SV Khoa Văn học và Ngôn ngữ (niên khóa 1983-1987) họp mặt kỷ niệm 40 năm của Khoa

Mục lục
SV Khoa Văn học và Ngôn ngữ (niên khóa 1983-1987) họp mặt kỷ niệm 40 năm của Khoa
I. 40 năm - Dấu ấn những thế hệ
II. Từ 'văn' đến 'báo'
III. Vài hình ảnh họp mặt SV niên khóa 1983-1987
Tất cả các trang

 

DH-TONG-HOP-tp.hcm-3Sinh viên Khoa Văn học và Ngữ văn niên khóa 1983-1987 tại Hội trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHC Đại học Quốc gia TP.HCM sáng ngày 12.4.2015 dự kỷ niệm 40 năm thành lập Khoa.


Cùng một chủ đề:

NGỮ VĂN 1983-1987: MAI SAU CÒN NHỚ NHỮNG GÌ?

Sinh viên Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp TP.HCM niên khóa 1983 -1987 ngày ra trường

Kỷ niệm 30 năm sinh viên Khoa Ngữ văn niên khóa 1983 - 1987

Bài thơ Lê Minh Quốc viết về thời sinh viên (I)

Bài thơ Lê Minh Quốc viết về thời sinh viên (II)

bia-tap-ky-yeu-40-nam-dau-an-nhung-the-h-

Tập Kỷ yếu 40 năm Khoa Văn học và Ngôn ngữ - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM


 

Khoa Văn học và Ngôn ngữ - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM:

40 năm - Dấu ấn những thế hệ

 

Ngày 12-4 trong không khí kỷ niệm những ngày lịch sử của đất nước, đông đảo cựu sinh viên các thế hệ thuộc Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TPHCM về tề tựu trong ngày Hội Khoa 40 năm.

Sự tiếp nối lịch sử

Ngay sau ngày đất nước được thống nhất, Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn trở thành Trường Đại học Văn khoa TP Hồ Chí Minh. Ngay trong niên học 1975, Khoa Văn học và Ngôn ngữ (sau đây xin gọi tắt là Khoa) - trước kia là Khoa Ngữ văn, Ngữ văn và Báo chí - đã khai giảng khóa đầu tiên là lớp Ngữ văn Bổ túc. Trong khóa học này, trường đã tập hợp sinh viên các ngành văn học, ngôn ngữ, báo chí,… đang học dở dang ở Đại học Văn khoa Sài Gòn, Đại học Vạn Hạnh, Đại học Đà Lạt và Đại học Minh Đức thành một khóa đào tạo hai năm dưới sự giảng dạy của các giảng viên Tổ bộ môn Ngữ văn Việt Nam. Tổ bộ môn được xây dựng từ nền tảng Ban Văn chương Việt Nam và Ban Hán văn Đại học Văn khoa (thuộc Viện Đại học Sài Gòn) với sự tăng cường lực lượng giảng viên từ Hà Nội vào.

Năm 1976, Trường Đại học Tổng hợp TPHCM được thành lập, Tổ bộ môn Ngữ văn Việt Nam trở thành một tổ trực thuộc trường và năm 1978 được nâng thành Khoa Ngữ văn Việt Nam. Năm 1990, Khoa Ngữ văn Việt Nam đổi tên thành Khoa Ngữ văn nghiên cứu và giảng dạy cả về văn học thế giới.

Từ năm học 1992 - 1993, được giao thêm nhiệm vụ đào tạo ngành Báo chí, khoa đổi tên thành Khoa Ngữ văn và Báo chí. Năm 2007, sau khi bộ môn Báo chí tách ra, Khoa Ngữ văn và Báo chí được đổi tên lại thành Khoa Văn học và Ngôn ngữ. Hiện nay khoa có 46 giảng viên và chuyên viên, trong đó có 12 giáo sư, phó giáo sư, 21 tiến sĩ…

 

images551357_CN3e

Tại một hội thảo khoa học quốc tế do Khoa Ngữ văn và Ngôn ngữ tổ chức tại TPHCM.


