TÁC PHẨM - DƯ LUẬN Nhận định LÊ MINH QUỐC và chuyện trong làng

LÊ MINH QUỐC và chuyện trong làng

Mục lục
LÊ MINH QUỐC và chuyện trong làng
Tặng sách về “ông già Nam bộ” cho nhà lưu niệm Sơn Nam
Thi sĩ hội ngộ tại Ngày Thơ TP HCM
35 năm NXB Kim Đồng ở phái Nam
Vui đêm thơ nữ Sài Gòn
Nhà báo Lê Minh Quốc và diễn viên Thanh Thúy đoạt giải nhất
Nhà thơ Lê Minh Quốc “khuấy động” sinh viên ĐH Cần Thơ
32 suất học bổng từ thơ
Nhà thơ Lê Minh Quốc diện kiến Chalot
Nhà thơ Lê Minh Quốc giao lưu với sinh viên
Giao lưu với SV CĐ Văn hóa và Du lịch Sài Gòn
Tập thơ giấy dó tập hợp nhiều nhà thơ nhất
Ghi nhận từ trại sáng tác thơ Tiền Giang năm 2006
Tất cả các trang

 

mai-rung

 

Ai biểu đi mình không!

Họa sĩ Mai Rừng lại ngứa tay."Nạn nhân" của Mai Rừng kỳ này là nhà thơ Lê Minh Quốc. Chủ quán Đo Đo xác nhận hôm anh em tụ hội mừng web Đo Đo đạt 25.000 pageviews, Lê Minh Quốc vắng mặt. Xác nhận thêm hôm đó có một chiếc taxi chạy ngang trước cửa quán. Xác nhận thêm nữa là trong xe có một người rất giống Lê Minh Quốc... Chỉ có thể xác nhận tới đó. Còn "nội tình" bên trong thì chịu. Thực hư ra sao chỉ có ba người biết: Mai Rừng, Lê Minh Quốc và... người lái taxi. Tài xế taxi là ai, đang ở đâu, có trời mới biết. Còn đương sự Lê Minh Quốc chắc chắn nhất định không khai. Đành tin lời Mai Rừng qua mẩu chuyện dưới đây vậy...

Mai Rừng: Quốc tới mà anh Quân.

Đỗ Trung Quân: Hôm qua anh em tụ tập ăn uống mừng trang web đo  đạt 25 ngàn lượt người truy cập, sao không thấy Lê Minh Quốc hè?

Mai Rừng: Quốc ngồi trên ta-xi chạy ngang qua đây!

Nguyễn Nhật Ánh: Có thấy gì đâu!

Đỗ Trung Quân: Rồi có bước xuống không?

Mai Rừng: Không!

Đỗ Trung Quân: Sao vậy?

Mai Rừng: Tại Quốc hiểu lầm.

Đỗ Trung Quân: Hiểu lầm?

Mai Rừng: Hôm qua Quốc nhận được tin nhắn của chủ quán "Chỉ đi mình không".

Nguyễn Nhật Ánh: Đúng là mình nhắn như vậy. Đồ ăn thức uống anh em lo cả rồi.

Mai Rừng: Nhưng Quốc hiểu khác. Tới đây thấy anh em ai cũng mặc quần áo đàng hoàng. Thế là Quốc kêu tài xế dzọt luôn"!

(nguồn: http://quandodo.com/4rum/showthread.php?p=971



 

Tặng sách về “ông già Nam bộ” cho nhà lưu niệm Sơn Nam

Thứ Ba, 11/10/2011, 04:10 (GMT+7)

TT - Tập sách Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê do nhà báo, nhà nghiên cứu Lê Minh Quốc biên soạn vừa được tập thể cán bộ NXB Kim Ðồng - đơn vị ấn hành bản sách - đưa về tặng nhà lưu niệm Sơn Nam tại Mỹ Tho, Tiền Giang ngày 10-10.

ImageView.aspx

Vợ chồng bà Thúy Hằng (trái) nhận sách tặng từ đại diện NXB Kim Đồng và tác giả Lê Minh Quốc (bìa phải)

- Ảnh: L.Điền

Ðây là tác phẩm mới nhất về nhà văn Sơn Nam, thuộc tủ sách Nhà văn của em của NXB Kim Ðồng, với hình thức nhỏ gọn (46 trang khổ 15x21cm) nhưng lược thuật đầy đủ những nét chính cuộc đời cũng như sự nghiệp viết văn của nhà văn Sơn Nam.

