THỂ LOẠI KHÁC Biên Khảo

LÊ MINH QUỐC: Phát hiện bổn Nam kỳ đầu thế kỷ XX - Thơ Sáu Nhỏ

 

Trên trang web www.leminhquoc.vn, tôi đã giới thiệu những bổn thơ tiêu biểu của miền Nam hồi đầu thế kỷ XX: Thơ Thầy Thông Chánh, Hai Miêng, Sáu Trọng, nay tinh cờ đi mua sách báo cũ, tôi lại phát hiện ra bổn thơ Sáu Nhỏ cũng rất phổ biến thời đó. Bổn thơ này, ai đó đã đánh máy lại, ngay trang đầu tiên ghi như sau:

tho-hai-nho-R

THƠ SÁU NHỎ

Bổn cũ soạn lại

Xuất bản: Thuận Hòa

Soạn giả: Nguyễn Bá Thời

Bổn này ông Phạm văn Thình đã nhường đứt bản quyền lại cho tôi: Trần văn Sửu

Nhà buôn Thuận Hòa 54 Tháp Mười – Chợ Lớn

Mười ôi! Nói lắm rầy tai. Em đừng mặt một dạ hai làm gì.

Nay tôi công bố lại nguyên văn bản đánh máy này - nhằm giúp cho những ai quan tâm đến dòng văn chương bình dân Việt Nam, trong đó có Nam bộ, có thêm những tài liệu quý. Nhân đây, tôi có nhận xét: Sở dĩ ngày nay ít người còn nhớ Sáu Nhỏ và cũng không đánh giá cao như thầy Thông Chánh, Hai Miên, Sáu Trọng... bởi lẽ tính cách "anh hùng" của Sáu Nhỏ quá tầm thường, dù giỏi võ nghệ, bị tù đày nhưng chỉ là do động cơ cá nhân nhỏ nhen. Làm sao y có thể sánh bằng những người dám cầm súng bắn biện Tây, trọng nghĩa khinh tài, lấy của người giàu chia cho người nghèo v.v....? Lúc đó, dù có thơ ca ngợi, người ta đặt vè nhưng rồi lớp sóng thời gian sẽ phủ lấp đi. Những tay giang hồ cờ bạc thuở ấy như Sáu Ngọ chẳng hạn, ai còn nhớ đến? Vè Sáu Nhỏ đặt ra cũng không ngoài mục đích:

Làm lành lánh dữ ngày ngày,

Thờ cha kính mẹ lo rày làm ăn.

Học chi những việc bất bằng,

Tiếng người khinh dễ tiếng rằng phi ngôn.

Dầu cho tài trí khéo khôn,

Danh lu hậu thế du côn tiếng hèn.

Tham vui du đãng đua chen,

Mẹ cha sầu thảm hư hèn thích thân.

Có nhà báo hỏi tôi: "Em đang tìm kiếm tài liệu viết về những tay du đảng khét tiếng của miền Nam như Đại Cathay, lâm Lâm chín ngón, Năm Cam... anh thấy thế nào?". Tôi bảo: "Nếu viết để kiếm cơm thì được, loại đề tài này "ăn khách" nhưng phải biết rằng, người ta đọc chỉ qua một lần rồi bỏ. Chẳng ai thèm phải nhớ lâu đến hạng người "To gan lớn mật làm thầy du côn". Chi bằng, dành thời gian viết về những con người hy sinh vì đại nghĩa, chết vì Nước, chống xâm lăng thì có hữu ích hơn không?". Anh ta không đồng tình. Gần đây gặp lại tôi, nhìn bộ sách Kể chuyện danh nhân Việt Nam, anh mới nhận ra là điều tôi nói đúng. Thế thì, một con người mà đương thời có những việc làm ầm ĩ, rổn rảng nếu không xuất phát từ việc nghĩa, vì lợi ích cộng đồng thì sau khi mất chẳng ai buồn nhớ đến...

L.M.Q

(IV.2013)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Vua Quang Trung dự định đóng đô tại đâu?

 

Kỷ niệm 210 năm (1.10.1788-1998) Phượng Hoàng Trung Đô - TP. Vinh:

Tháng chín năm 1998 có dịp ghé lại TP. Vinh, chúng tôi được nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại - phóng viên thường trú báo Nhân Dân tại Vinh và anh Bùi Đình Lân - phó ban tuyên giáo Thành ủy Vinh - dẫn đi chơi núi Quyết để chiêm ngưỡng di tích còn sót lại của Phượng Hoàng Trung Đô. Nơi đây đã chứng kiến một sự kiện lịch sử các đây 210 năm mà nay Tỉnh ủy và UBND tỉnh Nghệ An quyết định lấy ngày 1 – 10 – 1998 làm mốc kỷ niệm. Đứng trên ngọn núi cao hơn 96 mét so với mặt biển, tôi đã được nhìn một vùng rộng lớn gắn liền với hình ảnh phi thường của anh hùng áo vải Tây Sơn.