Ký ức tự hào

Trong suốt 40 năm qua khoa đã đào tạo được hàng chục ngàn sinh viên, sau khi ra trường họ đã đóng góp ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau: văn hóa, giáo dục, báo chí, kinh tế, chính trị… trên khắp mọi miền Tổ quốc. Biết bao kỷ niệm về mái trường thân yêu vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của nhiều thế hệ sinh viên. Nhớ nhất vẫn là những ngày trên giảng đường, nhớ những “cây cổ thụ” - những người thầy tận tụy trong giai đoạn đầu gian khó. Ngày ấy, có thầy đi dạy mang một đôi dép cũ sờn, xách một chiếc giỏ đệm chứa một mớ tài liệu hiếm hoi nhưng đã truyền đạt cho học trò cả một niềm say mê văn học; những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và cả một tấm lòng mong muốn học trò của mình thành nhân và thành tài.

“Dạy ngữ văn là dạy cách nói, cách viết, cách tư duy sao cho mạch lạc, cho thu hút, cho thuyết phục. Dạy ngữ văn là giáo dục cho con người phẩm chất nhân văn, là giáo dục tình cảm, lý tưởng, giáo dục thẩm mỹ thông qua nghệ thuật ngôn từ. Tôi chưa thấy một dân tộc nào, một đất nước nào coi thường ngành ngữ văn lại trở thành một dân tộc hùng mạnh, có tư cách và phát triển. Trên con đường xây dựng và phát triển của mình, Khoa luôn luôn hướng tới những mục tiêu và lý tưởng tốt đẹp ấy”.

PGS -TS Đoàn Lê Giang

PGS-TS Đoàn Lê Giang, Trưởng khoa Văn học và Ngôn ngữ nhớ lại: Ngày trước các giáo sư rất nghèo, nhưng họ chính là những tên tuổi lớn của trí thức Việt Nam. Các giảng viên của khoa được hình thành từ hai nguồn Hà Nội và Sài Gòn. Nguồn từ Đại học Tổng hợp Hà Nội và Đại học Sư phạm Hà Nội có các giáo sư: Hoàng Như Mai*, Lê Đình Kỵ*, Mai Cao Chương, Chu Xuân Diên, Nguyễn Lộc, Trần Thanh Đạm, Lương Duy Thứ*… Nguồn từ Đại học Văn khoa Sài Gòn có các giáo sư: Bửu Cầm*, Trần Trọng San*, Nguyễn Văn Trung, Lưu Khôn, Phạm Văn Diêu*, Nguyễn Khuê, Huỳnh Minh Đức, Nguyễn Tri Tài, Phạm Hữu Lai… Bên cạnh đó còn có các giáo sư thỉnh giảng là các chuyên gia trong lĩnh vực ngữ văn, khoa học xã hội như: Trần Văn Giàu*, Ca Văn Thỉnh*, Phạm Thiều*, Trần Đình Hượu*, Nguyễn Tài Cẩn*, Cao Xuân Hạo*, Đinh Gia Khánh*, Bùi Duy Tân*… Các thầy đã dành tất cả trí tuệ và tâm huyết của mình để đào tạo nên nhiều thế hệ trí thức cho đất nước. Khoa cũng như các cựu sinh viên luôn tự hào về điều đó.

Có lẽ niềm tự hào lớn nhất của khoa là sự trưởng thành của bao thế hệ sinh viên, đã có nhiều đóng góp, cống hiến trí tuệ, tâm sức cho xã hội, cho đất nước. Không thể kể hết những tên tuổi thành danh xuất thân từ khoa như về thơ có Thái Thăng Long, Hà Thiên Sơn, Lệ Bình, Trần Quê Hương (bút danh của hòa thượng Thích Giác Toàn), Nguyễn Bính Hồng Cầu, Vũ Xuân Hương, Hữu Ái, Lê Minh Quốc, Trương Nam Hương, Phan Hoàng, Song May, Ngô Thị Hạnh, Phạm Ý… Về văn xuôi có: Huỳnh Dũng Nhân, Bích Ngân, Nguyễn Thu Loan, Vũ Hồng, Nguyễn Hồng Lam, Trần Nhã Thụy, Nguyễn Thiên Ngân, Nguyễn Trần Thiên Lộc...