Bạn đọc tập sách sẽ nắm bắt chính xác những bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời nhà văn Sơn Nam: từ hồi còn ở quê nhà Kiên Giang, lúc vào chiến khu 9, khi ngồi tù Phú Lợi, kể cả những sự kiện lịch sử không thể không kể đến sự gắn bó của nhà văn Sơn Nam như: Sài Gòn sau 1975, 300 năm Sài Gòn - TP.HCM và điểm lại những trước tác quan trọng của ông.

Thay mặt gia đình, vợ chồng bà Ðào Thúy Hằng - con gái nhà văn Sơn Nam - tiếp nhận quyển sách mới, đồng thời cho biết gia đình đang không ngừng sưu tập các tư liệu về nhà văn Sơn Nam còn lưu giữ trong các bạn văn của ông để đưa về bảo quản và trưng bày tại nhà lưu niệm.

LAM ĐIỀN

(nguồn:

http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/459905/Tang-sach-ve-%E2%80%9Cong-gia-Nam-bo%E2%80%9D-cho-nha-luu-niem-Son-Nam.html

Tặng sách viết về Sơn Nam cho nhà lưu niệm Sơn Nam

Thứ Ba, 11/10/2011 07:29

(TT&VH) - Hôm qua 10/10, ông Nguyễn Huy Thắng, Tổng Biên tập NXB Kim Đồng đã cùng nhà thơ Lê Minh Quốc đến nhà lưu niệm nhà văn Sơn Nam ở tỉnh Tiền Giang để tặng sách. Cuốn sách mà NXB Kim Đồng tặng nhà lưu niệm Sơn Nam được NXB này đặt hàng nhà thơ Lê Minh Quốc viết mang tên Sơn Nam “hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê”.

Từ phải sang: nhà thơ Lê Minh Quốc, Tổng biên tập NXB Kim Đồng Nguyễn Huy Thắng
tặng sách cho vợ chồng bà Đào Thúy Hằng

Vợ chồng ông bà Trần Đức Nghị, Đào Thúy Hằng - con rể và con gái nhà văn Sơn Nam, hiện chăm sóc nhà lưu niệm - vô cùng xúc động. Sơn Nam “hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê” được bà Đào Thúy Hằng cho rằng: “Rất hợp ý ông cụ khi còn sống. Vì sinh thời, ba tôi rất mong muốn tác phẩm của mình được học sinh trong nhà trường đọc. Nếu sách in quá dày, giá quá cao thì học trò không mua nổi. Cuốn sách này nội dung và hình thức “nén” lại chỉ còn khoảng 50 trang, giá bìa khá hợp lý sẽ có nhiều học trò mua được. Tôi xin cảm ơn NXB Kim Đồng đã in sách nghiên cứu về cha tôi”.

Cuốn sách về Sơn Nam nằm trong Tủ sách Nhà văn của em đang được NXB Kim Đồng thực hiện, nhằm quảng bá chân dung các nhà văn có nhiều đóng góp văn học với độc giả nhỏ tuổi.

Thanh Kiều

(nguồn:

http://www.thethaovanhoa.vn/173N20111011075928446T133/tang-sach-viet-ve-son-nam-cho-nha-luu-niem-son-nam.htm

Thứ bảy, 08/10/2011 08:13:45 AM
Lê Minh Quốc biên soạn sách về Sơn Nam
"Sơn Nam - Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê" nằm trong bộ Nhà văn của em của NXB Kim Đồng. Tập sách hướng tới kỷ niệm 85 năm ngày sinh nhà văn Sơn Nam (Ngày 11/12/1926).

2011_247_9_SonNam

Với cách trình bày ngắn gọn, súc tích, sách giới thiệu cho độc giả về cuộc đời nhà văn Sơn Nam, nhất là sự nghiệp sáng tác của ông, vốn bắt đầu với những truyện ngắn, bài báo và dần dần là những biên khảo văn hóa - cái trở thành "thương hiệu" của nhà văn sau này.

"Bộ sách Nhà văn của em đã góp phần khơi dậy tình yêu của bạn trẻ đối với nhà văn, văn chương và việc đọc sách. Đó chính là lý do tôi tham gia vào bộ sách này", Lê Minh Quốc chia sẻ về việc biên soạn sách.

Cùng với Sơn Nam - Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê, bộ sách Nhà văn của em trong đợt này còn cho ra mắt Lưu Trọng Lư - Tiếng thu gieo mãi vườn nhân (Nguyễn Huy Thắng biên soạn) và Quang Dũng - Nhà thơ của xứ Đoài và Tây Tiến (Huy Toàn biên soạn). Đến nay, bộ sách này có 16 ấn phẩm, mang đến cho độc giả nhiều chân dung các tác giả văn học Việt Nam.

