BÁO CHÍ Thư mục Lưu Đình Triều

LƯU ĐÌNH TRIỀU: “Triệu Tử Long”… vang bóng một thời

 

Gặp lại người Đội trưởng Đội biệt động đặc công CS, đơn vị anh hùng khu Sài Gòn - Gia Định:

“Triệu Tử Long”… vang bóng một thời

Trên xa lộ Biên Hòa hướng từ Sài Gòn ra, gồm ngã rẽ vào khu Lâm Viên (Thủ Đức), phía bên trái có một chòi sửa xe đạp nhỏ. Chủ nhân chiếc chòi là Nguyễn Lộc, tuổi đã 50 song vóc người còn rắn rỏi. Chú Nguyễn Văn Diện, cán bộ hưu trí ở khu vực này cho biết: “Lúc mới về đây, tôi chỉ nghĩ anh Lộc là người sửa xe bình thường như bao lao động nghèo khác. Cho đến hôm bố anh, một cán bộ hưu trí ở Đà Lạt xuống chơi, chuyện trò, tôi mới được nghe bác nhắc đến một tên gọi khác của anh: “Triệu Tử Long”. Tôi băn khoăn tự hỏi: chẳng lẽ đó lại là Triệu Tử Long, người chiến sĩ biệt động đặc công nổi tiếng thời đánh Mỹ. Đúng là anh ấy! Thật không ngờ…


TRIEUTULONG

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LƯU ĐÌNH TRIỀU: NHỔ CỎ DẠI, KHÔNG QUÊN TRỒNG HOA

 

Ghi nhận từ Giải báo chí TPHCM lần thứ 26-2008:

NHỔ CỎ DẠI, KHÔNG QUÊN TRỒNG HOA

 

Lưu Đình Triều

(Thành viên Hội đồng giám khảo)

 

Căn phòng nhỏ yên ắng trên  lầu 1 trụ sở Hội nhà báo TP, sáng 9/6, trở nên rộn ràng. Sau gần ba tuần tự “tác chiến” - đọc chấm sơ bộ các tác phẩm dự thi (trừ bài của đơn vị mình), 7 thành viên Hội đồng giám khảo Giải báo chí TPHCM lần thứ 26 - 2008 đã  tụ về, làm nốt bước cuối cùng: chọn ra những tác phẩm xứng đáng để trao giải.

 

quoc-va-trieu-2

Từ trái: Nhà báo Lê Minh Quốc, Lưu Đình Triều, Thế Thanh, Xuân Thái tác nghiệp trong chương trình Duyên dáng Việt Nam của báo Thanh Niên tại Úc (2005)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LƯU ĐÌNH TRIỀU: Anh quản giáo

 

TỰ TRUYỆN của nhà báo LƯU ĐÌNH TRIỀU được nhiều người quan tâm, bởi số phận của anh là một trong những trường hợp tiêu biểu của thân phận trong cuộc chiến vừa qua.


anh-quan-giao-ldt

 

Trong quá trình sưu tập tư liệu, chúng tôi đã tìm được bài viết ký tên Hữu Hiệp (in báo Tuổi trẻ số ra ngày 26.8.1999) - ghi lại lời kể của nhà báo Lưu Đình Triều ngày tháng anh "học tập cải tạo". Qua đó, ta thấy hiện lên hình ảnh "anh quản giáo". Có thể, từ nhân vật Lợi này (tất nhiên còn nhiều yếu tố khác nữa) đã góp phần thay đổi nhận thức của anh. Tôi nghĩ, chung quanh ta vẫn còn có nhiều người tốt, dù họ đứng ở chiến tuyến nào. Có điều bây giờ, đi tìm người tốt như nhân vật Lợi - anh quản giáo sao mà khó quá chăng? Tôi post lại bài viết này, nhằm góp phần cho thấy sự thay đổi ở nhà báo Lưu Đình Triều - một cá nhân trong hàng vạn cá nhân có số phận như anh đã thay đổi suy nghĩ  như thế nào, từ đâu...

 

L.M.Q

(IV.2013)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LƯU ĐÌNH TRIỀU: Bút ký biên giới phía Bắc

 

Những bài bút ký hừng hực không khí thời sự của một thời, vẫn chưa cũ, bởi đọc lại ta cảm nhận như mới ngày hôm qua, thậm chí cũng tâm thế Hôm nay của những con người ở biên giới phía Bắc "súng lúc nào cũng bên lưng" như nhà báo Lưu Đình Triều đã ghi nhận từ năm 1982.


quanhung-ban-lang-chien-dau

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LƯU ĐÌNH TRIỀU: Công bằng với những người dám xả thân

 

Nhìn ảnh chị Quyên tay nách con 15 tháng tuổi, đứng thẫn thờ bên cạnh đứa con lớn 12 tuổi trước bàn thờ chồng nghi ngút khói hương, lòng người đọc nào không dậy lên xót xa, thương tiếc. Không xót xa sao được khi cái chết của chồng chị  trung úy Nguyễn Văn Ngữ, đội cảnh sát giao thông số 1, Hà Nội - là một cái chết trẻ và diễn ra ngay vào lúc mọi người đang sum họp, vui chơi, ăn uống trong ngày tết…

 

Cong-bang-voi-nhung-nguoi-dam-xa-than

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LƯU ĐÌNH TRIỀU: Tao ngộ văn hóa châu Á

 

Cùng với hàng ngàn du khách Nhật, tôi và đạo diễn Việt Cường (Đài truyền hình TPHCM) đặt chân xuống phi trường Okinawa lúc 10 giờ 30 ngày 10-2-1996. Mùa xuân ở hòn đảo du lịch nổi tiếng của nước Nhật thời tiết thật dễ chịu. Trời lạnh khô, trên dưới 10 độ C.