Ở lĩnh vực điện ảnh cũng có nhiều đạo diễn, biên kịch nổi tiếng như: Dương Cẩm Thúy, Hồ Ngọc Xum, Nguyễn Tường Phương, Lê Hữu Lương, Phạm Ngọc Châu, Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Mộng Long…

Ở lĩnh vực báo chí, truyền thông, cũng có nhiều cựu sinh viên của Khoa trở thành những cây viết có tên tuổi, có uy tín trong các công ty truyền thông, trong làng báo TPHCM và cả nước như: Huỳnh Dũng Nhân, Lê Tiền Tuyến, Nam Bình, Lê Minh Quốc, Hồng Lam, Phan Hoàng, Thúy Nga, Thu An, Việt Hà, Quốc Hương... Rất nhiều người là nhà báo giỏi, say mê nghề nghiệp, dấn thân, mang chất nhân văn thấm đẫm của người học văn vào trang báo.

* Đánh dấu sao là các Giáo sư đã quá cố


Nhiều hoạt động kết nối “đại gia đình” Khoa Văn học và Ngôn ngữ

Trong Hội Khoa lần này, ban tổ chức sẽ xuất bản 5 ấn phẩm. Quan trọng nhất là kỷ yếu 40 năm - Dấu ấn những thế hệ. trong đó có ghi lại tên tuổi, hình ảnh tất cả giảng viên, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh đã từng làm việc và học tập ở khoa. Thứ hai là Tuyển tập Những vấn đề ngữ văn (dày gần 1.000 trang) tuyển các bài nghiên cứu của các giảng viên đã và đang làm việc ở khoa. Thứ ba là tuyển tập nghiên cứu của GS Mai Cao Chương, Trưởng khoa đầu tiên, sách do các học trò của thầy thực hiện có nhan đề Mấy vấn đề văn học cổ điển Việt Nam. Còn lại là hai chuyên san tạp chí Nghiên cứu văn học và Ngôn ngữ và đời sống. Hai tạp chí chuyên ngành của quốc gia đã dành số đặc biệt cho Khoa nhân sự kiện quan trọng này. Cùng với các ấn phẩm trên là website của khoa (www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn), một website có uy tín học thuật cao với số lượng truy cập trên 25 triệu lượt.


THU AN (sinh viên niên khóa 1983 - 1087)

(nguồn: Báo Sài Gòn Giải phóng ngày 12.4.2015)

 

Cùng một chủ đề:

NGỮ VĂN 1983-1987: MAI SAU CÒN NHỚ NHỮNG GÌ?

Sinh viên Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp TP.HCM niên khóa 1983 -1987 ngày ra trường

Kỷ niệm 30 năm sinh viên Khoa Ngữ văn niên khóa 1983 - 1987

Bài thơ Lê Minh Quốc viết về thời sinh viên (I)

Bài thơ Lê Minh Quốc viết về thời sinh viên (II)



 

40 thành lập Khoa Văn học và Ngôn ngữ:

Từ 'văn' đến 'báo'

 

DH-TONG-HOP-tp.hcm-7DH-TONG-HOP-tp.hcm-5

Tập thể sinh viên Khoa Văn học và Ngôn ngữ niên khóa 1983- 1987 tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Khoa (1975-2015) ngày 12.4.2015 tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM

 

(Thethaovanhoa.vn) - LTS: Vào lúc 8h30, ngày 12/4 tại Đại học KHXH&NV TP.HCM đã diễn ra lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Khoa Văn học và ngôn ngữ (1975-2015). Đây là nơi xuất thân của rất nhiều nhà báo đang công tác tại TP.HCM, và nhà thơ - nhà báo Lê Minh Quốc cho rằng, đó là điều "lạ lùng đến kỳ thú".

Thể thao & Văn hóa giới thiệu bài viết của ông về vấn đề này.

Có một điều lạ lùng đến kỳ thú, trong nhiều năm qua hầu hết các nhà báo chuyên nghiệp đều xuất thân từ Khoa Văn học và Ngôn ngữ (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM). Sự có mặt của họ đã lần lượt “phủ sóng” các cơ quan báo chí.

Lý giải thế nào về “hiện tượng” này?

Trao đổi với chúng tôi, GS-TS, nhà nghiên cứu văn học Huỳnh Như Phương gợi ý trước hết cần phải nhìn từ góc độ của công tác đào tạo. Theo ông, trong 40 năm qua, các thế hệ sinh viên đã được “thọ giáo” từ nhiều nguồn trí thức của cả nước.