Nhân dịp ra mắt cuốn Sơn Nam - Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê, ngày 10/10, nhà thơ Lê Minh Quốc và NXB Kim Đồng đến thăm và tặng sách Nhà lưu niệm Sơn Nam tại Mỹ Tho (Tiền Giang).

Bộ sách Nhà văn của em của NXB Kim Đồng được xây dựng từ ý tưởng muốn cung cấp cho các em học sinh cấp 2, cấp 3 những nét chính yếu trong cuộc đời của các nhà văn mà các em được học trong giáo trình học văn phổ thông.

Từ mục đích đó, nhóm biên soạn đã trực tiếp liên hệ với gia đình, các nhà nghiên cứu văn học để thực hiện các ấn phẩm. Bộ Nhà văn của em năm 2010 đã được nhận giải Vàng sách Hay của Hội Xuất bản Việt Nam.

Thoại Hà

(nguồn:

http://www.vinabook.com/le-minh-quoc-bien-soan-sach-ve-son-nam-m2t34i7396.html


 

 Thi sĩ hội ngộ tại Ngày Thơ TP HCM

ngay-tho-vn-2011-073

Nhà thơ Lê Minh Quốc (trái) và Ngô Thị Hạnh uống trà trên chiếu thơ của sân thơ Trẻ.

http://vnexpress.net/gl/van-hoa/2011/02/hang-nghin-nguoi-ve-voi-hoi-tho/page_4.asp


 

35 năm NXB Kim Đồng ở phái Nam

nxb-kim-dong-6

Tối 10/5/ 2011 nhà thơ Lê Minh Quốc (phải) bận việc nhưng vẫn tranh thủ thời gian ghé qua tiệc sinh nhật của Kim Đồng để nói lời chúc mừng.

http://yume.vn/news/cate/subcate/ban-van-mung-35-nam-chi-nhanh-kim-dong-o-tp-hcm.35A7E962.html


 "Vào bếp cùng nhà báo"

180612.Nhabaovaobep3

Nhà thơ Lê Minh Quốc (thành  viên Ban Giám khảo) giao lưu với đội đoạt giải Bếp Vàng 2012

http://www.tcdulichtphcm.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1657:l&catid=89:nha-hang-khach-san&Itemid=28


 Vui đêm thơ nữ Sài Gòn

Thứ Sáu, 12/10/2007, 22:43 (GMT+7)

TTO - Một sân chơi thơ dành riêng cho phái nữ với tên gọi "Thơ với nàng thơ" vừa quy tụ hơn 30 giọng thơ nhiều thế hệ của TP.HCM vào đêm 12-10 tại Cung văn hóa Lao Động TP.HCM.

Đêm thơ do Hội nhà văn TP.HCM, CLB Thơ Cung Văn hóa Lao Động cùng tổ chức.

x

Cùng Ngô Thị Hạnh - Ảnh: L.Điền

Ý tưởng một đêm thơ nữ dành cho các cây bút thơ của thành phố kỷ niệm Ngày Phụ Nữ Việt Nam (20-10) xuất phát từ Hội Nhà văn TP.HCM. Nói như nhà thơ Lê Minh Quốc - MC của đêm thơ - “tôi luôn ngưỡng mộ những nhà thơ nữ hơn các nhà thơ nam, bởi người phụ nữ làm thơ thì ngoài ra còn phải làm các việc nội trợ vân vân khác…”. Cũng từ tâm sự đó, đêm thơ của những nhà thơ nữ thấm đẫm chất trữ tình và ngọt ngào của nhiều vùng miền hội tụ. (...)

ImageView.aspxi

Cùng Lê Tú Lệ

LAM ĐIỀN

http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/224129/Vui-dem-tho-nu-Sai-Gon.html


 

Nhà báo Lê Minh Quốc và diễn viên Thanh Thúy đoạt giải nhất

Thứ Hai, 20/06/2005, 18:27 (GMT+7)

Hội thi "Nhà báo cùng nghệ sĩ vào bếp"

Nhà báo Lê Minh Quốc và diễn viên Thanh Thúy đoạt giải nhất

Nhà báo Lê Minh Quốc và diễn viên Thanh Thúy đọat giải nhất với món ăn Vòng xoáy tình yêu.

thanh_thuy

 Ảnh: H.S.
TTO - Sáng 19-6, hội thi "Nhà báo cùng nghệ sĩ vào bếp" lần 2-2005 đã diễn ra thật vui và hào hứng tại công viên văn hóa Đầm Sen (phối hợp với CLB Phóng viên văn hóa văn nghệ tổ chức).