 

TAO-NGO-VAN-HOA-CHAU-A

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Đưa nhà báo LƯU QUÝ KỲ về Đất


1.

Dù đã có những tàng đá đè nặng xuống mí mắt, nhưng tôi cũng phải thức dậy. Mắt cay xè. Hơi thở vẫn còn nồng men rượu. Không gian trong một căn phòng nằm dọc sông Sài Gòn vẫn còn phảng phất dịu nhẹ sự điệu đà lụa mỏng và son phấn ngon tươi. Tiếng chuông trong điện thoại đã réo ầm ĩ. Thúc giục. Phải dậy thôi. Không thể nấn ná, dù chỉ một phút. Một tin nhắn đêm qua, sực nhớ như in trong óc: “Mai, 6g30 làm lễ ở chùa Bửu Đà (419 Cách mạng tháng Tám). 7g di chuyển lên Nghĩa trang Thành phố ở Thủ Đức. Cố gắng đi nhé. Lưu Đình Triều.

 

luu-qu-ky-bac-ho

Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhà báo Lưu Quý Kỳ tại Phủ Chủ tịch, khoảng năm 1968 (trích từ phim tư tiệu của Đài Truyền hình Nhật Bản)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LƯU ĐÌNH TRIỀU: Cầu Tình



Paris, cuối thu chớm đông, trời se lạnh. Chiều rải nắng hoe vàng,  sông Seine thêm phần lãng mạn. Đặt chân lên cầu đi bộ Nghệ Thuật (Pont des Arts), đập vào mắt tôi là vô vàn ống khóa gắn chặt vào thành cầu.

 

Ranh-cau-tinh-LDT

Những giây phút trữ tình trên cầu đi bộ Nghệ Thuật (Pháp) - Ảnh: L.Đ.T

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LƯU ĐÌNH TRIỀU: Không “hố sâu thực sự”

 

TT - LTS: “Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm” (sách Bên thắng cuộc - Huy Đức). “Mấy lời của tác giả” như là một hứa hẹn với người đọc về tính trung thực trong góc nhìn quá khứ. Nhiều sự kiện, nhân vật - dù nhỏ hay lớn - khi được tác giả đề cập đều trở thành những mắt xích có dụng ý kết hợp thành “chuỗi dẫn chứng khách quan”.

Thế nhưng chẳng bao lâu sau khi phát hành (tháng 12-2012, dưới dạng điện tử và giấy từ nước ngoài), một số ý kiến đã vạch ra những điều chưa đúng, không đầy đủ, méo mó bản chất. “Chuỗi mắt xích” dẫn chứng đã bị sứt mẻ, có đoạn bị đứt rời.

Để góp thêm cái nhìn về tính trung thực của quyển sách, Tuổi Trẻ giới thiệu bài viết của một nhân vật được đề cập trong sách. Anh cũng là người trong cuộc mà theo ý tác giả là đã “can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm”.


khongho_sau_LDT

Một số bài báo của tác giả Lưu Đình Triều đăng trên Tuổi Trẻ tháng 12-2004

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LƯU ĐÌNH TRIỀU: Góp phần xây dựng một lớp thanh niên sống đẹp giữa đời thường

 

Môi trường văn hóa nào cho giới trẻ trong thời hội nhập toàn cầu, báo chí truyền thông đóng vai trò gì trong định hình môi trường ấy là những dấu hỏi lớn được đặt ra trong buổi tọa đàm tại báo Tuổi Trẻ ngày 15-1- 2013. Theo tường thuật của báo Tuổi Trẻ (http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/530059/bao-chi-dinh-huong-va-dan-dat-gioi-tre.html):

"Nhà báo Lưu Đình Triều, báo Tuổi Trẻ, khẳng định Tuổi Trẻ đã có diễn đàn về việc thanh niên tham gia phát triển văn hóa dân tộc từ trước khi nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) ra đời. Xác định con người chính là cái gốc để xây dựng nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nên “Tuổi Trẻ vẫn đang góp phần phát hiện, giới thiệu hình ảnh mới chứ không dám gọi là hình mẫu của những thanh niên trong giai đoạn mới từ nhịp sống đời thường, cụ thể” - ông Triều nói. Tuy vậy, nhà báo Lưu Đình Triều nhìn nhận dù có tạo ra được “những cú đấm nghề nghiệp” có dấu ấn với bạn đọc nhưng vẫn chưa đủ". 


t-a-dam-NQ-V-RR

Nhiều bạn trẻ đã say mê đọc những quyển sách trưng bày tại buổi tọa đàm “Vai trò của báo chí, truyền thông, xuất bản của Đoàn trong xây dựng môi trường văn hóa cho giới trẻ” sáng 15-1 - Ảnh: Thanh Đạm (nguồn: TTO)

Sau đây là toàn văn tham luận của nhà báo Lưu Đình Triều:

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 7 trong tổng số 9

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com