Có thể kể đến “nguồn tại chỗ” của Trường ĐH Văn khoa Sài Gòn như các thầy Giản Chi, Nghiêm Toản, Bửu Cầm, Nguyễn Văn Trung, Trần Trọng San, Phạm Văn Diêu, Lưu Khôn, Nguyễn Tri Tài, Nguyễn Khuê… Bên cạnh đó, còn được sự “chi viện” từ Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội như các thầy Lê Đình Kỵ, Hoàng Như Mai, Trần Thanh Đạm, Chu Xuân Diên, Mai Cao Chương, Nguyễn Hàm Dương, Nguyễn Đức Dân, Bùi Khánh Thế, Lương Duy Thứ… Rồi sau này lớp kế thừa như thầy cô Đinh Lê Thư, Lê Trung Hoa, Nhật Chiêu, Đoàn Lê Giang, Phan Thị Yến Tuyết, Nguyễn Công Đức, Lê Tiến Dũng, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Nguyễn Công Lý, Đào Ngọc Chương, Võ Văn Nhơn…

Cựu sinh viên của Khoa, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM đồng ý với nhận định này, ông nhấn mạnh: “Tinh thần khai sáng tri thức của các nhà mô phạm không chỉ truyền lửa tinh thần yêu văn chương, yêu tiếng Việt mà còn trang bị cho sinh viên một nhãn quan xã hội”. Với “vốn liếng ban đầu” như vậy, sau này, các sinh viên đi vào con đường báo chí cũng là điều dễ hiểu”.

Sau đó, từ tháng 5.1992 lần đầu tiên ở các tỉnh phía Nam kể từ sau ngày thống nhất đất nước, Khoa đã được phép mở thêm ngành Báo chí. Không chỉ đa dạng hóa chuyên ngành đào tạo mà còn đáp ứng nhu cầu của xã hội. Do đó, đội ngũ dấn thân vào nghề báo ngày càng nhiều và rõ ràng, đây là một “nguồn cung cấp” chủ lực đã bổ sung cho các cơ quan báo chí.

Có thể nói, với vai trò nhà báo thì không thể đứng ngoài các sự kiện thời sự, kể cả những vấn đề quốc tế. Sự trang bị nhãn quan xã hội ngay từ lúc còn là sinh viên đã giúp họ có được cái nhìn nhậy bén hơn. Ai đó đã nói một điều chí lý, học và dạy văn cần phải thoát ra ngoài khuôn sáo. Sau nhiều năm theo nghề, tôi nghiệm ra điều đó không sai. Không chỉ văn chương mà nghề báo cũng đòi hỏi sự sáng tạo, không thể đi mãi lối mòn. Bởi lẽ, trước một sự kiện, một vấn đề xẩy ra trong đời sống, nhà báo cần có cái nhìn theo tinh thần phản biện, tranh luận chứ không thể “sao chép” lại sự kiện. Những năm tháng ở Khoa Văn học và Ngôn ngữ, nhiều thế hệ sinh viên đã được trang bị tư duy này. Và ngay từ ngồi ở giảng đường, họ đã có những cuộc “thao dợt” cực kỳ quý báu cho công việc làm báo sau này.

Chẳng hạn, những giờ học ngoại khóa với khách mời là “người đương thời” nổi tiếng. Nhiều bạn sinh viên vẫn còn nhớ những trao đổi thân tình, ấm áp về thời sự văn học, nguyên lý sáng tác với các nhà văn như Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Sơn Nam… Ngay từ lúc còn “búng ra sữa”, vừa đi những bước chập chững đầu đời trên con đường văn chương thì họ đã được tiếp cận với những cây bút chuyên nghiệp,  được truyền đạt về nghề một cách nghiêm túc.

Rồi những chuyến điền dã sưu tầm văn học dân gian, ghi chép sử địa phương cũng rồi là một cách học. Các bạn sinh viên được thầy cô đưa về vùng sâu, vùng xa hướng dẫn nghiên cứu, tìm hiểu và ghi chép lại những “hạt ngọc” còn tản mát đâu đó trong ký ức nhân dân. Sau này, đã có nhiều công trình nghiên cứu, những bài báo có tiếng vang cũng chính từ chất liệu cả ngày tháng nhiệt tình này.