Tham gia chương trình là 10 cặp nhà báo - nghệ sĩ cùng trổ tài nấu ăn trước sự chứng kiến của hàng ngàn khán giả. Sau hơn 1 giờ vừa đi chợ, vừa nấu nướng, vừa giao lưu, cuối cùng món ăn có cái tên rất thời sự "Vòng xoáy tình yêu" của cặp thí sinh nhà báo Lê Minh Quốc (báo Phụ Nữ TP.HCM) - diễn viên Thanh Thúy (vai Na (Liễu) trong bộ phim Vòng xóay tình yêu đang chiếu trên HTV) đã đoạt giải "Cây bút giỏi nấu ăn" (giải nhất).

Giải "Cây bút khéo nấu ăn" (giải nhì) và "Cây bút khá nấu ăn" (giải ba) thuộc về hai cặp thí sinh Đỗ Thụy (HTV) - nghệ sĩ hài Anh Vũ và Chí Hùng (Sài Gòn Tiếp Thị) - diễn viên điện ảnh Minh Thư. Ngoài ra còn có 7 giải khuyến khích và 4 giải phụ khác.



Nhà thơ Lê Minh Quốc “khuấy động” sinh viên ĐH Cần Thơ
Thứ Tư, 23/05/2007 10:32
Nằm trong khuôn khổ hội sách trường Đại học Cần Thơ do FAHASA và ĐH Cần Thơ tổ chức, diễn ra tại Trung tâm Học liệu- ĐH Cần Thơ từ ngày 22 đến 27-5, nhà thơ Lê Minh Quốc được mời giao lưu cùng sinh viên ĐH Cần Thơ vào chiều 22-5, với chủ đề “Sách với sinh viên”.

1240407043.nv

Phát giải thưởng cho các SV đặt câu hỏi hay

Với tài ăn nói sôi nổi, duyên dáng và hóm hỉnh trước đám đông, nhà thơ Lê Minh Quốc đã khiến cho hội trường sôi động hẳn lên. Những cuộc tranh luận giữa diễn giả với sinh viên liên tục được Lê Minh Quốc châm ngòi, bằng những câu hỏi: Vì sao phải đọc sách? Sách có ích lợi gì? Sách giúp cho trí tưởng tượng con người ta phong phú như thế nào?...

LMQ--SV-DHCTRR

Nhân dịp này, Lê Minh Quốc cũng không quên giới thiệu tập sách Người Quảng Nam do anh biên soạn vừa được NXB Đà Nẵng ấn hành, với sinh viên ĐH Cần Thơ.

H.Ng

http://suckhoedinhduong.nld.com.vn/190055p0c1020/nha-tho-le-minh-quoc-khuay-dong-sinh-vien-dh-can-tho.htm


 32 suất học bổng từ thơ


Thứ ba, 06 Tháng ba 2007, 21:54 GMT+7

Sáng 6/3, hai nhà thơ Lê Minh Quốc và Trương Nam Hương đã đến tòa soạn báo Thanh Niên để thay mặt Ban Thơ đương đại Hội Nhà văn TP.HCM trao 16 triệu đồng thu được từ cuộc bán đấu giá 8 bài thơ tình tự chọn của các tác giả: Cao Quảng Văn, Trần Hữu Lục, Hồ Đắc Thiếu Anh, Lê Thị Kim, Trương Nam Hương, Lê Minh Quốc và Thế Thanh (Phó giám đốc Sở VHTT TP.HCM), nhờ Báo Thanh Niên
chuyển cho trẻ em nghèo hiếu học ở huyện Cần Giờ TP.HCM trong thời gian tới.

Số tiền này sẽ được phân thành 32 suất học bổng, mỗi suất 500.000đ. Biết chuyện một bạn làng thơ cảm tác: Cho hay thơ vẫn vào đời. Tấm lòng thơ muốn hóa lời thương yêu. Của tin dù ít hay nhiều. Cũng đều ngỏ nỗi nhiễu điều giá gương...

