀ GÌ?

Anh Lê Hưng VKD vốn là Thầy thuốc ưu tú nổi tiếng trong giới y học cổ truyền Bình Dương bấy lâu nay. Từ sau ngày về hưu, anh lại quan tâm đến một lĩnh vực rất thú vị là phong thủy. Tập chuyên đề về phong thủy của anh có nội dung khá phong phú, sẽ là một tập sách thu hút sự quan tâm của nhiều người …
TS. Huỳnh Ngọc Đáng
(Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Bình Dương)

1eade9b3ebf4ed0c4b4fc188059fcebe

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Các nhà văn Tuổi Ngọc xưa hội ngộ kể chuyện “yêu chậm, chết nhanh…”

2_cofsxxx

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Đoàn Tuấn phỏng vấn nhà thơ Huy Cận

 

Copy-of-MMMMMMXXXXXXXXXXXXXXX

(nguồn: Báo Phụ Nữ TP.HCM ngày 30.5.2001)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

PGS.TS.Trần Thúy Anh, TS.Phan Quang Anh: Đôi điều nghĩ suy về tính nhập thế trong tư tưởng của Trần Nhân Tông

trannhantongxxxx

Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ CHÍNH: BỮA CƠM TẤT NIÊN

BUACOMAT-NIEN-LE-CHINH

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ HƯNG VKD: LUYỆN LỊCH SỰ TÌNH

 


1549267801-dsc01067HINHNAY

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Xuân Xum Vầy – Rạng Tình Mến Thương 2019

 

_DSC0002giaoxu_da_minh

Chia sẻ liên kết này...

 
 

ĐOÀN TUẤN: Thơ thời trai trẻ viết ở chiến trường K

doan-tuan-va-le-minh-quoc-HTVTừ trái: Đoàn Tuấn & Lê Minh Quốc

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 19 trong tổng số 90

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com