Không những thế, trao đổi với tôi hầu hết các nhà báo đều cho biết, ngay từ lúc ở giảng đường đã bắt đầu viết báo. Tất nhiên, những bài báo đầu tiên ấy do nhu cầu tự thân, những cũng phải nói thật rằng cũng vì… nhuận bút. Đời sống sinh viên thuở ấy thiếu thốn và ngay cả hiện nay dù khấm khá nhưng nếu có thêm một khoản nhuận bút vẫn xúng xính hơn. Vì thế, sự cộng tác với các cơ quan báo chí ngay từ lúc đi học đã là những “bài học thực tiễn” cần thiết, rất cần thiết cho nghề nghiệp sau này.

Nhìn nhận lại “hiện tượng” các nhà báo đa phần xuất thân từ Khoa Khoa Văn học và Ngôn ngữ, GS-TS Huỳnh Như Phương nhấn mạnh, trong 40 năm qua: “Khoa vẫn giữ vững bản sắc của một đơn vị đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản, không vì chạy theo những mục tiêu ngắn hạn và có tính thời vụ mà xao lãng những vấn đề cốt yếu của khoa học ngữ văn. Đồng thời, môi trường học thuật ở đây cũng không phải là một thứ tháp ngà, xa lạ với xã hội, văn hóa, con người hiện đại và bàng quan với những đòi hỏi đặt ra từ chính cuộc sống của đất nước”.

Tôi rất tâm đắc với suy nghĩ về một nền giáo dục mà ở đó sự đào tạo “không phải là một thứ tháp ngà”. Thiết nghĩ, đây cũng chính là một trong những yếu tố cần thiết đã hình thành một thế hệ giỏi Văn, yêu văn chương nhưng lại có nhãn quan xã hội để dấn thân vào nghề báo - một nghề vốn nghiệt ngã. Mà sau này khi chính thức vào nghề còn đòi hỏi ở họ nhiều, rất nhiều nghiệp vụ khác được tôi luyện ở “trường đời”.

LÊ MINH QUỐC
(Sinh viên niên khóa 1983-1987)

(nguồn: báo Thể thao & văn hóa 13.4.2015)

 

Cùng một chủ đề:

NGỮ VĂN 1983-1987: MAI SAU CÒN NHỚ NHỮNG GÌ?

Sinh viên Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp TP.HCM niên khóa 1983 -1987 ngày ra trường

Kỷ niệm 30 năm sinh viên Khoa Ngữ văn niên khóa 1983 - 1987

Bài thơ Lê Minh Quốc viết về thời sinh viên (I)

Bài thơ Lê Minh Quốc viết về thời sinh viên (II)


VÀI HÌNH ẢNH HỌP MẶT SV KHÓA 1983-1987


DH-TONG-HOP-tp.hcm-2

Nhà thơ Trương Nam Hương đọc thơ & các bạn SV niên khóa 1983-1987 tại hội trường lễ kỷ niệm 40 năm Khoa Văn học và Ngôn ngữ


DH-TONG-HOP-tp.hcm-1

Nhà thơ Lê Minh Quốc đọc thơ tại lễ kỷ niệm 40 năm Khoa Ngữ văn

tra-loi-phonng-van--HTV--6Rtra-loi-phonng-van--HTV--1RNhà thơ, nhà báo Lê Minh Quốc, Trương Nam Hương trả lời phỏng vấn chươn g trình Chào ngày mới của Đài HTV

tra-loi-phonng-van--HTV--5RTừ trái: Nhà báo Nguyên Hạnh, Thu Tâm, Hồng Lâm, Thu Thủy, Văn Phong


DH-TONG-HOP-tp.hcm-4Từ trái: Nhà thơ, nhà báo Trương Nam Hương, Hồng Lâm, Thu Thủy, Văn Phong, Nguyên Hạnh, Lê Minh Quốc


tra-loi-phonng-van--HTV--7RTừ trái: Nhà báo Trương Nam Hương, Lê Minh Quốc và Phan Hoàng (niên khóa 1987-1991) cùng SV  yêu thơ


tra-loi-phonng-van--HTV--8R

Lê Minh Quốc tặng bài thơ BÀI HÁT GIỮA SÂN TRƯỜNG cho SV yêu thơ

 