T.N.B - Nguyễn

http://vietbao.vn/Van-hoa/32-suat-hoc-bong-tu-tho/45229617/181/


 Nhà thơ Lê Minh Quốc diện kiến Chalot

Vốn là người rất ái mộ thiên tài điện ảnh thế giới Charlot, nên trong tập sách Tiếng cười dân gian hiện đại Việt Nam (NXB Phụ Nữ) vừa phát hành, Lê Minh Quốc đã sưu tầm một vài hình ảnh và viết riêng một chương về nhân vật lừng danh này.

chalot

Ảnh: Ngọc Thịnh

Tưởng vậy là đã "toại nguyện" đối với thần tượng của mình, nào ngờ trong chuyến đi công tác ở Hà Lan vào trung tuần tháng 7 vừa qua theo lời mời của Công ty Sữa quốc tế Campina, anh tình cờ được gặp "vua hề"! Tất nhiên không phải Charlot bằng xương bằng thịt mà là ... người sáp tại Viện Bảo tàng Madame Tussaud ở Amsterdam (ảnh). Quốc cho biết đây là tấm ảnh anh rất ưng ý và nhà thơ dự định chọn in trong tập bút ký Du lịch của người câm - viết về chuyến đi đến xứ sở hoa tulips - do NXB Trẻ ấn hành trong nay mai.

Đoàn Duy Xuyên

http://www.thanhnien.com.vn/news/pages/200529/116410.aspx



 Nhà thơ Lê Minh Quốc giao lưu với sinh viên

Thứ năm , 9 / 10 / 2008, 5: 13 (GMT+7)

14h ngày 8/10, nhà thơ Lê Minh Quốc có buổi giao lưu với sinh viên ĐH Sư phạm TP HCM. Chương trình nằm trong khuôn khổ Hội sách giảm giá ngày khai trường quy mô lớn nhất trong năm.

Tại buổi giao lưu, nhà thơ Lê Minh Quốc trò chuyện với các bạn trẻ về đời sống văn học nói chung và về những trải nghiệm trong đời viết sách, làm thơ của anh nói riêng.

EVAN_5139635
Các sinh viên Đại học Ssư phạm tìm mua sách tại Hội sách giảm giá ngày khai trường. Ảnh: N.Q.

"Hội sách mùa khai trường 2008" diễn ra từ ngày 7 đến 10/10. Tại đây bày bán 5.000 đầu sách, hơn 25.000 bản sách quốc văn, ngoại văn với nhiều thể loại: sách giáo giáo trình, nghiên cứu tham khảo, từ điển, sách dạy làm người, khoa học thường thức; các loại sách giải trí, văn học, văn hóa… Các đầu sách này đến từ nhiều nguồn như: NXB Giáo Dục, Trẻ, Văn Nghệ, Tri Thức, Pearson, Oxford, Macmillan, John Wiley, Edukid, Dreamland, Hachette, Bắc Kinh, Thượng Hải…

Hội sách do công ty Fahasa tổ chức. Tất cả các đầu sách được bày bán tại đây đều giảm giá 10-70%.

Trước khi đến với sinh viên ĐH Sư Phạm TP HCM, hội sách này đã diễn ra tại CĐ Tài chính - Kế toán Vĩnh Long (từ ngày 17 đến 20/9), ĐH Kinh tế TP HCM (từ ngày 1 đến ngày 3/10)…

(Theo Thoại Hà - EVAN )

http://60s.com.vn/index/1715754/09102008.asp




 Giao lưu với SV CĐ Văn hóa và Du lịch Sài Gòn

Thứ hai, 19 Tháng 9 2011 08:55

Sinh viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn giao lưu với nhà thơ Lê Minh Quốc và nhà văn Đoàn Thạch Biền về chuyên đề “Văn hóa trong du lịch”

Nhằm giúp sinh viên tiếp cận những kiến thức thực tế phù hợp với chuyên ngành đang học, chiều ngày 17/09/2011, Ban Giám hiệu trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn đã mời nhà thơ Lê Minh Quốc đến giao lưu và có buổi nói chuyện với chuyên đề “Văn hóa trong du lịch” và đây cũng là một trong những đề tài giúp các bạn sinh viên tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm để vượt qua những thử thách, trải nghiệm của cuộc sống.

Sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, sau thời gian đi bộ đội tình nguyện tại mặt trận Tây Nam, ông thi đậu và tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh năm 1987. Từ đó, cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Lê Minh Quốc gắn liền với các tác phẩm thơ văn và những tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng. Trong suốt 20 năm gắn bó với nghề, ông đã xuất bản 29 tập sách gồm thơ (9 tập), truyện dài (6 tập), tiểu thuyết lịch sử (4 tập), các thể loại khác (10 tập).