VUA-QUANG-TRUNG-du-dinh-dong-do-o-dau

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Nghi lễ đời người tại Quảng Nam

 

Tôi vừa về Đà Nẳng dự tang lễ của cậu LƯƠNG VĂN THUẬN  em ruột mẹ tôi. Sau đây tôi post vài tấm hình liên quan đến "nghi lễ đời người"tại xứ Quảng. Hình ảnh này do anh LÊ MINH TÂM  cung cấp.

 

ong-cong-1

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: NGƯỜI QUẢNG NAM

 

THAY LỜI TỰA

Đọc tập “Người Quảng Nam” của nhà thơ Lê Minh Quốc, tôi thấy hình bóng người Quảng Nam hiện lên khá rõ nét. Từ trước đến giờ, chỉ ghé Đà Nẵng một đêm, ghé đèo Hải Vân một buổi, còn kỳ dư là hiểu Quảng Nam qua sách vở và qua các bạn từ Quảng Nam vào Sài Gòn làm ăn. Không rành địa thế, tôi lấy chuẩn là dãy Trường Sơn phía tây, nhưng cánh đông Quảng Nam rộng lớn lắm, khó thấy dãy Trường Sơn, họa chăng là bóng núi mờ nhạt.

 

NGUOI-QUANG-NAM_tac_pham_du_luan

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Nguyễn An: Kiến trúc sư thiên tài của Việt Nam thế kỷ XV

 

Sau khi tiêu diệt được nhà Hồ, giặc Minh đã thu lấy sách vở và bắt những người thợ giỏi lành nghề của ta đưa về Kim Lăng (Trung Quốc). Theo Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn thì chúng đã bắt “3.000 quân rợ Hồ” mà sách Thông ký đã tiết lộ. Những người này được sung vào quân đội, gọi là Tam thiên doanh.

 

190511Viet1R

Nhiều công trình của Trung Quốc do Kiến trúc sư Nguyễn An thực hiện

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Thử suy nghĩ về hạn chế của doanh nhân Việt

 

Đặt vấn đề về Đạo kinh doanh của người Việt là điều cần thiết. Nó phản ánh được ý thức tiên phong và trách nhiệm của Tổ hợp giáo dục PACE và NXB Trẻ đối với lợi ích cộng đồng. Tuy nhiên để làm được điều này, thiết nghĩ chúng ta phải giải quyết được những vấn đề còn hạn chế ở doanh nhân Việt. Sở dĩ có sự hạn chế này, theo tôi, nguyên nhân chính vẫn là do sự hình thành của lực lượng doanh nhân Việt còn quá non trẻ. Nó chưa tích lũy được và đủ kinh nghiệm, bản lĩnh để có thể hình thành một ý thức hệ rõ nét.

 

thua-cam-on

 

Trong phạm vi của tham luận này, trước mắt chúng tôi chỉ đề cập đến sự hạn chế ở góc độ tâm lý. Nếu xây dựng Đạo kinh doanh người Việt mà lại tách khỏi tâm lý người Việt nói chung thì đó chỉ là sự ảo tưởng, không tưởng.

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Nguyễn Văn Tú - Người Việt Nam đầu tiên chế tạo đồng hồ máy

 

Trong bộ Lịch sử Việt Nam (tập 1) do Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam biên soạn năm 1976, trang 410 có viết: “Nguyễn Văn Tú (người Quảng Trị) đã chế tạo được đồng hồ máy và ống nhòm theo kiểu phương Tây”. Trước hết, xin được đề cập đến loại đồng hồ trước đó đã xuất hiện ở nước ta để thấy tầm quan trọng của sáng chế này.

thoi-vua-le-chua-trinh

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Thú vui sưu tập

 

 

Sống trên đời mỗi người chọn cho mình một thú vui để thư giản. Sưu tập cũng là một thú vui như thế, nhưng hơn cả thế, qua đó, người sưu tập còn có thể tự học được nhiều điều mà đôi khi ở trường lớp thầy cô không đề cập đến.

GK-2R

Sưu tập của L.M.Q

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: 50 NĂM HƯƠNG RỪNG CÀ MAU

Tọa đàm “50 năm Hương rừng Cà Mau”

TT - Tọa đàm “50 năm Hương rừng Cà Mau” nhân kỷ niệm 50 năm ngày xuất bản tác phẩm Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam sẽ diễn ra vào sáng 27-12 tại hội trường báo Tuổi Trẻ (60A Hoàng Văn Thụ, Phú Nhuận, TP.HCM).

le-minh-quoc-jpg-1356598503_500x0

Nhà thơ Lê Minh Quốc phát biểu tại tọa đàm (ảnh: http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/bo-sach-huong-rung-ca-mau-tron-50-tuoi-2407267.html

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Tản mạn về cái phong bì

 

Từ ngày 1-10-1995 đã có chị thị của Chính phủ nghiêm cấm việc tiếp đãi rượu bia và tặng... bì thư khi tiếp khách. Thật ra những tiêu cực này đã được nhân dân phê phán bằng những nụ cười trào phúng và hóm hỉnh. Ở đây xin tạm bàn luận về cái gọi là phong bì vậy.

cuoi

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 8 trong tổng số 10

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com