DH-TONG-HOP-tp.hcm-IATập thể lớp (niên khóa 1983-1987)

 

DH-TONG-HOP-tp.hcm-8Từ trái: Nhà báo Thu Thủy, Hồng Lâm, Trương Nam Hương, Lê Minh Quốc, Thu An, Nguyên Hạnh

 

tra-loi-phonng-van--HTV--4RTừ trái: Nhà báo Thu Thủy, Trương Nam Hương, Lê Minh Quốc, Minh Hà


tra-loi-phonng-van--HTV--3RTừ trái: Nhà báo Minh Hà, Thu Thủy (ngồi); Lê Minh Quốc, Thu An, Thu Thủy (đứng)

 

chan-dung-SV-DHTH-khoa-ngu-van-15

Từ trái: Nhà báo Minh Hà, Thu Thủy


tra-loi-phonng-van--HTV--2R

Từ trái: Nhà báo Thủy Triều, Thu Tâm


tra-loi-phonng-van--HTV--9R

Nhà báo Phương Khanh


DH-TONG-HOP-tp.hcm-11Từ trái: Nhà báo Phương Khanh (quay phim), Nguyên Hạnh, Thu Thủy, Thu Tâm, Thủy Triều

 

DH-TONG-HOP-tp.hcm-9Từ trái: Nhà báo Lê Minh Quốc, Văn Phong, Nguyên Hạnh (đứng); Thu Tâm, Thủy Triều, Thu Thủy, Kim Thủy

 

DH-TONG-HOP-tp.hcm-13Từ trái: Nhà báo Phương Khanh, Đào Ngọc Lan, Thu Tâm

 

chu-ky-1anh-nay-R

Bút tích bạn bè


thu-but-sinh-vien-1thu-but-sinh-vien-2RR-ASNH-NYA-rNhững vần thơ lưu niệm ngày 12.4.2015

 

chan-dung-SV-DHTH-khoa-ngu-van-6

Nhà báo Nguyên Hạnh


chan-dung-SV-DHTH-khoa-ngu-van-2

Nhà báo Phương Khanh


chan-dung-SV-DHTH-khoa-ngu-van10

Nhà báo Trương Nam Hương


chan-dung-SV-DHTH-khoa-ngu-van-5

Nhà báo Phong Lan


chan-dung-SV-DHTH-khoa-ngu-van-4

Nhà báo Minh Hà


chan-dung-SV-DHTH-khoa-ngu-van-7
Nhà báo Hồng Lâm


chan-dung-SV-DHTH-khoa-ngu-van-9

Nhà báo Thu Thủy


chan-dung-SV-DHTH-khoa-ngu-van-11

Nhà báo Kim Thủy


chan-dung-SV-DHTH-khoa-ngu-van-3

Nhà báo Thu Thủy

 

chan-dung-SV-DHTH-khoa-ngu-van-12

Nhà báo Văn Phong


nha-bao-Thu-An-Rtho-tang-Thu-an

Nhà báo Thu An


chan-dung-SV-DHTH-khoa-ngu-van-1

Nhà báo Lê Minh Quốc


dao-ngoc-lai-nha-bao-R
Nhà báo Đào Ngọc Lai


thu-Tam-nha-bao-R

Nhà báo Thu Tâm


chan-dung-SV-DHTH-khoa-ngu-van-19Từ trái: Nhà báo Thu An, Nguyên Hạnh, Phương Khanh

tra-loi-phonng-van--HTV--10R

DH-TONG-HOP-tp.hcm-10

DH-TONG-HOP-tp.hcm-12

tapthe-lop-1983-1987

Tập thể lớp Ngữ văn và Ngôn ngữ (niên khóa 1983-1987) họp mặt nhân 40 năm thành lập Khoa

 

Cùng một chủ đề:

NGỮ VĂN 1983-1987: MAI SAU CÒN NHỚ NHỮNG GÌ?

Sinh viên Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp TP.HCM niên khóa 1983 -1987 ngày ra trường

Kỷ niệm 30 năm sinh viên Khoa Ngữ văn niên khóa 1983 - 1987

Bài thơ Lê Minh Quốc viết về thời sinh viên (I)

Bài thơ Lê Minh Quốc viết về thời sinh viên (II)

Chia sẻ liên kết này...