Bên cạnh những tác phẩm thơ văn là sự cống hiến bằng cái tâm với nghề, sự trải nghiệm trong cuộc sống và đã mang lại cho ông rất nhiều giải thưởng, trong số đó phải kể đến giải Nhất kỷ niệm 10 năm thành lập Lực lượng TNXP (thơ), giải thưởng Hội Nhà văn TP.HCM (thơ), giải viết ký của tạp chí Thế giới mới…

Đến với sinh viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn, ngoài việc mang đến những sáng tác mới, nhà thơ Lê Minh Quốc còn dành phần lớn thời gian buổi làm việc để chia sẻ những kinh nghiệm đã tích lũy được suốt một chặng đường dài ông đã trải qua. Với chủ đề giao lưu “Văn hóa trong du lịch” nhà thơ đã chia sẻ những khó khăn, thử thách, những quan điểm về nghề nghiệp. Những câu hỏi đặt ra, những thảo luận sôi nổi từ các bạn sinh viên với nhà thơ Lê Minh Quốc đã làm cho không khí trong hội trường náo nhiệt hẳn lên.

Cũng trong buổi giao lưu, các bạn sinh viên còn được làm quen và gặp gỡ nhà văn Đoàn Thạch Biền, một trong những cây viết nổi tiếng, hiện là chủ biên tập san Áo trắng.

Nhà thơ Lê Minh Quốc và nhà văn Đoàn Thạch Biền đã mang đến cho các bạn sinh viên những bài học quý báu về quan niệm sống, về văn hóa ứng xử, về đạo đức nghề nghiệp… và đó cũng là những kiến thức không thể thiếu, là hành trang quý báu giúp các bạn có bản lĩnh, sự tự tin trong cuộc sống và bước vào môi trường làm việc để có thể đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội.

Nói về những kinh nghiệm khi đi du lịch, nhà thơ Lê Minh Quốc đã dấy lên lòng nhiệt huyết, sự mong muốn khám phá thế giới xung quanh của các bạn sinh viên, vì như nhà thơ đã khẳng định chính người đi du lịch nhiều là một trong những thắng lợi lớn để trở thành nhà thơ, nhà văn bởi đi nhiều, quan sát nhiều, ghi chép được nhiều và chính những điều đó đã trở thành tri thức để viết và cho ra đời những tác phẩm. Đối với các bạn sinh viên, nhất là các bạn đang theo học khoa du lịch thì vấn đề văn hóa ứng xử rất quan trọng, quyết định đến sự nghiệp, gắn liền với các hoạt động học tập, làm việc của các bạn sau này.

Về phía đại diện nhà trường, Cô Nguyễn Thị Viển – Trưởng Ban Thanh tra đã gửi lời cảm ơn chân thành đến hai tác giả và mong muốn các tác giả sẽ có thêm nhiều sáng tác mới để góp phần đưa nền văn học Việt Nam ngày một phát triển.

Một số hình ảnh trong buổi giao lưu:

GIAO_LUU_1

GIAO_LUU_3

GIAO_LUU_2

HẢI YẾN

http://www.saigonact.edu.vn/index.php/tin-tuc/1189-sinh-vien-trng-cao-ng-vn-hoa-ngh-thut-va-du-lch-sai-gon-giao-lu-vi-nha-th-le-minh-quc-va-nha-vn-oan-thch-bin-v-chuyen-vn-hoa-trong-du-lch


Tập thơ giấy dó tập hợp nhiều nhà thơ nhất

6.2.2007

Tập thơ giấy dó độc bản tập hợp thủ bút nhiều nhà thơ được ghi nhận kỷ lục Việt Nam.

Tập thơ có tên “Thơ - Thủ Bút & Tự Chọn”, tập hợp 152 nhà thơ, đều là hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam và Hội Nhà Văn TP. HCM. Mỗi nhà thơ chọn một bài thơ ưng ý do mình sáng tác và tự viết tay, ký tên trên giấy dó. Những tờ giấy dó này có kích thước 26x36cm sau đó được đính trên nền giấy màu xanh, khổ rộng 31x43cm. Cả tập thơ đặt trong một hộp gỗ sơn mài màu nâu, bên trên lộng kiếng. Tất cả có trọng lượng khoảng 18kg.

1339548530_ky-luc-1

 

Nhà thơ Lê Minh Quốc (bìa phải) - người góp mặt trong tập thơ

Tập thơ sắp xếp theo thứ tự ABC. Ở đây, có thể thấy sự góp mặt rất đáng trân trọng của các nhà thơ - nhà giáo lão thành như Lê Trí Viễn, Hoàng Như Mai, Trần Thanh Đạm… Các nhà văn làm thơ như Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng… Nhà giáo - nhà thơ viết thơ bằng chân Nguyễn Ngọc Ký, nhà thơ Inrasara viết cả chữ Việt và chữ Chăm, nhà thơ Vũ Xuân Hương viết cả chữ Việt và chữ Hán, nhà thơ Đặng Thị Quế Phượng viết chữ Việt và chữ Nôm… Và nhiều nhà thơ tên tuổi như Hưởng Triều - Trần Bạch Đằng, Nguyễn Nhật Ánh,Nguyễn Chí Hiếu, Trương Nam Hương, Lê Thị Kim, Tôn Nữ Hỉ Khương, Nguyễn Thái Dương, Lê Minh Quốc, Nguyễn Vũ Tiềm, Hoài Vũ,… Ai cũng trân trọng, nâng niu, người thì cẩn thận nắn nót từng nét bút, người thì viết theo lối thư pháp mới.

