BÁO CHÍ Thư mục Lưu Đình Triều Nhận định về sách LƯU ĐÌNH TRIỀU - 30 năm: “Bật một que diêm”

Nhận định về sách LƯU ĐÌNH TRIỀU - 30 năm: “Bật một que diêm”

Mục lục
Nhận định về sách LƯU ĐÌNH TRIỀU
Đọc một tình yêu
Ra sách sau 30 năm làm báo
Cùng nhà báo
Thắp niềm hy vọng
Để làm ra ánh sáng
Ước mong “Bật một que diêm” cho đời
30 năm, lửa vẫn cháy
Lưu Đình Triều - Tình bạn
LƯU ĐÌNH TRIỀU - RUNG MỘT HỒI CHUÔNG
ĐẾN ĐO ĐO
BẬT MỘT QUE DIÊM
30 năm: “Bật một que diêm”
Tất cả các trang

Thứ Bảy, 20/06/2009

Nhà báo Lưu Đình Triều: 30 năm “Bật một que diêm”

 

(TT&VH) - Như TT&VH đã đưa tin khi nhà báo Lưu Đình Triều ấn hành cuốn sách Bật một que diêm - tập hợp 85 gương mặt chân dung điển hình trong gần 30 năm làm báo của anh. Đây chẳng những là cuốn sách đầu tay của một nhà báo có thâm niên, yêu nghề… mà thông qua đó, người đọc có thể yên tâm rằng: thời kỳ nào của đất nước cũng có nhiều người tốt. Nhà báo Lưu Đình Triều trò chuyện cùng TT&VH nhân dịp Bật một que diêm phát hành và Ngày Báo chí cách mạng VN.

309Nha-bao

Nhà báo Lưu Đình Triều


* Ngoài những gương mặt như những “que diêm” đã được “bật” trong sách, sau gần 30 năm làm báo anh đã tổng kết mình “phát hiện” được bao nhiêu “ánh lửa” rồi?

- Muốn “tổng” cũng không “kết” được bởi trước đây chẳng có “net” để lưu… “Ánh lửa” thì cũng nhiều, le lói có, cháy bùng có. Có lửa do chính mình bật, có lửa do thiên hạ bật và mình tìm thấy nét gì đó hay hay nên tiếp cận và thổi cho cháy bùng lên.

* Nhưng cuộc đời luôn dài hơn… trang báo, anh có thấy hối tiếc khi viết về một nhân vật nào đó để rồi sau này họ không “xứng đáng” chưa?

- Yêu là không nói lời hối tiếc. Khi đặt bút viết về nhân vật nào là khi ấy trong tim mình đã “cảm” và viết chỉ là truyền dẫn đến người đọc mong tìm sự đồng điệu. Những nhân vật, đa phần là người đời thường mà ai cũng có thể bắt gặp trong cuộc sống quanh mình. Họ có thể sáng trong thời điểm ấy và sau đó có tắt cũng là chuyện bình thường. Còn những người sáng mãi thì quá tốt.

Sẵn câu hỏi này xin “ăn theo” để bật mí về một nhân vật mà khi viết tôi chẳng dám ký tên thật . Đó là Minh Hương - khi ấy là cán bộ, hay dẫn chương trình của Nhà Văn hóa Thanh niên (sau này là MC nổi tiếng trên truyền hình - PV). Bài lên báo, nghe nói Minh Hương… nổi giận, truy tìm tác giả, tôi lặng im luôn. Một hai năm sau, thân thiết rồi tôi mới tự thú để nghe Hương góp ý về một hai chi tiết chưa chính xác. Nhân vật này, 15 năm qua tôi gặp hàng ngày vì… ở chung nhà.

* Bản thân anh cũng tự “bật một que diêm” cho mình khi lọt vào vòng xoáy trớ trêu của thời cuộc. Anh vượt thoát được là nhờ nỗ lực bản thân hay có sự giúp sức của cha mình - nhà báo Lưu Quý Kỳ?

BAT-MOT-QUE-DIEMxp

Bìa sách Bật một que diêm


- Sau 21 năm xa cách, đến 1975, khi cha tôi tập kết trở về, tôi được gặp và biết cha mình làm báo. Khi đi học tập cải tạo về, tôi cũng thích theo nghề báo vì trước đó tôi cũng thường xuyên viết… báo tường. Cha tôi không đồng ý, vì một sĩ quan của chế độ cũ như tôi không những không đủ chuẩn lý lịch mà cả thói quen, nếp sống cũng chưa thích ứng, để gần gũi với nhịp sống mới của xã hội. Rồi cha giúp tôi kiếm việc làm ở Sở Công nghiệp, rồi thành nhân viên của một xưởng sản xuất. Tôi đã “cày” cật lực trong công việc, đọc, ngẫm nghĩ nhiều cùng sách báo để gột rửa mình. Rồi tôi trở thành lao động tiên tiến và vài năm sau đó được công nhận là đoàn viên ưu tú - một điều kiện cần thiết cho tôi thi vào lớp đại học báo chí… Nghiệm lại tôi nghĩ cha đã giúp mình cái căn cơ nhất để làm lại cuộc đời, để đến với nghể báo….Tiếc rằng năm 1982, cha tôi đã qua đời không kịp cho tôi học ông nhiều hơn về chuyện viết lách…

* Nói thật, giờ này anh mới in cuốn sách đầu tay có phải là quá muộn trong khi điều kiện tiếp xúc, bút lực của anh có thể “đẻ” mỗi năm một cuốn?

- Cũng nói thật, từ năm 2008 trở về trước tôi chưa hề có ý định ra sách. Còn năm nay thì bạn bè “xúi” và cán bộ NXB Trẻ gợi ý, thấy cũng có lý: một chút kỷ niệm nghề nghiệp và những nhân vật của tôi ít nhiều cũng có điều gì đó để người đọc hôm nay ngẫm nghĩ.

Có 2 câu thơ mà tôi chọn làm kim chỉ nam cho cuộc đời tôi và vận vào chuyện ra sách thì cũng tự động viên mình được: Ta đến muộn đừng lo người vẫn đợi/ Với Bác Hồ Người thương nhất kẻ đi sau (Hải Như).

Hoàng Nhân

http://thethaovanhoa.vn/173N20090619094218404T133/nha-bao-luu-dinh-trieu-30-nam-bat-mot-que-diem.htm

Chia sẻ liên kết này...



Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com