TÁC PHẨM - DƯ LUẬN Phỏng vấn LÊ MINH QUỐC: Ý kiến về Ngày thơ VN

LÊ MINH QUỐC: Ý kiến về Ngày thơ VN

 

Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 11 vừa trôi qua để lại những dư âm khác nhau. Có nơi tổ chức thành công. Có nơi bị xem là thất bại. Là người trong cuộc, các nhà thơ nhìn nhận ra sao về cách tổ chức ngày thơ trong 11 năm qua? Và nên tổ chức thế nào để thu hút các nhà thơ và công chúng yêu thơ đến với ngày thơ đông hơn?

Đó là hai vấn đề mà Bàn tròn nối mạng văn học số 1 của NV TP.HCM đặt ra và mời một số nhà thơ tìm lời giải đáp. Xin giới thiệu đến bạn đọc tham khảo.

 

Le_Minh_Quoc_-_Le_Thi_Giau

Doanh nhân yêu thơ Lê Thị Giàu đã thắng trong cuộc đấu giá với số tiền 250 triệu và sở hữu  tập thơ độc bản quý giá. Phía sau là một số thành viên ban tổ chức, các nhà thơ: Lê Minh Quốc, Nguyễn Vũ Tiềm, Trần Hữu Lục (ảnh chụp năm 2007)

NHÀ THƠ LÊ MINH QUỐC (TP.HCM):

- Theo tôi, khó có thể xác định thành công hoặc thất bại, nếu không có một tiêu chí chung. Ngày thơ năm nào tại TP.HCM cũng tổ chức sân chơi và anh em làm thơ ngẫu hứng kéo đến dạo chơi trong vòng vài tiếng đồng hồ; rồi sau đó có người lên sân khấu đọc thơ (có quay phim truyền hình) và khán giả chỉ chừng mươi nhà thơ ngồi phía dưới vỗ tay lẹt đẹt. Nếu xét theo tiêu chí này, rõ ràng là thành công và năm nào cũng chỉ mỗi “mô hình” này lặp đi lặp lại mà thôi. Còn gì phải bàn nữa?

- Tôi nghĩ cần phải thay đổi não trạng của người tổ chức và phải trả lời hàng loạt câu hỏi sau:

Cần xác định lại Ngày Thơ Việt Nam là của nhà thơ hay của công chúng? Đó là ngày biểu dương nghệ thuật thơ ca; hay ngày hoạt động sự hiện chính trị, sự kiện thời sự thông qua ngày thơ?

Một thực tế là ngày thơ đã không thu hút sự tham dự, quan tâm của ngay cả các nhà thơ, tại sao? Đây là công việc của Hội Nhà văn hay của chính anh em làm thơ, có xác định được thì mới trả lời được câu hỏi vì sao nhà thơ không quan tâm đến Ngày thơ? Ngay cả nhà thơ đã không quan tâm thì còn nói gì đến công chúng?

Mô hình tổ chức phải năng động hơn và thay đổi cách tư duy cũ đi. Thay đổi từ ai và từ đâu? Đó là tư duy “an toàn”, “hoàn thành chỉ tiêu” của “trên giao” mà khi kết thúc có thể thở phào: “Hú vía! Mọi việc rồi cũng ổn thôi! Vậy là xong!” Tâm lý và tư duy này đã giết ngày thơ như thế nào? Làm sao tháo gỡ nếu không thay đổi não trạng?

Cách P.R cho ngày thơ đến giới truyền thông cũng cần phải thay đổi, thay đổi ra sao? Cách tổ chức sân chơi ngày thơ tại sao phải cố định? Nơi nào được chọn cố định?

Tất nhiên, còn nhiều câu hỏi khác cũng cần trả lời thỏa đáng.

L.M.Q

(nguồn: http://nhavantphcm.com.vn/doc-duong-van-hoc/ngay-tho-viet-nam-nen-to-chuc-the-nao.html)

Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com