1339548526-ky-luc

Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm, Trương Nam Hương, Lê Minh Quốc

Tập thơ độc bản này được trưng bày trong "Ngày Thơ Việt Nam” tổ chức tại Đền Hùng vào Tết Nguyên Tiêu - rằm tháng giêng Đinh Hợi (3/3/2007). Trước đó, lúc 15g ngày 6/2/2007, tập thơ được mang ra đấu giá và số tiền thu được gởi đến cho các trẻ em đang là nạn nhân chất độc màu da cam đón Tết cổ truyền. Ý tưởng và tổ chức thực hiện tập thơ viết tay này là của Ban thơ Đương Đại - Hội Nhà văn TP. HCM.

http://hcm.24h.com.vn/phi-thuong-ky-quac/tap-tho-giay-do-tap-hop-nhieu-nha-tho-nhat-c159a461564.html



Ghi nhận từ trại sáng tác thơ Tiền Giang năm 2006

Nếu văn xuôi được xem là thể loại quan trọng, là xương sống của nền văn học, thì thơ ca cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo ra diện mạo phong phú, đa dạng cho văn học, giáo dục ý thức thẩm mỹ công chúng.

Những năm qua,  Hội Văn học nghệ thuật Tiền Giang rất chú trọng đến việc tập hợp, bồi dưỡng lực lượng, khơi gợi tiềm năng sáng tác thơ ca. Ngoài việc in ấn thơ, in các bài lý luận phê bình thơ trên tạp chí văn nghệ Tiền Giang và xuất bản các tập thơ, tổ chức các buổi tọa đàm tạo diễn đàn để các cây bút lý luận phê bình, các tác giả thơ và những người yêu thơ cùng góp tiếng nói, trao đổi về tư tưởng nghệ thuật thi ca, tổ chức nhiều đêm thơ giới thiệu tác phẩm của các tác giả thơ Tiền Giang, Hội còn tổ chức các trại sáng tác.

Trại sáng tác thơ Tiền Giang khai mạc ngày 9/8/2006 với sự tham dự của 22 cây bút là hội viên phân hội văn, cộng tác viện tạp chí VN, Câu lạc bộ sáng tác trẻ. Trại được tổ chức với hình thức bán tập trung, kể từ ngày thông báo phát động (đầu tháng 7), đến trước ngày khai mạc nửa tháng, Ban Tổ chức đã nhận được 123 bài thơ của 22 thành viên đăng ký tham gia trại. Khác với những trại sáng tác được tổ chức trước đây (trại sáng tác văn thơ trẻ, trại phóng sự), trại viên dự trại được nghe các nhà văn, nhà thơ phổ biến những vấn đề về lý luận sáng tác, những ghi nhận thuộc về kinh nghiệm cá nhân của mỗi nhà văn, sau đó là thời gian tập trung viết và hoàn chỉnh tác phẩm, trại thơ lần nầy đã tập hợp bản thảo, và gửi đến nhà thơ Lê Chí (Trưởng ban liên lạc Hội Nhà văn Việt Nam tại ÐBSCL), nhà thơ Lê Minh Quốc (Trưởng ban Văn hóa văn nghệ báo Phụ nữ Tp HCM, biên tập trang thơ Tuổi Trẻ Online) đọc trước khi tập trung khai mạc. Vì thế trong các buổi tiếp xúc với trại viên, ngoài việc trao đổi về kinh nghiệm sáng tác, nhà thơ Lê Chí, nhà thơ Lê Minh Quốc đã có sự thẩm định, phân tích các  tác phẩm của trại viên. Do vậy, các tác giả đã rút ra được nhiều bài học thiết thực ngay trên trang viết của mình, và của các thành viên khác trong trại. Mỗi người từ sau trại viết ít nhiều đều tự rút ra cho mình một vài kinh nghiệm tâm đắc từ những phân tích, khơi gợi ấy, không những giúp ích cho việc chỉnh sửa bản thảo trước mắt mà còn  cho việc sáng tác sau nầy. Ðĩ là một trong những thành công của trại đúng như tiêu chí mà Ban Tổ chức đã đề ra.

