Tiểu thuyết MIỀN HOANG của SƯƠNG NGUYỆT MINH

 

mienhoangmienhoang2

MIENHOANG-DOAN-TUAN-1MIENHOANG-DOAN-TUAN-2

(trích trang 373-374)

MIENHOANG-DOAN-TUAN-3MIENHOANG-DOAN-TUAN-4MIENHOANG-DOAN-TUAN-5

(trích trang 387-389)

 

Ghi chú:

Miền hoang (NXB Trẻ-2014) của nhà văn Sương Nguyệt Minh là cuốn tiểu thuyết viết cuộc chiến đấu của quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường K những năm 1980. Viết chân thành. Sự việc tàn khốc, bi thảm và hào hùng từ chất liệu vốn có. Hãy đọc. Nên đọc. 

Trước đó, tôi đã viết Thời của mỗi người - giai đoạn chiến đấu ở biên giới Tây Nam. Kết thúc là lúc: "Mở ra một hành trình mới. Một chiến dịch mới. Chiến dịch đánh thẳng vào Thủ đô Nông Pênh. Chiến tranh chẳng bao giờ ngủ yên. Đó là một ngày đầu tháng 1 của năm 1979".

Rồi Đoàn Tuấn viết bút ký Những người không gặp lại nữa...Những người lính mắt môi thư sinh đã gửi lại xương cốt, máu thịt dưới dòng sông Mê Kong, trên đỉnh trời Danrek...

Còn có thể tìm thấy dấu vết của cuộc chiến đau đớn, bi thảm và thơ dại này qua tập thơ Đất bên ngoài Tổ quốc (Đoàn Tuấn - Lê Minh Quốc); Khúc ca vào chiến dịch, Điểm danh đồng đội, Gởi bạn bè làm xong nghĩa vụ của nhà thơ Phạm Sỹ Sáu; tiểu thuyết Mùa xa nhà của Nguyễn Thành Nhân...

Cuộc chiến này, hầu như chưa thể hiện nhiều trên các trang viết. Chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Cuộc chiến này, chưa kịp hình thành một lực lượng viết mới. Viết với tâm thế của người lính mang gương mặt học trò. Viết với những gì mà cuộc chiến trước đây chưa có. Viết từ chiến hào dưới ngọn đèn dầu khộp. Viết nhọc nhằn trên quê hương Chùa Tháp. Chúng tôi hối hả viết. Rồi sau đó, vì nhiều lý do nên cuộc chiến này ít nhắc ai nhắc đến nữa.

Vì thế, đón nhận Miền hoang của Sương Nguyệt Minh, với tư cách đồng đội, trách nhiệm công dân và cũng là bạn đọc, tôi chúc mừng anh. Chỉ nói rằng, hãy đọc, hãy tìm đọc và nên đọc. Dấu ấn của một thế hệ, một cuộc chiến tranh tàn khốc không bao giờ, vâng không bao giờ và cũng thể nào phai nhòe, xa lạ với thế hệ sau...

 

L.M.Q

(XII.2014)

Chia sẻ liên kết này...

Add comment