Trước tiên, có thể nhận thấy một điều là hầu hết các bài thơ của 22 tác giả tham dự trại sáng tác thơ Tiền Giang năm 2006 đều là những sáng tác mới, có sự chuyển đổi và cách tân về phong cách nghệ thuật so với những bài thơ đã công bố trước đây. Điều nầy cho thấy việc tham dự trại sáng tác thơ là dịp để các tác giả tự đánh giá về phong cách nghệ thuật của mình và khám phá, tạo dựng, định hình một phong cách thơ ca mới lạ, độc đáo.

Qua những bài thơ tham dự trại, người yêu thơ vẫn nhận ra một Trương Trọng Nghĩa với những cảm xúc thơ hồn hậu, chân chất, nhưng đã dung nạp thêm chất suy tưởng sâu lắng của trí tuệ tan chảy, một Lá Me, Trần Thị Ngọc Hồng với những cảm xúc da diết và những câu thơ giàu hình tượng, nhạc điệu nhưng lại biến đổi, co duỗi linh hoạt theo kiểu thơ tự do và kết cấu của bài thơ tùy thuộc tâm trạng của tác giả, tạo ấn tượng bất ngờ, độc đáo. Người yêu thơ vẫn cảm nhận được phong cách thơ giàu tính suy ngẫm của Nguyễn Quốc Vũ, Nguyễn Thị Chí Mỹ, Nguyễn Quốc Đạt,  nhưng vẫn giữ được những cảm xúc  trong trẻo, hồn nhiên, nhận ra một Nguyễn Thanh Xuân, Phạm Chí. Trần Đỗ Liêm đã thật sự lột xác với phong cách ngôn ngữ thơ giàu tính ẩn dụ như tuôn chảy từ thế giới của tiềm thức.

Tham dự trại sáng tác thơ, nhà thơ Lê Chí trao đổi cùng các tác giả những trăn trở, suy tư về việc đổi mới thơ và kinh nghiệm sáng tác thơ của ông. Theo nhà thơ Lê Chí, người làm thơ giống như người thợ kim hoàn, phải cân đong đo đếm từng hạt vàng ngôn ngữ. Ông cho rằng làm thơ là một cuộc chơi đối với cuộc sống. Chính vì thế bài thơ phải có ích với con người, cuộc đời và nhà thơ phải thể hiện trách nhiệm công dân của mình.

Nhà thơ Lê Minh Quốc thì cho rằng thơ hay phải hàm chứa sự đa nghĩa. Bài thơ hay phải độc đáo về cấu tứ. Nhà thơ phải là người dự cảm về tương lai, và điều quan trọng là thơ phải hàm chứa tầm tư tưởng của thời đại. Theo nhà thơ Lê Minh Quốc, tâm hồn của nhà thơ quy định hình thức của bài thơ. Chính vì thế các nhà thơ trẻ đừng nên sốt ruột trong việc đổi mới thi ca.

Tham dự trại sáng tác thơ, các tác giả thơ Tiền Giang có điều kiện gặp gỡ, trao đổi cùng nhau và trao đổi cùng các nhà thơ về mối quan hệ giữa văn học và chính trị, mối tương quan giữa thi ca và hiện thực, đặc trưng của thi ca, tính thời đại và tính hiện đại của thi ca, làm thế nào sáng tác được bài thơ hay, thiên chức và trách nhiệm công dân của nhà thơ.

Nhìn chung, các nhà thơ và các tác giả thơ đã cùng đối thoại, trao đổi nhằm hướng đến việc khám phá, nhận thức nhiều vấn đề bức xúc liên quan đến đặc trưng của thi ca và công việc sáng tác của nhà thơ. Đây là cơ sở để các tác giả tự chiêm nghiệm, dung nạp cho mình những quan điểm lý luận về thi ca, để tự đánh giá về phong cách nghệ thuật của mình, đồng thời tìm một hướng đi cho việc sáng tác sau này.

Trại sáng tác thơ Tiền Giang khép lại, nhưng lại mở ra một chặng đường, một hướng sáng tạo mới cho các tác giả thơ. Sự sáng tạo thơ ca luôn luôn là sự bắt đầu và là sự đổi mới liên tục không ngừng nghỉ. Hy vọng, thời gian tới, người yêu thơ sẽ được thưởng thức những bài thơ hay của các tác giả Tiền Giang và chúng ta có thể lạc quan về một mùa hoa trái thi ca bắt đầu nở rộ.


Thu Trang - Võ Tấn Cường

http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?cap=3&id=1734&idcha=1002

Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com